Tổ chức vận chuyển.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và tổ chức thi công xây dựng, đại học công nghệ giao thông vận tải (Trang 78)

THIẾT KẾ TỔ CHỨC VẬN TẢI CÔNG TRƯỜNG

7.2.4Tổ chức vận chuyển.

a.) Chọn phương tiện vận chuyển.

Để chọn phương tiện vận chuyển hợp lý, thường phân ra các loại sau:

•Theo loại hình vận chuyển có: đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

•Theo phạm vi vận chuyển có: vận chuyển ngoài công trường, vận chuyển trong công trường.

•Theo sức kéo có: thủ công, cơ giới.

Tùy theo vị trí xây dựng công trình, đặc điểm hệ thông giao khu vực xây dựng ngoài công trường có thể tận dụng được các loại hình vận chuyển. Sau đó xét đến những yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển của từng loại hàng hóa…để lựa chọn sơ bộ phương tiện vận chuyển. Sau cùng là xét đến mặt kinh tế tức là tính giá thành vận chuyển theo từng loại phương tiện. Một số kinh nghiệm:

•Vận chuyển bằng đường sắt giá rẻ, năng suất cao, thích hợp khi cự ly vận chuyển lớn (>100km), khu vực xây dựng có sẵn mạng lưới đường sắt và trên công trường đường sắt là loại phương tiện vận chuyển chính thức. Tuy nhiên việc xây dựng các tuyến đường sắt riêng cho công trường là rất tốn kém và không khả thi.

•Vận chuyển bằng đường thủy có giá thành rẻ nhất trong các loại hình vận chuyển, nhưng phụ thuộc thời tiết và chỉ sử dụng khi có cảng sông, cảng biển tiếp cận công trình. Vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy nhiều khi cần phải trung chuyển mới đến được công trường nên lại phức tạp và tốn kém. •Vận chuyển bằng đường bộ có tính cơ động cao, khả năng đưa hàng vào tận

nơi sử dụng không qua trung gian, cho phép vận chuyển nhiều loại hàng hóa nhờ sự phong phú về chủng loại phương tiện…, thích hợp vận chuyển tại chỗ trên công trường.

Hoặc có những trường hợp mà theo kinh nghiệm thấy hợp lý, thì cũng không cần tính toán so sánh mà quyết định ngay phương tiện đó.

b.) Tính số lượng xe vận chuyển.

Chủ yếu ở đây ta tính toán cho vận chuyển bằng ôtô, chu kỳ vận chuyển của xe.

q d x q d x ck t t v l t t v l t v l t t = + + + + = +2 + + 1

Với l_quãng đường vận chuyển 1 chiều.

v1, v2, v_vận tốc của xe khi có tải, không tải và trung bình. tx, td, tq_thời gian xếp, dỡ, quay xe (kể luôn thời gian nghĩ). Xác định số chuyến xe có thể chở hàng trong một ngày:

ck ng

t T

m= (với Tng_thời gian làm việc của xe trong ngày).

Số lượng xe cần thiết theo tính toán:

N qQm

×

= (xe)

Với Q, q_là tổng khối lượng hàng cần vận chuyển trong ngày và trọng tải xe.

Số lượng xe cần thiết theo thực tế công trường, có kể đến sự không tận dụng hết tải trọng xe, một số xe phải bão dưỡng…

3 2 1 k k k N Ntte × × =

Với k1_hệ số kể đến sự không tận dụng hết thời gian (với ôtô lấy 0,9); k2_hệ số kể đến sự không tận dụng hết trọng tải (với ôtô lấy 0,6); k3_hệ số an toàn (với ôtô lấy 0,8).

Việc lựa chọn loại xe phụ thuộc đặc điểm tính chất loại hàng vận chuyển, một số loại xe như hình 7-1.

Hình 7-1. Một số loại xe vận chuyển trong xây dựng.

e)Xe chở bêtông; g)Xe chở tấm tường,tấm sàn; h)Xe chở dầm; i)Xe chở panen; k)Xe chở dàn; l)Xe chở thùng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và tổ chức thi công xây dựng, đại học công nghệ giao thông vận tải (Trang 78)