Thiết kế mạng lưới đường trong công trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và tổ chức thi công xây dựng, đại học công nghệ giao thông vận tải (Trang 82)

THIẾT KẾ TỔ CHỨC VẬN TẢI CÔNG TRƯỜNG

7.3.2 Thiết kế mạng lưới đường trong công trường.

Mạng lưới đường trong công trường hay còn gọi là mạng lưới đường nội bộ, được thiết kế để phục vụ cho việc thi công trong công trường. Nguyên tắc thiết kế:

•Giảm giá thành xây dựng bằng cách tận dụng những tuyến đường có sẵn hoặc xây dựng trước một phần các tuyến đường sẽ xây dựng theo quy hoạch của công trình để sử dụng tạm.

•Thiết kế phải tuân theo các quy trình, tiêu chuẩn về thiết kế và xây dựng đường công trường.

a.) Thiết kế quy hoạch tuyến đường.

khu vực xây dựng mà có thể thiết kế một hay nhiều cổng ra vào. Nếu có điều kiện thì nên bố trí 2-3 cổng để đảm bảo luồng xe vào ra theo một chiều sẽ được nhanh chóng và một cổng cho các phương tiện thô sơ, công nhân… •Tuyến đường: các tuyến đường sẽ tạo thành mạng lưới đường, thường được

quy hoạch theo 3 sơ đồ: sơ đồ vòng kín, sơ đồ nhánh cụt có vị trí quay đầu xe và sơ đồ phối hợp.

•Vận chuyển theo sơ đồ đường cụt: trường hợp này các kho bố trí ở đầu đường cụt, chi phí vận chuyển phụ thuộc vào khối lượng, cước phí và quãng đường vận chuyển, trong đó hai đại lượng đầu có thể không đổi do đó phải giảm tối đa quãng đường vận chuyển. Phương pháp: tiến hành phân phối các kho ở đầu đường cụt trước, thứ tự cấp phát cho các công trình ở gần nhất trước, nếu còn thừa mới cấp tiếp cho các công trình sau. Sơ đồ này có mạng lưới giao thông ngắn nhất, nhưng giao thông khó, cần có vị trí quay đầu xe hoặc xe phải chạy lùi, sử dụng cho những công trường nhỏ, trong thành phố, bị giới hạn bởi mặt bằng.

•Vận chuyển theo đường vòng khép kín: trường hợp này điểm cung cấp và nơi tiêu thụ nối với nhau thành vòng kín. Phương pháp phân phối: loại bỏ một đoạn của đường vòng kín để tạo thành vòng hở có các kho bố trí ở đầu đường cụt, sau đó phân phối theo sơ đồ đường cụt; tính tổng chiều dài đường vận chuyển khép kín, tính tổng chiều dài các đoạn vận chuyển cùng hướng trên đường vòng, sau đó so sánh nếu tổng chiều dài các đoạn thẳng cùng hướng <= nữa chiều dài đường khép kín thì phương án phân phối là hợp lý; trong trường hợp ngược lại, phải tiến hành phân phối lại bằng cách loại bỏ đoạn có khối lượng luân chuyển nhỏ nhất, tiến hành phân phối lại theo sơ đồ đường cụt như trên, sau đó lại làm phép so sánh, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện tối ưu. Sơ đồ này có ưu điểm giao thông tốt, nhưng chiếm nhiều diện tích, giá thành cao, sử dụng cho những công trường có mặt bằng rộng…

•Trường hợp vận chuyển theo nhiều hướng khác nhau, ta có bài toán vận tải: Có m điểm cung ứng (điểm phát i =1÷m) và n điểm tiêu thụ (điểm thu

n

j =1÷ ) một loại hàng hóa nào đó, biết cước phí vận chuyển một đơn vị hàng hóa từ điểm phát i đến điểm tiêu thụ j là cij. Lập kế hoạch vận chuyển hàng từ các điểm phát đến các điểm thu sao cho tổng cước phí vận chuyển là nhỏ nhất. Hàm mục tiêu của nó có dạng: ( ) min 1 1 → × =∑∑ = = m i n j ij ij x c X f

Với xij là lượng hàng vận chuyển từ điểm phát i đến điểm tiêu thụ j. Đây là bài toán quy hoạch tuyến tính, để giải bài toán này ta đi giải bài toán đối ngẫu tìm hệ thống thế vị ui,vj của nó, hoặc sử dụng hàm Solve trong ứng dụng Microsoft Office Excel.

b.) Thiết kế cấu tạo đường.

Hay còn gọi là thiết kế kết cấu đường, gồm lựa chọn kích thước bề rộng đường, mặt cắt ngang đường thể hiện rõ phần móng, phần mặt đường. Tùy theo các điều kiện cụ thể của công trường, để thiết kế được kết cấu đường hợp lý, đảm bảo các

yêu cầu theo quy phạm và kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và tổ chức thi công xây dựng, đại học công nghệ giao thông vận tải (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w