ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ CỦA BẢN THÂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tác nghiệp khách sạn đợt 1: Khách sạn Melia, Hà Nội (Trang 36)

THỰC TẬP.

3.1. Nghiệp vụ đã làm tốt.

- Những nghiệp vụ đã làm tốt:

Trong quá trình thực tập tác nghiệp tại khách sạn Meliã, em thấy mình cơ bản đã làm tốt các nghiệp vụ tại cả ba bộ phận Buồng, Banquet và Nhà hàng.

- Lý do: Hầu hết các công việc ở các bộ phận này đòi hỏi không quá cao về mặt kiến thức, mà hầu hết là công việc chân tay đòi hỏi sự cầu kì, tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. Những kỹ năng tác nghiệp đó chúng em đều đã được thực hành trong quá trình theo học các môn Quản trị tác nghiệp dịch vụ đón tiếp và Quản trị tác nghiệp dịch vụ Buồng ở nhà trường, thêm vào đó người hướng dẫn của chúng em ở các bộ phận đều training chúng em rất kĩ những yêu cầu về kĩ năng và nghiệp vụ để chúng em có thể làm tốt những công việc này. Cá nhân em cũng cố gắng tập trung quan sát và học hỏi từ những buổi training, từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc và từ những chia sẻ của các anh chị trong quá trình tiếp xúc và gợi mở các câu chuyện liên quan đến nghề nghiệp để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân.

3.2. Nghiệp vụ chưa làm tốt.

- Những nghiệp vụ chưa làm tốt:

Quá trình làm việc tại bộ phận Buồng em nghĩ mình chưa thực sự làm tốt dù đã nắm bắt được hầu hết công việc ở đây.

- Lý do:

Khối lượng công việc ở bộ phận rất lớn đòi hỏi cả thể lực lẫn sự nhanh nhạy. Một ngày làm việc của nhân viên Buồng như một guồng quay hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, luôn trong tâm thế sẵn sàng chạy phòng từ tầng này sang tầng khác và bị giục phòng liên tục. Từ làm nhà hàng đến làm buồng là một sự khác biệt rất lớn. Khi làm bên nhà hàng, em chỉ thực sự vất vả vào những ngày đông khách, có thời gian rỗi để tranh thủ hỏi han các anh chị về kinh nghiệm làm việc, đi ăn trưa trước 11h trưa và được nghỉ lúc 14 giờ chiều. Nhưng khi chuyển sang làm buồng, công việc ngày nào cũng vô cùng vất vả, hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, để hỏi han các anh chị nhân viên trong bộ phận về những gì mình chưa biết, thời gian ăn trưa luôn là từ 14h đến 14h30 – ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi ăn trưa ngắn ngủi quý giá này cũng vẫn phải đặt mình trong tâm lí hối thúc phải ăn thật mau để nhanh chóng quay lại làm việc. Chuyện nhân viên buồng ăn muộn và bỏ dở bữa giữa chừng vì bị giục phòng không còn là điều gì mới mẻ. Bởi vậy khi đã quen với công việc của nhà hàng, chuyển sang làm buồng em đã khá ngỡ ngàng với khối lượng công việc ở đây và đã gặp một số vấn đề về sức khỏe, khiến cho kết quả thực tập tại bộ phận không được như những gì em mong muốn.

3.3. Những khó khăn trong quá trình thực tập tại đơn vị.

- Chủ quan:

Do điều kiện sức khỏe không được tốt nên trong quá trình thực tập tại bộ phận Buồng, không bắt kịp nhanh được với khối lượng công việc lớn và công việc vất vả, em đã bị ốm khá nặng. Rút kinh nghiệm cho đợt thực tập năm

sau, em sẽ cố gắng cải thiện và nâng cao tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể học tập tốt cũng như hoàn thành tốt công việc được giao.

- Khách quan:

a, Yêu cầu của học phần này có nêu rõ, trong quá trình thực tập chúng em cần phải tác nghiệp ở cả 3 bộ phận là Lễ tân, Nhà hàng và Buồng. Tuy nhiên trong quá trình đi liên hệ thực tập, các khách sạn lớn thường không muốn cho chúng em thực tập ở bộ phận Lễ tân và thay vào đó là một bộ phận khác mà công việc thiên về làm việc chân tay nhiều hơn. Cụ thể khi thực tập tại khách sạn Melia Hà Nội, em không được thực tập tại Lễ tân mà thay vào đó là bộ phận Banquet. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc trau dồi kĩ năng nghiệp vụ và cái nhìn tổng quát của của chúng em trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Em nghĩ điều này là khó khăn chung của sinh viên khi liên hệ thực tập tại các khách sạn lớn và nguyên nhân thì không khó để lý giải. Bộ phận Lễ tân được coi là bộ mặt của khách sạn, tiếp xúc và giao dịch trực tiếp với khách hàng cho nên đòi hỏi rất cao về việc am hiểu tường tận sản phẩm dịch vụ của khách sạn, khả năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng chào bán buồng phòng và thuyết phục khách v.v. Điều này là rất khó đối với các sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có kinh nghiệm làm việc và thiếu kĩ năng sống. Đó chính là lý do các khách sạn lớn không mạo hiểm nhận sinh viên thực tập làm việc trực tiếp tại bộ phận Lễ tân.

b, Một vấn đề nhỏ về vấn đề đồng phục của khách sạn: một số bộ đồng phục áo dài của khách sạn đã cũ và đứt rất nhiều khuy khiến chúng em gặp bất tiện trong quá trình làm việc.

c, Ngoài ra, trong quá trình thực tập tại đơn vị, có một đối tượng nam nhân viên thường xuyên có những hành vi không được đúng mực đối với em như nắm tay, co kéo, cấu véo má, thậm chí khi hai người chúng em được phân công làm cùng nhau ở những nơi vắng người ví dụ như khi set up một phòng

để tổ chức hội nghị trên các Function room em còn bị đối tượng ép vào tường và có hành vi sàm sỡ. Dù sau đó em đã phản ứng gay gắt và đối tượng đã có lời xin lỗi, em vẫn rất sợ sẽ gặp lại gặp phải những sự việc như vậy. Sự việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự tập trung của em trong quá trình làm việc.

d, Do chưa được học môn Quản trị tác nghiệp dịch vụ ăn uống nên khi được phân làm tại nhà hàng, em cảm thấy khá bỡ ngỡ với mảng công việc này. Các kiến thức và kĩ năng mà chúng em được người hướng dẫn tại nhà hàng training đối với em còn rất mới mẻ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tác nghiệp khách sạn đợt 1: Khách sạn Melia, Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w