nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã - hội của tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là những mục tiêu phát triển khinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 mà Đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XV đã đề ra. Đòi hỏi lãnh đạo các ngành các cấp phải nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển, nhất là phải đánh giá
85
đúng thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh hiện nay. Trên cơ sở đó, quy hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH cả trước mắt cũng như về lâu dài, đảm bảo về quy mô, cơ cấu, sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực được hiểu là phương châm và biện pháp mang tính toàn diện về việc đào tạo lực lượng lao động bao gồm những người lao động với những kỹ năng, kỹ thuật và trình độ nhất định để họ có thể tiếp cận với việc làm trong hệ thống kinh tế - xã hội. Mỗi thời kỳ phát triển xã hội có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đó. Và hơn nữa chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh còn phụ thuộc vào quan điểm của Chính phủ, của các nhà lãnh đạo đứng ra vận hành nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện, đặc điểm của địa phương mình.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính ổn định trong một thời gian dài và phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, xét cho cùng việc phát triển nguồn nhân lực chính là nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế quốc dân. Không thể tồn tại một chiến lược phát triển nguồn nhân lực nằm ngoài không gian kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có tính định hướng. Sự định hướng không chỉ tập trung ở việc xác định số lượng mà còn tập trung ở chủng loại và chất lượng lao động. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn đi kèm với các biện pháp hay giải pháp thực thi. Có thể nói, ở bất cứ giai đoạn nào của sự phát triển xã hội, việc xây dựng, duy trì, cung ứng một lực lượng lao động giàu kỹ năng, có tinh thần trách nhiệm và có tác phong lao động tốt cũng là yêu cầu luôn luôn đặt ra. Nguồn nhân lực có chất lượng cao càng là đòi hỏi của nền sản xuất xã hội. Bởi lẽ, hiện nay, trong tương lai gần và trong nhiều năm nữa, Vĩnh Phúc được coi là một trong những Tỉnh thu hút đầu tư lớn cả trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là việc chuẩn vị nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận những thành tựu công nghệ và quản lý phải được quan tâm sâu sắc.
86
Muốn xác định được sự hiện diện của một chiến lược nguồn nhân lực thì điều đơn giản nhất phải cắt nghĩa là đã có hay chưa một định hướng, một quy hoạch hoặc một kế hoạch rõ ràng, ổn định trong một thời gian nhằm tạo ra, phát triển lực lượng lao động cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Những hoạc định dài hơi và có tầm bao quát về lực lượng lao động có giá trị khá vững vàng và có quan hệ với tất cả các ngành kinh tế, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế, cải tạo xã hội, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.