Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc là trách

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.PDF (Trang 80)

trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, các ngành và của mọi người dân tỉnh Vĩnh Phúc

78

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải có được sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước cùng với các cấp, các ngành và mọi người dân Vĩnh Phúc. Bởi nguồn nhân lực chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi được đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ phù hợp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để người lao động phát triển cả về thể lực, trí tuệ và nhân cách, phát triển hài hoà cả thể chất lẫn tinh thần. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của người lao động: sức khoẻ, tri thức, tay nghề, đạo đức. Điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân người lao động phải luôn tự ý thức nâng cao trình độ, bồi dưỡng nhân cách đạo đức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, sức khoẻ,… ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội và công việc đòi hỏi.

Xuất phát từ thực tế địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở định hướng thực hiện kế hoạch hoá phát triển các ngành: Giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, dân số,… nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách, tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực phúc lợi xã hội, dịch vụ cơ bản để chăm lo cho con người, quản lý và sử dụng tốt tiềm năng lao động. Đặc biệt, Nhà nước, trước hết là tỉnh Vĩnh Phúc cần tạo môi trường, hành lang pháp lí và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở mang ngành nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đồng thời có chính sách phát triển nhanh thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,… nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để người lao động có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó cần phát huy vai trò to lớn của các cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi người lao động, kể cả cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia cùng với Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội.

79

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.PDF (Trang 80)