Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là chiến lược ưu

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.PDF (Trang 79)

ưu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong các Văn kiện và Nghị quyết gần đây, Đảng ta xác định ưu thế lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là nguồn lực con người, và mấu chốt để đi lên và phát triển một cách bền vững là khai thác và phát huy triệt để tiềm năng sẵn có này. Điều đó phải được thể hiện nhất quán trong các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội ở mọi cấp mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế - xã hội cũng như từng cá nhân người lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ như vậy việc khai thác, sử dụng và phát huy tiềm năng nguồn lực con người mới trở thành công việc ưu tiên hàng đầu của từng địa phương, từng ngành, từng doanh nghiệp và gia đình. Trong đó Nhà nước là người đóng vai trò khởi xướng, vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV tháng 10/2010 đã xác định mục tiêu tổng quát đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước, nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh để trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Để thực hiện được điều đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của lãnh đạo và toàn thể nhân dân Vĩnh Phúc, trong đó nguồn nhân lực được coi là nhân tố hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã

77

hội của tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được coi là nhiệm vụ chiến lược và cũng là nhiệm vụ cấp bách để tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH luôn được lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND tỉnh quan tâm và xác định là mũi đột phá để xây dựng tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp.

Ngày 22/07/2005, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐND về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ờ vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010.

Ngày 04/07/2007, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ- HĐND về chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2005-2010. Ngày 15/12/2008, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 34/2008/NQ- HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009-2010.

Đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TU năm 2008 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh trong việc ưu tiên phát triển nguồn nhân lực.

Tiềm năng trong mỗi con người ở Vĩnh Phúc cũng như cả cộng đồng là rất lớn, nó phát triển tỷ lệ thuận với việc khai thác và sử dụng nó. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một hướng đi chiến lược đúng đắn để có thể đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc. Chỉ có thực sự coi nguồn lực con người là nguồn vốn quý nhất, là tài nguyên lớn nhất trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế và tiến hành CNH, HĐH thì chúng ta mới chú trọng đúng mức đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và biến tiềm năng thành sức mạnh nội lực để đưa Vĩnh Phúc đi lên.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.PDF (Trang 79)