Biểu tượng và châm ngôn của Kinh thánh trong diễn ngôn của nhân

Một phần của tài liệu Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky (Trang 92)

như một khả năng đã biết trước của hành vi trước mà như một hệ biến hóa, một tổ hợp các chức năng. Trên cấp độ cấu trúc tư tưởng, tổ hợp này đồng nhất, còn trên cấp độ văn bản, nó có tính biến thể; Thứ hai, điều này liên quan với việc văn bản được triển khai theo trục ngữ đoạn, và dù trong hệ biến hóa của tính cách, tình tiết sau phải là sự tiếp tục hợp lý của tình tiết đã thực hiện hóa trước đó, nhưng người đọc cũng vẫn chưa thể nắm được tất cả hệ biến hóa của ngôn ngữ hình tượng. Người đọc “hoàn thiện” nó theo cách quy nạp, từ các mảnh mới của văn bản… Ở những thời điểm nhất định, bên cạnh cấu trúc hệ hình cơ bản của hình tượng, có một cấu trúc khác bắt đầu hoạt động. Bởi lẽ hình tượng không phân tán rời rạc trong ý thức độc giả, nên hai hệ hình này lại thể hiện như những biến thể của một cấu trúc hệ hình của hình tượng thuộc cấp độ thứ hai. Tuy thế, chúng vẫn độc lập với nhau, khiến cho hành động của nhân vật luôn có tính bất ngờ cần thiết.” [9; 436]

3.6. Biểu tượng và châm ngôn của Kinh Thánh trong diễn ngôn của nhân vật. nhân vật.

Với tiểu thuyết này, mỗi nhân vật đều là một nhà tư tưởng đại diện cho một kiểu tư tưởng và mỗi nhân vật đều có cơ sở lý luận của mình. Sự đa dạng ngôn ngữ tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc trích dẫn các “câu chuyện bên lề” vào diễn ngôn của nhân vật nhằm mục đích minh họa cho luận cứ mà nhân vật đưa ra. Đối với những nhân vật có đức tin thì trong diễn ngôn của họ luôn có trích dẫn các châm ngôn và biểu tưởng Kinh thánh. Đối với những nhân

90

vật kém đức tin hoặc vô thần thì trích dẫn thường là các câu chuyện đời thường (của ai đó và ở một nơi nào đó).

Có hai cách để giải thích hiện tượng “trích dẫn” này.

Thứ nhất là giải thích theo thuyết đa thanh của Bakhtin dựa trên sự ảnh hưởng của truyền thống carnavan lên cấu trúc ngôn ngữ của nhân vật.

Tính đa thanh mà Bakhtin đã chỉ ra như một đặc điểm tiêu biểu và đặc trưng cho nghệ thuật tiểu thuyết của Dostoevsky được tạo ra chủ yếu dựa trên phương thức đối thoại trong đó chủ yếu là đối thoại giữa các nhân vật. Tất nhiên Bakhtin không loại bỏ hình thức độc thoại nội tâm nhưng ông coi độc thoại nội tâm cũng là một phương thức đối thoại của nhân vật với chính bản thân mình. Điều này tạo nên sự khác biệt không thể trộn lẫn về ngôn ngữ trong lời văn của Dostoevsky so với các nhà văn khác. Đối thoại, như phân tích từ phần đầu chương này, can thiệp và chi phối rất nhiều tới cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết nhưng sâu nhất và rõ nét nhất đặc biệt là ở diễn ngôn của nhân vật.

Bakhtin khi phân tích tính chất đa thanh trong tiểu thuyết của Dostoevsky đã phân tích ảnh hưởng của yếu tố carnavan dẫn tới hai kiểu đối thoại trong văn xuôi của Dostoevsky là “đối thoại kiểu Socrat” và “trào phúng Menippe”. Hai kiểu đối thoại này đều có chung một đặc điểm là sử dụng các “trích dẫn” có nội dung gần với nội dung tư tưởng mà nó cần minh họa.

Đối thoại kiểu Socrat chú trọng tới việc chuyển tải tư tưởng bằng cách đối chiếu các quan điểm khác nhau về một đối tượng nhất định và khơi gợi đối thoại, khích động ngôn từ của người cùng đàm thoại để buộc họ phải nói và nói hết ý kiến của họ. Nhân vật của “đối thoại kiểu Socrat” là những nhà tư tưởng trong đó tư tưởng kết hợp hữu cơ với hình ảnh con người mang tư tưởng. Chúng ta thấy kiểu đối thoại này thể hiện rõ nét ở hình tượng Ivan và Smerdyakov.

91

Trào phúng Menippe là một thể loại đối thoại bắt nguồn từ đối thoại kiểu Socrat nhưng khác với kiểu đối đoại Socrat ở chỗ nó chú trọng vào sắc thái trào phúng, gia tăng yếu tố cười cợt. Đặc trưng của kiểu này là sự hư cấu tự do về cốt truyện và triết lí trên nền là chất hoang tưởng, phiêu lưu táo bạo và mãnh liệt được cung cấp luận cứ, được biện minh, được hợp thức hóa tự bên trong, không chỉ thuần túy bởi mục đích triết lí, tạo ra tình huống đặc biệt để khơi gợi và thử nghiệm những tư tưởng triết học, những ngôn từ, những lẽ phải được thể hiện trong hình tượng nhà hiền triết, hình tượng người đi tìm lẽ phải. Ở minippe có xuất hiện sự thực nghiệm tâm lý – đạo đức miêu tả những trạng thái bất thường của con người như các kiểu điên rồ, nhân cách phân lập, sự mộng tưởng không kiềm chế, những giấc mơ khác thường, những dục vọng điên cuồng, những vụ tự sát… Các giấc mơ, mộng tưởng, sự điên rồ sẽ phá vỡ tính toàn vẹn sử thi và bi kịch của con người và số phận của nó, nó cho thấy khả năng có một con người khác và cuộc đời khác. Chúng ta cũng sẽ thấy sự phân liệt nhân cách kiểu này trong cuộc nói chuyện giữa Ivan và Quỷ. Tiêu biểu cho Minippe là những cảnh scandal, những hành vi kỳ quặc, những lời nói không đúng chỗ vi phạm mọi chuẩn mực hành vi và nghi thức đã được xác lập. Trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov, cảnh Trưởng lão Zosima cúi rạp trước Dmitri là một vụ scandal điển hình. Menippe chứa đầy những tương phản gay gắt và những nghịch dụ ở hai đầu thái cực giữa tự do và nô lệ, sự suy thoái và sự cứu rỗi… Menippe thích biểu diễn những khâu chuyển hóa và biến đổi đột ngột giữa những cái trên cao và cái dưới thấp, cái đang lên và cái suy sụp, những kết hợp bất ngờ giữa cái xa xôi và cái bị chia cắt, mọi kiểu hôn phối không tương xứng. Chúng ta thấy khá rõ trong cách thể hiện những tính cách đối lập kiểu Dmitri – Alyosha; Dmitri – Ivan. Bakhtin cũng nói tới các đặc điểm nữa của Menippe cũng được thể hiện tương ứng khá rõ trong tiểu thuyết như những yếu tố không tưởng về xã hội được đưa vào tác phẩm

92

dưới hình thức những điều thấy trong mơ hoặc những cuộc phiêu du tới các xứ sở chưa từng biết (chương Viên đại pháp quan tôn giáo); việc thể hiện các thể loại ghép như truyện ngắn, thư tín, lời diễn thuyết, văn ứng khẩu hay sự pha trộn giữa lời văn xuôi và lời thơ (các phần diễn thuyết của nhân vật Ivan, Trưởng lão Zosima, Smerdyakov); tính chính luận thời sự của nó (chế độ trưởng lão, tư tưởng Xodom của Dmitri, tư tưởng xã hội mới của Ivan..). “Về thực chất, tất cả các đặc điểm của Menippe chúng ta đều tìm thấy ở Dostoevsky. Trên thực tế, đây là cùng một thế giới thể loại, nhưng ở Menippe nó còn ở khởi điểm của sự phát triển, còn ở Dostoevsky thì nó đã ở đỉnh cao nhất của nó… Dostoevsky đã nối mình vào cái chuỗi truyền thống thể loại này, ông nối vào chỗ mà cái chuỗi này đi ngang qua thời đại ông, mặc dù những mắt xích quá khứ của chuỗi này, kể cả mắt xích cổ đại, ít nhiều đều quen thuộc và gần gũi với ông… Các đặc điểm thể loại này của menippe không giản đơn chỉ được hồi sinh mà còn được đổi mới trong sáng tác của Dostoevsky. .. chỗ khác biệt giữa Dostoevsky và Menippe cổ đại là Menippe cổ đại còn chưa biết tới đa thanh. Giống như “đối thoại kiểu Socrat” Menippe chỉ có thể chuẩn bị một số điều kiện thể loại cho sự nảy sinh của đa thanh.” [3, 131]

Trong tiểu thuyết, biểu hiện của “đối thoại Socrat” và “trào phúng Menippe” hầu như không có sự cách biệt và khác biệt. Dostoevsky đã kết hợp hai kiểu đối thoại này bằng cách chuyển dịch linh hoạt các hoạt động ngôn ngữ của nhân vật từ đối thoại sang độc thoại (ngay cả khi nhân vật đang độc thoại, ngôn ngữ của họ cũng cho thấy họ đang đối thoại với một đối tượng là bản thân mình), từ giễu cợt chuyển sang nghiêm túc, từ răn dạy đạo đức chuyển sang rao giảng đức tin, từ tức giận chuyển sang mềm mỏng… Bakhtin cũng gọi hiện tượng này là “sự đa dạng các loại hình và dạng thức lời văn”: “Chiếm ưu thế rõ rệt là loại lời văn hai giọng khác hướng, đồng thời cũng là

93

lời đối thoại hóa ở bên trong, lời tự thú mang màu sắc tranh luận, lời đối thoại ngầm.” [3, 221] “Trích dẫn” chính xác là một phương thức hữu hiệu để tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ của toàn bộ tác phẩm.

Cách giải thích thứ hai theo EricJ. Ziolkowski trong bài “Reading and incarnation in F.Dostoevsky” (tạm dịch: Sự giảng giải và hóa thân trong Dostoevsky) [36, 56] thì truyền thống giảng dạy Kinh thánh trong cộng đồng tín đạo chính là “mẫu gốc” cho hiện tượng trích dẫn trong tiểu thuyết này của Dostoevsky. Lời căn dặn của Trưởng lão Zosima đối với Alyosha về việc truyền giảng Kinh Thánh cho những người nông dân (chương 6) là một cứ liệu minh chứng cho nhận định này của EricJ.Ziolkowski. Vì thế các nhân vật của Dostoevsky – những nhân vật có đức tin - luôn trích dẫn châm ngôn Kinh Thánh để minh họa cho ý tưởng của mình cũng như sử dụng biểu tượng Kinh Thánh để lý giải tình huống hay trạng thái của mình. Hai biểu tượng tiêu biểu mà EricJ. Ziolkowski phân tích là “thánh hài” – trong lời nói của Fiodor và “nhánh hành” – trong lời nói của Grushenka và Trưởng lão Zosima.

Thêm một biến hình của hiện tượng “trích dẫn Kinh Thánh” trong tiểu thuyết nữa là lấy một phần trong diễn ngôn của nhân vật làm tiêu đề cho chương hay quyển. Tất nhiên không phải toàn bộ những tiêu đề đều là “trích dẫn Kinh Thánh” nhưng những chương có tiêu đề trích dẫn Kinh Thánh thì nội dung của chương đó ít nhiều liên quan tới những bí tích Kinh Thánh thật sự. Chương III quyển 7 phần 3 - Nhánh hành và chương IV quyển 7 phần 3 – Thành Cana xứ Galilei là hai ví dụ điển hình.

Cả Bakhtin và EricJ. Ziolkowski đều coi hiện tượng “trích dẫn” trong tiểu thuyết là sự phát triển từ truyền thống carnavan – truyền thống văn hóa dân gian. Khẳng định tinh thần đạo Kitô cũng là khẳng định tinh thần nước Nga, bởi “Ngay từ cổ xưa, những nhà hành động của nhân dân cũng từ chúng tôi mà ra,.. Nhân dân sẽ cứu nước Nga. Từ muôn đời tu viện Nga vẫn đi với

94

nhân dân…Nhân dân cùng chung tín ngưỡng với chúng tôi, mà ở nước Nga chúng ta, nhà hoạt động không tín ngưỡng không làm nên trò trống gì, cho dù người đó có tấm lòng chân thành và trí tuệ thiên tài.” “Dân ta mang Chúa trong bản thân mình.” [40, 484]

Tiểu kết chương 3

Dostoevsky đã khéo léo dùng những thủ pháp khác nhau như vay mượn motip Kinh thánh, sử dụng những ám gợp và song chiếu các hình tượng nghệ thuật trong mối liên hệ với Kinh Thánh, sử dụng trực tiếp hình tượng, biểu tượng và châm ngôn Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết

Anh em nhà Karamazov tạo nên một kết cấu tiểu thuyết mới mẻ, độc đáo, biểu hiện triều sâu tư tưởng tôn giáo, chính trị và xã hội. Dostoevsky đã tận dụng “mẫu gốc Kinh Thánh” như một cứ liệu không thể phủ nhận hay nghi ngờ để bảo vệ đức tin lý tưởng của mình. Dostoevsky đã đứng trên nền tảng tín ngưỡng Kitô vững chắc để luận giải những tư tưởng mới xuất hiện trong xã hội như lý tưởng xã hội cộng sản, thuyết vô thần… Từ đây, mọi tư tưởng đều bộc lộ ra cái khiếm khuyết của nó và thế mất cân bằng của nó khi không dựa vào đức tin đích thực

95

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề Motip Kitô giáo trong tiểu thuyết

Anh em nhà Karamazov trên cơ sở tổng hợp và phân tích hai yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp tới việc lựa chọn phạm vi cũng như số lượng các Motip đó trong tác phẩm là truyền thống Chính thống giáo và hệ thống quan điểm triết – mỹ của F. F. Dostoevski. Từ đây chúng tôi đi tới một số kết luận sau.

Thứ nhất: Truyền thống Chính thống giáo đã có những ảnh hưởng tích cực tới văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX khiến văn học Nga không bao giờ bị hòa tan trong dòng chảy của văn học hiện thực phương Tây. Nước Nga với vị thế đặc biệt của nó nối giữa hai phần thế giới Đông – Tây đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội lớn lao, dần khẳng định vai trò của nó đối với thế giới. Chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX vừa là chủ nghĩa hiện thực nhân dân vừa là chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo. Tinh thần Kitô giáo luôn giữ vị thế đặc biệt trong tâm hồn Nga, ý thức về dân tộc do Chúa đặc tuyển luôn thường trực trong tâm hồn nhân dân Nga. Cho nên, đời sống của nhân dân Nga cũng là đời sống sinh hoạt tôn giáo Nga, thứ tôn giáo bảo trợ cho sự trường tồn của dân tộc Slav thần thánh. Chính thống giáo và nền học thuật, văn hóa mà nó gây dựng lên ở nước Nga hơn 1000 năm đã không chỉ khẳng định vai trò quốc giáo của nó đối với nước Nga mà tư tưởng của nó đã thành công trong việc hợp nhất với tư tưởng về chủng tộc Slav thần thánh, trở thành ý thức cao cả về sự cứu thế. Giới trí thức Nga, dù muốn dù không, dù cổ súy cho tư tưởng Tây hóa hay kiên trì củng cố những giá trị đạo đức truyền thống, thì những gì được coi là đẹp, là thiện, là xấu, là ác cũng được quy về những quy chuẩn đạo đức đã định ra từ Kinh thánh. Riêng ở quan niệm về con người, với ý nghĩa con người là một bản thể tự nhiên thuần túy nhất, hay Con Người với ý nghĩa là một “sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” thì tư tưởng về tự do vẫn là

96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư tưởng tối cao nhất. Chỉ khi con người có tự do tuyệt đối, nó mới có cơ hội để cải biến, giác ngộ và thức tỉnh. Đó là tự do đến từ việc lật đổ những thế lực cường quyền quen thói áp bức bóc lột dân chúng hay tự do đến từ việc cởi bỏ những định chế bó buộc về tinh thần thì nó vẫn thuộc về con người.

Thứ hai: Hệ thống quan điểm triết mỹ của Dostoevsky về con người, Chúa, Jesus, cái thiện, cái ác, cái đẹp, sự chết.. không là gì khác ngoài phạm vi Con người. Dostoevsky không sùng bái tôn giáo như một tín ngưỡng tuyệt đích xa rời mục tiêu “cứu rỗi” linh hồn con người khỏi vòng kiềm tỏa của sự suy đồi cá nhân. Hơn hết, Dostoevsky ngợi ca cái Đẹp hoàn mỹ nơi tâm hồn con người. Với đức tin cao cả và thánh thiện, Dostoevsky lên tiếng bảo vệ “quyền được hối cải” của con người, kéo gần đức tin Thượng Đế xa xôi lại mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng. Sự chết, theo đó, chỉ là bước đệm giữa hai Cõi người trần tục và nước Chúa nơi thiên đàng. Sự bất tử, theo đó, chỉ có được khi con người hướng tới điều thiện và sự hối cải.

Thứ ba: Bằng cách xây dựng những phân cực đối lập giữa các cặp hình tượng nghệ thuật cũng như bằng cách vay mượn cốt truyện Thánh kinh vào trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm Anh em nhà Karamazov, Dostoevsky đã sáng tạo lên một kết cấu tiểu thuyết mới mẻ và độc đáo thể hiện rõ nét tính đa thanh đặc trưng của thi pháp Dostoevsky và truyền đạt hiệu quả tư tưởng của Dostoevsky đối với tôn giáo, chính trị và xã hội.

Để lý giải tính độc đáo này, và để đọc Dostoevsky đúng với con người ông, luôn cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp nghiên cứu đặc biệt là có sự tham gia của văn hóa học. Phương thức tiếp cận văn hóa học, cụ thể là truyền thống Kitô giáo, đối với tác phẩm của Dostoevsky cũng đang cần có sự “hiệp thông” với các phương thức tiếp cận khác để có một cách tiếp cận tích cực và hữu ích đối với tác phẩm. Hướng tiếp cận văn hóa học cũng mở ra một địa hạt mới cho nghiên cứu văn học nói riêng và các hình thức nghệ

Một phần của tài liệu Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky (Trang 92)