Những chi tiết chân dung nhân vật

Một phần của tài liệu Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky (Trang 86)

Anh em nhà Karamazov là một cuốn tiểu thuyết đồ sộ và phức tạp. Dung lượng tiểu thuyết lớn, ôm chứa nhiều tư tưởng, thuyết lý, triết lý xã hội với 35 nhân vật chính phụ. Mỗi nhân vật xuất hiện hoặc được nhắc tới trong tiểu thuyết đều được miêu tả khá chi tiết. [phụ lục 3.2]. Trong khi miêu tả chân dung nhân vật, Dostoevsky đã đặc biệt chú ý miêu tả đôi mắt.

Trong Kinh Thánh chỉ có tiểu sử của nhân vật mà không có việc miêu tả chân dung lại càng không có việc đặc tả đôi mắt của nhân vật. Phúc Âm Mát-thêu chỉ thuật dụ ngôn của Chúa là “Đèn của thân thể” với nghĩa biểu trưng đôi mắt chính là lương tâm của con người. “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào”. Dụ ngôn ngày được giải nghĩa là Chúa Jesus đã nhấn mạnh rằng lương tâm con người mà lệch lạc thì sẽ làm con người lạc lối và chỉ biết có mình. Chúng ta chú ý rằng Dostoevsky chỉ miêu tả đôi mắt ở những nhân vật “xuất hiện” còn ở những nhân vật “được nhắc tới” thì không - thậm chí ngoại hình của nhân vật “được nhắc tới” cũng chỉ được miêu tả theo lối gián tiếp: “người ta nói lại rằng…”. Thêm nữa, Dostoevsky miêu tả nhân vật “xuất hiện” ở ngay lần xuất hiện đầu tiên của nhân vật với tư cách là nhân vật có hành động. Điều này là kết quả của nghệ thuật phối cảnh và cũng là một cách phản ánh ý niệm thời gian của Dostoevsky. Những người “được nhắc tới” hoặc đã chết, hoặc không còn vai trò gì đối với câu chuyện ở hiện tại nữa. Việc tái hiện một vài nét về hình dáng của nhân vật đó chỉ là để minh chứng cho tính cách của nhân vật đó. Từ đó suy ra rằng những nhân vật được đặc tả

84

đôi mắt, ngoài ý nghĩa đôi mắt là một cửa sổ hé lộ phần tâm hồn bên trong con người này, còn là một tín hiệu cho thấy sự hiện diện của nhân vật này ở hiện tại câu chuyện đang được kể. Điều này có nghĩa nhân vật sẽ tham gia ít nhiều vào câu chuyện, góp phần thúc đẩy diễn tiến của câu chuyện.

Cần nói thêm rằng, việc miêu tả ngoại hình của nhân vật (cả việc có và không có miêu tả đôi mắt) gần như đã dựa trên định thức có sẵn “hình thức phản ánh nội dung” nên tính cách và hành động của nhân vật tương hợp rất rõ với vẻ bề ngoài của anh ta. Điều này đưa đến một hệ quả là rất có thể các nhân vật của Dostoevsky sẽ có một tính cách thống nhất, bất biến và không có ngoại lệ. Tuy nhiên những trường hợp “biến đổi tính cách” như Dmitri, Ivan, Grushenka, Katerina ở phần cuối câu chuyện thật ra lại đã được dự báo từ trước trong khi Dostoevsky miêu tả vẻ bề ngoài của hai người. Dmitri có cái nhìn bướng bỉnh nhưng hơi vu vơ phản ánh một kiểu tính cách ngang tàng, sốc nổi và dễ thay đổi nên cuối cùng Dmitri lại chấp nhận nỗi thống khổ và coi đó như một sự cứu rỗi thần thánh. Ivan lại có một vẻ ngoài thông tuệ, trầm ngâm và triết lý, là người theo chủ nghĩa duy lý phương Tây và nổi loạn nên cuối cùng Ivan phát điên vì chính những thứ tư tưởng đó. Còn Grushenka và Katerina, tín hiệu cho thấy họ sẽ thay đổi đã xuất hiện ở lần gặp Alyosha đầu tiên tại nhà Katerina.

Có 2 kiểu miêu tả được áp dụng để phác họa nhân vật trong tiểu thuyết là trực tiếp và gián tiếp. Đối ứng với hai kiểu nhân vật như phân tích bên trên, chúng ta nhận thấy:

Nhân vật “xuất hiện” Nhân vật “được nhắc tới”

Miêu tả trực tiếp X

85

“ Dấu hiệu nhận biết” hai cách miêu tả trên sẽ là:

Nhân vật “xuất hiện” Nhân vật “được nhắc tới” Miêu tả trực tiếp Anh ta chừng .. tuổi, dáng

người… đôi mắt… trông thật là…

Miêu tả gián tiếp Anh ta có dáng người, có cái miệng, tính tình…

Nghe nói rằng anh ta là người …

Điều này dẫn ta tới suy luận về “điểm nhìn” của nhân vật tôi – người kể chuyện tương ứng như sau:

Nhân vật “xuất hiện” Nhân vật “được nhắc tới” Miêu tả trực tiếp Đứng ở điểm nhìn của

nhân vật khác (nhân vật khác miêu tả anh ta)

Miêu tả gián tiếp Đứng ở điểm nhìn của nhân vật tôi (Tôi miêu tả anh ta)

Điểm nhìn 0

Chúng ta bỏ qua việc phân tích vị trí của điểm nhìn zero đối với việc miêu tả nhân vật “được nhắc tới” bởi việc miêu tả này hoàn toàn do nhân vật Tôi – người biết tuốt – đảm nhận và là miêu tả gián tiếp vì trong hệ thống tự sự của tác phẩm, nhân vật này không có mặt với tư cách là nhân vật hành động. Theo đó toàn bộ các chi tiết thuộc về chân dung nhân vật sẽ được coi là một nguồn cứ liệu xác tín phục vụ cho việc lý giải bản tính của các nhân vật “xuất hiện” theo quy luật di truyền. Ví dụ có thể lý giải bản tính nhân hậu, hiền lành của Alyosha bằng cách căn cứ vào bản tính hiền lành và giàu đức tin của mẹ Alyosha. Tương tự như vậy, chúng ta có thể lý giải bản tính bạo

86

lực, nóng nảy của Dmitri bằng cách căn cứ vào bản tính bạo lực của mẹ Dmitri. Đây là cách mà Dostoevsky dùng để phản biện lại nguyên tắc “bái vật hóa môi trường” trong phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Ở góc độ nhân học và tâm lý học, đây cũng là cách mà Dostoevsky khẳng định phần thiên tính tự nhiên của con người.

Việc phân loại “điểm nhìn” (của tôi và của nhân vật khác) theo phương thức miêu tả (trực tiếp hay gián tiếp) đối với nhân vật “xuất hiện” như trên thật ra chưa hoàn toàn chính xác. Bởi hai lý do. Thứ nhất, nếu xét theo phối cảnh sân khấu kịch thì ngoài Tôi – người kể chuyện và các nhân vật của vở kịch đang diễn còn có khán giả tham gia vào vở diễn. Vì vậy sẽ có đồng thời 3 điểm nhìn – của người dẫn chuyện, của nhân vật khác trong vở kịch và của khán giả đang xem kịch - đối với một nhân vật kịch. Khi điểm nhìn của nhân vật Tôi trùng với điểm nhìn của khán giả hoặc điểm nhìn của nhân vật Tôi trùng với điểm nhìn của các nhân vật khác thì lúc đó chỉ còn 2 điểm nhìn đối với nhân vật. Đó là miêu tả gián tiếp. Khi điểm nhìn của các nhân vật khác trùng với điểm nhìn của nhân vật Tôi và đồng thời trùng với điểm nhìn của khán giả thì lúc đó chỉ còn 1 điểm nhìn đối với nhân vật. Đây là miêu tả trực tiếp. Khả năng thứ hai, trong phối cảnh sân khấu kịch, chỉ xảy ra khi “tắt đèn” – tức là khi vở kịch diễn ra (sau khi người dẫn chuyện đã vào sau cánh gà, các diễn viên bắt đầu diễn vai của mình trên sân khấu và khán giả hướng lên sân khấu theo dõi diễn tiến của vở kịch). Điểm này ứng với toàn bộ tiểu thuyết trừ quyển 1 – là quyển có vai trò giới thiệu nhân vật, giống như người kể chuyện giới thiệu nhân vật và tình huống trước khi vở kịch diễn ra. Khả năng thứ nhất không diễn ra vì, trong phối cảnh kịch, đoạn mà người kể chuyện giới thuyết về vở kịch thì các nhân vật (kể cả nhân vật được miêu tả lẫn các nhân vật khác bên cạnh nó) không xuất hiện trên sân khấu. Lúc đó thực chất chỉ có điểm nhìn của nhân vật Tôi – người kể chuyện và điểm nhìn của khán giả đối

87

với một đối tượng không tồn tại. Vì thế nhân vật “xuất hiện” đã ở cùng cấp độ miêu tả với nhân vật “được nhắc tới” hay nói cách khác là “không có mặt”. Suy ra, trong phối cảnh kịch, nhận định về phương thức miêu tả trên không đúng.

Chúng ta biết Dostoevsky chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ kịch của Schiller nên rất có thể cách phân tích như trên là đúng hướng. Tuy vậy, tiểu thuyết trước hết vẫn là một tác phẩm tự sự nên dù muốn hay không nhà văn cũng phải tuân theo các nguyên tắc thể loại của nó. Trong phối cảnh tiểu thuyết, chỉ có nhân vật và Tôi – người dẫn chuyện tham gia câu chuyện nên chỉ xuất hiện điểm nhìn của nhân vật Tôi và điểm nhìn của các nhân vật khác tham gia vào việc miêu tả nhân vật. Khi điểm nhìn của nhân vật Tôi trùng với điểm nhìn của các nhân vật khác đối với nhân vật được miêu tả thì đó là miêu tả gián tiếp. Khi điểm nhìn của nhân vật Tôi không trùng với điểm nhìn của các nhân vật khác đối với nhân vật được miêu tả thì đó là miêu tả trực tiếp. Điều này dẫn đến việc khẳng định định thức bên trên là đúng. Tất nhiên có thể suy biện ra điều này ngay từ đầu mà không cần phân tích trường hợp đặt sự miêu tả trong phối cảnh nghệ thuật kịch. Nhưng không thể phủ nhận rằng các nguyên tắc sáng tác kịch có ảnh hưởng rất lớn tới tư duy tự sự của Dostoevsky, tiêu biểu là phương thức đối thoại – tạo nên tính đa thanh điển hình – mà Bakhtin đã chỉ ra trong tiểu thuyết Dostoevsky.

Chúng ta quan tâm tới hiệu quả của hai phương thức miêu tả này đối với việc hoàn thiện chân dung nhân vật. Phương thức miêu tả trực tiếp rõ ràng đem đến một cái nhìn hoàn thiện ngay từ đầu về toàn bộ chân dung nhân vật còn phương thức miêu tả gián tiếp sẽ mang đến một cái nhìn thiếu hoàn thiện về chân dung nhân vật. Tuy vậy khi miêu tả gián tiếp – thông qua lời của các nhân vật khác – thông tin đưa đến cho người đọc không chỉ về một nhân vật đang được miêu tả mà còn về cả nhân vật đang thực hiện công việc miêu tả đó

88

nữa. Tức là khi các nhân vật khác nói về một nhân vật nào đó thì đồng thời nó cũng đang tự bộc lộ tính cách của nó. Ví dụ như khi Myusov nghĩ về Trưởng lão Zosima khi vừa gặp mặt ở tu viện: Thoạt đầu ông không ưa trưởng lão. Thật vậy, gương mặt trưởng lão có cái gì khiến nhiều người không ưa, chứ không chỉ riêng Myusov. Đấy là người tầm thước, lưng còng, chân rất yếu, mới có sáu mươi lăm, nhưng bệnh tật làm cho nom già hơn nhiều, ít ra là già hơn đến mười tuổi…Mọi dấu hiệu đều cho thấy đây là một tâm hồn ác độc, nhỏ nhen và hợm hĩnh” Myusov thoáng nghĩ. Lúc này Myusov đã đánh giá con người Trưởng lão Zosima dựa trên những đặc điểm ngoại hình của người mà ông ta quan sát được. Cách đánh giá của Myusov cho thấy bản thân ông ta là người hay quan sát, nhạy bén và đa nghi. Mặt khác, khi các nhân vật khác cùng miêu tả về một nhân vật thì chân dung nhân vật đó sẽ hiện ra ở nhiều chiều kích khác nhau và vì thế mà bắt buộc người đọc phải tự tổng hợp bức chân dung nhân vật của riêng mình. Ví như nhân vật Grushenka. Grushenka xuất hiện lần đầu tiên là ở đoạn Alyosha đến nhà Katerina nhưng trước đoạn này đã có nhiều đoạn các nhân vật khác nói tới nhân thân cũng như tâm tính của cô ta. Chân dung Grushenka được phác họa như là một cô điếm rẻ tiền. Khi Grushenka xuất hiện thật sự, định kiến trên bị bác bỏ. Cách miêu tả chân dung này cũng tạo một hiệu ứng đặc biệt đối với việc phát triển tính cách của nhân vật nhất là trong việc xây dựng các hành động cụ thể của nhân vật. Vì nhân vật chưa được định hình trước nên hoàn toàn có thể xảy ra những biến đổi tính cách ở cấp độ nhỏ dẫn đến những hành vi bất ngờ gây sốc đối với các nhân vật khác và có thể làm thay đổi định kiến của các nhân vật khác về nhân vật đó. Ví dụ như thái độ sám hối của Grushenka khi viện dẫn dụ ngôn “nhánh hành” trong cuộc gặp gỡ với Alyosha tại nhà Grushenka khác hoàn toàn với thái độ cợt nhả, trâng tráo của cô trong lần gặp Alyosha đầu tiên tại

89

nhà Katerina. Alyosha đã không chỉ không còn căm ghét Grushenka mà còn bị quyến rũ bởi cô.

Việc miêu tả như trên rất đúng với những gì mà IU.M. Lotman đã tổng kết trong cuốn Cấu trúc văn bản nghệ thuật : “Tính luôn bất ngờ của hành vi

Một phần của tài liệu Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)