Vаi trò của Thánh kinh trong việc hình thành ý đồ tư tưởng và cấu

Một phần của tài liệu Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky (Trang 60)

Cuốn tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov là cuốn đầu tiên trong số một loạt những tiểu thuyết Dostoevsky dự định hoàn thành lúc cuối đời. Trong một lá thư, Dostoevsky viết “Ít khi tôi gặp trường hợp nói lên được những điều mới mẻ, đầy đủ, độc đáo như thế này”. “Tôi viết không hối hả, không vội làm cho xong việc, sửa đi sửa lại, gọt tỉa, tôi muốn tận tâm hoàn tất tác phẩm,

58

bởi vì chưa có tác phẩm nào mà tôi nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn tác phẩm này”. Dostoevsky đã tiên cảm một sự tan rã hoàn toàn tất cả những giá trị đạo đức truyền thống thuộc về bản tính người trong con người dẫn tới sự hủy diệt xã hội.

Toàn bộ câu chuyện được kể trong tiểu thuyết dựa trên một vụ án giết người có thật mà nạn nhân là ông bố và thủ phạm là chính người con trai đầy học thức thứ hai trong gia đình. Sau cái chết của ông bố, gia đình tan rã hoàn toàn. Đây là sự tan rã không thể tránh khỏi của một gia đình ngẫu hợp mà mỗi thành viên đại diện cho một kiểu tư tưởng điển hình đang tồn tại trong lòng một xã hội đang đánh mất các giá trị đạo đức căn bản.

Bằng cách đặt các nhân vật trong thế đối nghịch, tương phản nhau, và khắc họa những tư tưởng và triết lý đối nghịch, Dostoevsky đã minh họa các mối quan hệ căn bản giữa các nhân vật, đặt từng nhân vật vào một vị thế phức hợp trong hệ thống ý thức hệ đa chiều và triết lý. Ví như Đức cha Zosima và Đức cha Ferapont là những đối cực vì họ thuộc 2 dòng Thánh khác nhau. Thái độ yêu thương của Đức cha Zosima khác biệt rõ nét với tính cay độc cực đoan của Đức cha Ferapont. Cùng lúc Đức cha Zosima làm bước đệm cho Fyodor, vì Fyodor không có niềm tin vào Chúa và không có ý thức về trách nhiệm. Mỗi người trong số những anh em trai nhà Karamazov là bước đệm khác cho Fyodor trên con đường của ông ta, ví như sự điềm tĩnh của Ivan tương phản với bản tính bốc đồng của Fyodor, và thái độ thân thiện của Alyosha tương phản với sự hèn hạ của Fyodor. Bằng cách làm nổi bật những tính cách tương phản giữa các nhân vật, Dostoevsky tạo nên một cuộc tranh luận, đôi khi được diễn đạt rõ ràng giữa các nhân vật, đôi khi bằng chính sự phô bày của các tính cách khiến cho người đọc phải tự suy xét. Theo cách này, tiểu thuyết thiết lập mối liên hệ tới những khía cạnh khác như đạo đức, trách nhiệm, thuyết vô

59

thuần, tội sát nhân và tình yêu trong các nhân vật, những thứ mà họ tranh luận thẳng thắn và những thứ mà lời nói hay hành động của họ diễn tả.

Trong tiểu thuyết đồ sộ này, các nhân vật của Dostoevsky là những nhân vật không đơn tuyến chỉ biểu chưng cho những quan điểm đơn giản, mà là một biểu tượng hai mặt được biểu đạt trong toàn bộ cơ cấu tiểu thuyết. Bản thân các nhân vật đã là hiện thân cho sự mâu thuẫn và đấu tranh nội tâm nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt vai trò của họ có thể phát triển hay biến đổi theo sự biến đổi của mối quan hệ giữa họ và nhân vật khác. Dmitri có thể là điển hình nhất cho sự xung đột bên trong. Thay vì là một kẻ cuồng tín hoặc một kẻ trác táng vô lương tâm, Dmitri lại là kẻ trụy lạc, kẻ tội đồ mong mỏi được ơn huệ của Chúa. Dmitri dành thời gian và công sức cố gắng trả số tiền anh ta nợ Katerina, để giữ gìn danh dự. Anh ta cảm thấy anh ta sinh ra để “bị tống xuống địa ngục” của “sự suy đồi”, nhưng anh ta vẫn cảm thấy rằng, thậm chí nếu anh ta “đi theo bước chân của quỷ sứ đi chăng nữa, anh ta vẫn là con của Chúa”. Dmitri tiêu biểu cho sự xung đột rất quan trọng trong tiểu thuyết: giữa những khát vọng trần tục và cuộc đấu tranh để điều khiển khát vọng đó. Dostoevsky chỉ ra rằng trong mọi con người đều có hai phần thiện và ác, nó - con người phải tự lựa chọn chân lý đạo đức của mình. Ở hình tượng Dmitri, Dostoevsky vừa lý giải các vấn đề lớn lao như thiện và ác lại vừa khắc họa sâu sắc kiểu đức hạnh đồi bại và vấn đề lầm lỗi của loài người. Từ đó, ông ngợi ca sự cứu rỗi toàn diện đến từ đức tin Kitô huyền nhiệm.

Dựa vào đức tin Kitô, Dostoevsky đã tiến hành một cuộc đấu tranh không mỏi mệt chống lại tất cả những thuyết lý hủy hoại đạo đức con người. Khát vọng nhục dục và thói ham vật chất của cả Dmitri và Fyodor đều đi ngược lại quan điểm truyền thống của Chúa. Con người duy lý như Ivan cũng phải cúi đầu trước đức tin tôn giáo bởi lẽ thiếu đức tin, con người chỉ là một sinh vật chìm đắm trong hoang mang. Nhân vật Ivan biểu trưng cho tư tưởng

60

duy lý trí cá nhân. Ivan có sự liêm chính đáng tự hào của con người tự lập, có ý thức về lòng nhân đạo và lẽ công bằng. Nhưng Ivan cũng có sự ích kỷ nảy sinh từ sự cố chấp cá nhân. Anh ta không tha thứ và không muốn tha thứ cho bất cứ kẻ nào xúc phạm tới anh ta, nhất là lăng mạ Con Người toàn năng – thứ mà anh ta tôn thờ. Anh không “chấp nhận thế giới này là do Chúa tạo ra”, mà chỉ có con người với chân lý “tất cả đều có thể làm”. Nhân vật Ivan tạo thành thế đối nghịch với những người tôn thờ Chúa là Thượng Đế cao nhất và là người tạo ra vạn vật như Alyosha hay Đức cha Zosima. Nhưng cuối cùng, Ivan đã chọn cách không ngăn cản vụ giết người vì sự thù hận của chính anh ta với cha mình để rồi sau đó cảm giác tội lỗi ám ảnh anh ta khiến anh ta phát điên. Bằng hình tượng Ivan, Dostoevsky đã thêm một lần nữa chứng minh khả năng mắc sai lầm ở trong con người là có thật bất kể anh ta có sở hữu một lý trí vững vàng tới đâu đi chăng nữa. Đời sống duy lý trí không đủ để bảo vệ hạnh phúc và sự hòa hảo giữa con người. Nhân vật Alyosha, tương phản với nhân vật Ivan, hoàn toàn phụng sự cho đức tin Kitô huyền nhiệm. Nhưng khác với Đức cha Zosima – người thầy lớn của anh – Alyosha muốn rời bỏ tu viện để hòa mình vào xã hội con người và mong muốn cải biến cái xã hội ấy. Những lời ngợi ca của anh ta về Đức Kitô, về tình yêu và sự mặc khải trong niềm hạnh phúc hân hoan minh chứng cho lòng mộ đạo của anh ta và là phần thưởng cho sự nhập thế của anh ta. Bằng hình tượng Alyosha, Dostoevsky chứng minh sự huyền nhiệm của đức tin và chỉ ra con đường đi tới hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Vì thế, mọi nỗi thống khổ đến với con người chỉ là cuộc thử thách đức tin của Đức Chúa đối cho con chiên của Người trước khi Người đưa nó về Nước Chúa. Nỗi thống khổ sẽ thanh lọc tâm hồn con người và mang họ đến gần nhau hơn để cùng được cứu rỗi. Nỗi thống khổ theo cách đó, là sự trải nghiệm cá nhân, được định nghĩa không phải bởi vũ lực bên ngoài mà là bởi

61

những luật lệ bên trong quá trình phát triển tự thân. Đức cha Zosima tin rằng không loại trừng phạt nào do chính quyền quy định có ảnh hưởng tích cực đến tâm hồn con người bằng loại hình phạt đến từ lương tâm con người khi nó tiếp nhận tội lỗi và lặp lại chính tội lỗi đó. Trong tiểu thuyết, khát vọng tìm kiếm sự cứu rỗi của các nhân vật được minh họa bằng chứng bệnh động kinh, một sự tự trừng phạt, và một kiểu đền bù danh dự vì bị nhục mạ. Nhân vật Dmitri, mặc dù vô can trong vụ giết cha, vẫn muốn chấp nhận cực hình của nhà tù vì anh tin rằng nó có thể sẽ thay đổi và đem đến cho anh một cuộc đời mới. Điều này mâu thuẫn với quan niệm khách quan về sự công bằng nhưng trong sự dẫn giải của tiểu thuyết, trung thành với tư tưởng của Dostoevsky về tội lỗi, sự trừng phạt này là một sự cứu rỗi linh hồn đích thực. Ngay cả khi các nhân vật tìm kiếm niềm vui trong sự lăng nhục người khác (Dmitri “tìm thấy niềm vui trong cách nhục mạ người khác” hay Katerina cũng từng lăng nhục Dmitri) Nỗi thống khổ đạt tới đỉnh cao bi kịch của nó khi con người bị nó thống trị ở trong tình thế sắp bị hành hình.

Trong câu chuyện tội ác này, điểm mâu thuẫn chính yếu nằm ở sự thật về kẻ giết người. Nhân vật Dmitri cuối cùng phải chịu trách nhiệm về tội mà anh ta không gây ra. Nhân vật Smerdyakov cuối cùng bị kết tội là kẻ đồng lõa. Còn Ivan phát điên vì nỗi ám ảnh rằng anh ta là kẻ “chủ mưu” trong vụ giết người. Alyosha thì sao? Alyosha không hề can dự vào việc giết cha nhưng anh ta lại tin rằng anh ta cũng phải chịu một phần trách nhiệm về tội lỗi đó bởi lẽ anh ta đã không thể làm gì để ngăn cản nó. Cuối cùng, anh ta đi đến giác ngộ về sự cứu rỗi, rằng: sự cứu rỗi không phải chỉ diễn ra trong không gian thành kính của tu viện mà hơn hết nó phải được thực hiện ở xã hội trần tục. Anh ta ý thức mạnh mẽ về cảm giác trách nhiệm của mình đối với người khác. Nó giúp anh ta gắn kết bản thân với thế giới ngoài anh ta và nó cũng sẽ trở thành động lực để gắn kết những con người khác với nhau. Đây là

62

lý tưởng của Dostoevsky về thế giới đại đồng nơi tình bằng hữu kết nối mọi cá nhân lại gần nhau trong ý thức về trách nhiệm của mình đối với người khác và trong niềm tin vào sự huyền nhiệm của Chúa.

Tiểu kết chương 2

Tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov chứa đựng nhiều vấn đề lớn mang tầm thời đại trong tư tưởng của Dostoevsky. Hơn tất cả các tiểu thuyết thuyết khác, nó đồng nhất mọi thuyết lý đạo đức cũng như tư tưởng xã hội vào trong trường triết lý siêu nghiệm của tôn giáo. Thông qua đó, Dostoevsky cũng khẳng định đến cùng lý tưởng về cái đẹp và sự bất tử nơi con người của mình.

63

Chương 3:

Những thủ pháp đưa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov

Tính chất “đa thanh” mà nhà nghiên cứu Bakhtin đã chỉ ra trong nghệ thuật tiểu thuyết của Dostoevsky được thể hiện rõ nhất trong cuốn Anh em nhà Karamazov trên cả hai phương cách đối thoại bên trong và đối thoại bên ngoài nhân vật. Thông qua đối thoại và bằng đối thoại, Dostoevsky đã miêu tả một thế giới đang “cùng tồn tại và có sự tác động qua lại”. [3, 33] Đây cũng là thế giới của đức tin Kitô được xây dựng bằng chất liệu Kinh Thánh.

Một phần của tài liệu Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)