8. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu
Một là, nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội
Phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động phụ nữ.
sinh đẻ, nuôi con và làm các công việc nội trợ trong gia đình mà còn tham gia vào các quá trình sản xuất và hoạt động xã hội. Vai trò của họ trong xã hội hơn lúc nào hết được phát huy cao độ. Khi vai trò phụ nữ trong gia đình được đề cao, được bình đẳng, khi kinh tế gia đình được ổn định và phát triển phụ nữ có điều kiện để tham gia tắch cực những công việc xã hội, từ đó nâng cao trình độ nhận thức và họ sẽ có khả năng chủ động trong phát triển kinh tế. Bước sang thế kỷ XXI với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến luôn biến động, phát triển, tiếp xúc với nền văn minh thế giới hậu công nghiệp, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Thái Nguyên nói riêng ngỡ ngàng thấy nhiều mới lạ, khi đại bộ phận người dân còn chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp, lạc hậu, trì trệ, nhất là đối với các thế hệ phụ nữ Thái Nguyên. Vì vậy, trong giai đoạn mới, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi gia đình, đặc biệt là phụ nữ, đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên phải tạo một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh để phụ nữ phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh.
Phát triển các thành phần kinh tế để mỗi gia đình trở thành một đơn vị
kinh tế. Trong những năm gần đây, kinh tế Thái Nguyên đã có những bước
phát triển vượt bậc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới theo chủ trương, chắnh sách của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy kinh tế hộ không phải là nền kinh tế độc lập nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển rất nhanh kể cả khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa phát triển, bởi vì sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, không đòi hỏi trình độ tay nghề cao, đa số người dân lao động sản xuất với trình độ thủ công, thô sơ, không có máy móc hiện đại, nên phù hợp với người dân lao động ở nông thôn. Tuy lực lượng lao động xã hội trong tỉnh đông đảo, nhưng việc làm vẫn còn thiếu, thời gian nông nhàn còn cao, đa phần phụ nữ nông thôn phải ra thành phố kiếm thêm
việc làm, với thu nhập thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thế mạnh của Thái Nguyên là công nghiệp và nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những nhà máy chế biến nông sản với quy lớn. Do vậy cần đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp chế biến hàng nông sản và hàng tiêu dùng để một mặt thu hút lao động vào làm việc, nhất là lao động tại chỗ; mặt khác, tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp cho các khu công nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho phụ nữ, đồng thời thời là chất xúc tác để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển.
Việc khôi phục làng nghề này sẽ tạo điều kiện để giải quyết việc làm
lao động địa phương, nhất là lao động nữ vì hiện nay lực lượng lao động nữ vẫn chiếm số đông trong khu vực sản xuất nông nghiệp, từ đó, tăng thu nhập, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình. Điều đó cho thấy một bộ phận lao động nữ sẽ chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đây là đường rút ngắn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên. Điều đó sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm tỉ lệ hộ nghèo, hạn chế các tệ nạn xã hộiẦ Thực tế hiện nay các làng nghề chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chắ có rất nhiều gia đình đã bỏ nghề bởi sản xuất không thu được lợi nhuận. Do đó quan tâm tạo điều kiện để các làng nghề phát triển ổn định là góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao vai trò phụ nữ nông dân trong gia đình và xã hội.
Các chắnh sách kinh tế - xã hội của tỉnh cần quan tâm đến đời sống các gia đình, khuyến khắch phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để mọi người phát triển sản xuất, làm giàu chắnh đáng. Hiện nay ở Thái Nguyên, lực lượng lao động nữ chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh. Do đó nhà nước cần tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hộ gia đình. Đây là đơn vị kinh tế thu hút nhiều lao
động nữ, nên cần có những chắnh sách hỗ trợ thỏa đáng để phát triển mạnh
hơn. Tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta khẳng định: Ộkinh tế cá thể tiểu chủ, kinh
tế tư nhân được khuyến khắch phát triển mạnh, nhằm phát huy tối đa nội lực,
phát triển lực lượng sản xuất‟‟ [13, tr.320]. Vì vậy chắnh sách chuyển giao
khoa học công nghệ, dạy nghề cần chú ý đến đối tượng là lao động nữ, đơn thân làm chủ hộ, để phụ nữ có điều kiện nắm lấy cơ hội vươn lên thực hiện tốt vai trò của mình, phát triển kinh tế hộ gia đình, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trong giai đoạn mới. Ngoài ra nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng như: Chắnh sách cho vay vốn ưu đãi với thủ tục nhanh gọn, vốn vay được trả từng giai đoạn để người sản xuất có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất trong nông nghiệp; các thủ tục pháp lý trong việc mở cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần gọn nhẹ, đơn giản để khuyến khắch các gia đình vươn lên. Để tạo điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, cần có chắnh sách đào tạo nghề nghiệp cho phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, chắnh sách miễn giảm thuế cho các ngành sử dụng nhiều lao động như: nông sản, may mặc, dệt, thêuẦđể các cơ sở sản xuất có điều kiện sử dụng lao động
nữ tại chỗ, tạo ra một cơ chế mới Ộly nông bất ly hương‟‟, thúc đẩy các thành
phần kinh tế phát triển. Khi đó, mức sống của các gia đình được nâng cao, họ sẽ có đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ, các gia đìnhvà phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò của mình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động để đa dạng hóa thu nhập.
Trong xây dựng kinh tế, việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá.
Trong chuyển dịch cơ cấu lao động phải coi trọng chuyển dịch ngay trong quy mô hộ gia đình, khuyến khắch các hình thức lao động tại nhà, áp dụng thời gian lao động linh hoạt để phụ nữ vừa hoạt động kinh tế vừa có
điều kiện chăm sóc con cái, phục vụ gia đình, đảm bảo cho các thành viên được sống trong điều kiện thoải mái, tự tin hơn trong cuộc sống. Trong lĩnh vực này cần đặt biệt chú ý phát triển khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc làm phi nông nghiệp, dịch vụ công cộngẦlà nơi có khả năng thu hút nhiều lao động nữ. Đồng thời cũng giải quyết cho số lượng nông nhàn cho phụ nữ ở nông thôn.
Bên cạnh đó còn phải tăng cường các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn; nâng cao kiến thức khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; khuyến khắch phát triển ngành nghề phi nông nghiệp như thương mại, dịch vụ, chế biến nông sản, nghề thủ côngẦ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá từ nông thôn.
Mở rộng các hình thức phối hợp dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nữ thông qua các hình thức phát triển các ngành nghề tại địa phương để tạo việc làm tại chỗ hoặc đưa đi lao động các tỉnh trong nước và xuất khẩu lao động, đặc biệt là ưu tiên cho phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thânẦTổ chức hướng dẫn, khuyến khắch phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ hộ, đồng thời hỗ trợ về khởi sự doanh nghiệp, tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ doanh nghiệp nữ, vận động phụ nữ đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu chắnh đáng, góp phần giảm hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 6% vào năm 2015 [57, tr.46]. Điều này cho thấy sự đóng góp của phụ nữ rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, động viên khuyến khắch phụ nữ tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo, làm giàu chắnh đáng.
Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh nói chung liên tục tăng do chắnh trị ổn định, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng. Việc nước ta chắnh thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo ra nhiều cơ hội cho tỉnh mở rộng hợp tác toàn diện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt nội lực. Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyênlần thứ VIII, đã thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh liên tục tăng, nhất là kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao như công nghiệp Ờ chế biến, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường thêm. Chắnh phủ đã ban hành nhiều cơ chế chắnh sách, tăng cường đầu tư cho tỉnh. Các chương trình dự án, đề án được đưa vào thực hiện là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Đây là cơ sở cơ bản để thực hiện xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong đó có phụ nữ nhằm nâng cao mức sống và đời sống cho mọi người, nhất là phụ nữ để họ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Tranh thủ các dự án hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ doanh nghiệp nữ. Vận động phụ nữ đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác kinh tế trang trại, nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu chắnh đáng, góp phần tạo việc làm mới cho phụ nữ tại địa phương. Với nền kinh tế đa dạng như Thái Nguyên để giúp phụ nữ thoát nghèo vươn lên làm giàu cần phải kết hợp nhiều loại hình kinh tế, để phát triển kinh tế hộ gia đình, đó là điều kiện tốt nhất hiện nay của Thái Nguyên. Đồng thời, học tập kinh nghiệm, học tập mô hình làm có hiệu quả tại địa phương, tuyên truyền động viên phụ nữ nghèo phấn đấu vươn lên bằng chắnh sức lao động của mình, không trông chờ ỷ lại và thực hành chi tiêu tiết kiệm trong gia đình, đồng thời, nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế phát triển bền vững, vươn lên làm giàu chắnh đáng. Nâng cao hiểu biết cho phụ nữ vì Việt Nam tham gia Tổ Chức Thương mại thế giới, khuyến
khắch phụ nữ phát huy nội lực, tắnh chủ động, ý thức tự vươn lên và đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình, thoát nghèo bền vững; tổ chức nhiều hình thức như hướng dẫn xây dựng mô hình hợp tác xã, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ sản xuất kinh doanh cá thể tập trung phát huy các ngành nghề thế mạnh của tỉnh, như dịch vụ hậu cần, chăn nuôi, chế biến nông sản, thương mại, dịch vụ và du lịch.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói nghèo CPRGS- 5/2002 đã xác định một trong số 18 nội dung về vấn đề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là ỘCải thiện sức khỏe phụ nữ bằng việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm cho phụ nữ nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách thuận lợi. Nâng cao chất lượng các dịch vụ sau sinh đẻỢ. Đây là tư tưởng chỉ đạo rất đúng đắn, vì hiện nay phụ nữ nông thôn vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong việc chăm sóc sức khỏe. Cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt ở nông thôn. Hiện nay, ô nhiễm môi trường sống ở nông thôn và môi trường sản xuất nông nghiệp đã và đang đến mức báo động. Do vậy, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cần chú trọng đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, nhóm giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động
của Hội Liên Hiệp Phụ nữ các cấp của tỉnh trong việc thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra cơ hội cùng những thách thức mới đối với phụ nữ. Giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đoàn kết, động viên các tầng lớp phụ nữ nỗ lực phấn
đấu, trưởng thành; thông qua phát động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để phát huy phẩm chất tốt đẹp, khả năng sáng tạo, nâng cao vai trò phụ nữ trong việc góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điển hình là các phong trào: "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình", "Phụ nữ tắch cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Phụ nữ tắch cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"...
Để nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ nữ, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo đảm môi trường phát triển bền vững, những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên được các cấp hội xác định là nhiệm vụ quan trọng để vận động các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập, cống hiến sức lực và trắ tuệ của mình vì sự phát triển chung của đất nước. Nội dung tuyên truyền, giáo dục tập trung vào những vấn đề liên quan mật thiết đến phụ nữ như: giáo dục truyền thống và phẩm chất đạo đức cho phụ nữ; giáo dục ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chắnh sách, pháp luật của Nhà nước; những kiến thức về giới, về chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc... Hội còn chỉ đạo các cấp hội tắch cực tham gia công tác xóa mù chữ, phổ cập tiểu học cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa; vận động phụ nữ thực hiện phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông. Qua đó, góp phần xây