8. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Khái quát chung về phụ nữ tỉnh Thái Nguyên
Phụ nữ Thái Nguyên là một lực lượng căn bản, nguồn nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng vì sự toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống. Phụ nữ Thái Nguyên luôn kiến tạo nên những đức tắnh quý báu mang đậm bản sắc truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển phụ nữ luôn có quyền đóng góp nhất định vào mọi thay đổi xã hội vì nền hoà bình, thống nhất và văn minh nhân loại. Các thành tựu phần lớn đạt được đang làm thay đổi cách nhìn nhận từ các tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ. Được khẳng định phẩm chất và năng lực đối với các lĩnh vực hoạt động, những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Chiếm hơn 50% lực lượng lao động ở Thái Nguyên, phụ nữ vẫn đóng vai trò chắnh trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái, phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chắnh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nối tiếp truyền thống anh hùng của phụ nữ
Việt Nam, phụ nữ Thái nguyên ngày càng khẳng định hơn nữa vai trò của mình trên các mặt trận, bên cạnh làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, họ còn là những chiến sĩ xuất sắc trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, chắnh trị, quốc phòng. Ở Thái Nguyên hiện nay phụ nữ đóng góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của tỉnh, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.Trong đó, cùng với sự đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế, phụ nữ còn tham gia vào các tổ chức chắnh quyền đoàn thể ở địa phương, huyện, tỉnh. Mặc dù với số lượng không nhiều so với nam giới nhưng số lượng này đang tăng dần qua các năm. Hiện nay, xây dựng Đảng, xây dựng chắnh quyền là nhiệm vụ hàng đầu được thể hiện trong các văn kiện của đại hội các cấp trong đó tỷ lệ nữ giới tham gia các tổ chức này cũng có quy định rõ để tăng sự đóng góp của nữ giới cũng như việc thực hiện bình đẳng giới. Tắnh đến năm 2011, Tỷ lệ nữ tham gia Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở Thái Nguyên đạt tỷ lệ cao và tăng so với nhiệm kỳ trước. Đại biểu Quốc hội có 2 đại biểu nữ trúng cử đại biểu Quốc hội là Bà Lê Thị Nga (phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc Hội) và Bà Trương Thị Huệ (Bắ thư huyện ủy Đại Từ) tăng 1 đại biểu so với nhiệm kỳ trước, chiếm 28,57% tăng 14,28% so với khóa XII. Đại biểu HĐND tỉnh, cơ cấu nữ 20 đại biểu, chiếm 28,57% tăng 4,69% so với nhiệm kỳ 2004 -2009. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, đại biểu nữ 92 người, chiếm 27,38% tăng 1,64% so với nhiệm kỳ 2004-2009. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 1.002 nữ đại biểu, chiếm 21,42%. tăng 0,88% so với nhiệm kỳ 2004-2009. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 46 %, thạc sỹ là 32 %, tiến sỹ là 11 %. Trình độ lý luận chắnh trị trung cấp là 41,7%, cao cấp là 28,3%. Đảng viên nữ là 39,1%. Về kinh tế, có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 47% năm 2005 xuống còn 11% năm 2010. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã
được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Hiện nay, số doanh nghiệp do phụ nữ điều hành hoặc làm chủ chiếm tới trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Thái nguyên. Những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phần lớn thuộc về khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản. Nhiều tấm gương phụ nữ trẻ làm kinh tế giỏi không những chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp được nhiều cho xã hội, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn giống mình.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ nữ Thái Nguyên vẫn tiếp tục khẳng định hơn nữa vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.