8. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Những yếu tố tác động đến quá trình thể hiện vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Yếu tố thứ nhất: đó là sự tác động của địa kinh tế và địa chắnh trị của
tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ với diện tắch tự nhiên chiếm 1.07% của cả nước, có địa giới hành chắnh chung với 6 tỉnh trong cả nước. Nhờ vị trắ như vậy Thái Nguyên có thể phát huy những lợi thế có sẵn của một tỉnh nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục Ờ đào tạo của các tỉnh miền núi phắa Bắc.
Tỉnh Thái Nguyên là một địa danh nằm trong căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, là trung tâm của thủ đô kháng chiến chắn năm chống thực dân Pháp. Qua 28 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phụ nữ Thái Nguyên đã có những chuyển biến quan trọng về thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế.
Yếu tố thứ hai: đó là sự tác động của cơ chế, chắnh sách phát triển
tác động cụ thể hơn nữa sau đây:
Những tác động do sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước ta:
Hậu quả của chiến tranh hơn 30 năm đã tàn phá nặng nề nền kinh tế nước ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng, cộng với cơ chế trung quan liêu bao cấp kéo dài hơn 10 năm đã làm cho nền kinh tế đất nước ta vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Đại hội VI là Đại hội đã đánh dấu bước chuyển biến mới trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách toàn diện: ổn định chắnh trị, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao mức sống cho nhân dân. Với cơ chế mới kinh tế hộ gia đình được xem là một đơn vị kinh tế và được tạo điều kiện để phát triển.
Trong cơ chế thị trường, nhiều hộ gia đình Thái Nguyên do phụ nữ làm chủ hộ đã biết tận dụng thời cơ, áp dụng khoa học công nghệ mới làm tăng năng xuất lao động , ổn định cuộc sống, do vậy, nhìn chung đời sống có nâng cao.
Chắnh sách phát triển kinh tế nhiều thành phần rất phù hợp với tiềm năng kinh tế đa dạng của tỉnh Thái Nguyên và đã tạo điều kiện cho kinh tế của tỉnh phát triển mạnh. Từ đó, đời sống của đa số nhân dân được nâng lên. Đó cũng là môi trường thuận lợi để phụ nữ Thái Nguyên tham gia tắch cực hơn trong phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế chung toàn tỉnh, đồng thời, có điều kiện tham gia nhiều hơn công tác xã hội. Phụ nữ được tạo điều kiện để học tập, nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho phụ nữ phát huy có hiệu quả vai trò của mình trong phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đồng thời là cơ sở để giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện bình đẳng với nam giới, từ đó vai trò của phụ nữ cũng được nâng lên trong gia đình và ngoài xã hội. Bước đầu chị em cũng vượt lên khỏi những mặc cảm, tự ti bản thân để khẳng định vai trò, phát huy năng lực của mình trong phát triển kinh tế, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và nhà nước ta, làm cho quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp. Tuy vậy, cho đến nay, mức sống của người dân Thái Nguyên vẫn chưa được cải thiện nhiều. Một số hộ ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu thông tin, thiếu khoa học công nghệ mới, thiếu con giống, cây trồng vật nuôi có chất lượng cao. Mặt khác chắnh sách xã hội chưa toàn diện và triển khai thực hiện chưa đồng bộ gây trở ngại cho các hộ gia đình trong phát triển kinh tế; giáo dục, y tế còn nhiều bất cập; đội ngủ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu, vì vậy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của phụ nữ Thái Nguyên trong phát triển kinh tế của tỉnh còn gặp không ắt khó khăn.
Cơ chế thị trường cũng đã khơi dậy sự chủ động, tắch cực vươn lên của nhiều phụ nữ, nhờ đó nhiều gia đình ổn định kinh tế và có bước phát triển khá rõ rệt, nhưng bên cạnh đó cũng có gia đình gặp khó khăn, bế tắc, đổ vỡ. Cũng trong cơ chế thị trường, đồng tiền, quyền lợi vật chất chi phối mạnh mẽ đến cách nghĩ, lối sống, tác phong đạo đức của một bộ phận không nhỏ dân cư trong xã hội, chà đạp lên đạo lý luân thường trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa họ hàng thân tộc; vợ chồng bất hòa, con cái hư hỏng, người già bị coi thường, nhiều giá trị văn hoá bị mai một. Tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, gây hậu quả nặng nề đối với đời sống tư tưởng, tình cảm của phụ nữ Tháo Nguyên. Trong điều kiện mới cần cải thiện một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ngày thêm bền vững.
Những tác động từ chủ trương, chắnh sách của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, bao gồm một số vấn đề thực tiễn sau đây:
Phụ nữ Thái Nguyên chiếm hơn 52% tổng dân số toàn tỉnh và 59% lực lượng lao động trong tỉnh, là nhân tố chắnh để tạo nên sự tiến bộ và phát triển của nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Vì lẽ đó, phụ nữ Thái nguyên được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh rất quan tâm và có những cơ chế, chắnh sách tạo điều kiện cho
gia đình và phụ nữ vươn lên khẳng định vị trắ, vai trò của mình trong gia đình, xã hội và trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Sau khi tiếp thu Nghị quyết 04 của bộ chắnh trị và Chỉ thị của Ban Bắ thư Trung ương về vấn đề công tác cán bộ nữ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã ban hành quy định về việc quan tâm đến cán bộ nữ; và xây dựng kế hoạch triển khai đến các ban, ngành trong tỉnh, từ đó có kế hoạch chăm lo bồi dưỡng cán bộ nữ, mạnh dạn bố trắ, phân công, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ vào những chức vụ lãnh đạo quản lý. Các cấp uỷ Đảng, đảng đoàn, ban cán sự Đảng, cùng với các ban ngành chức năng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chắnh sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng. Ngoài việc giải quyết các chắnh sách cán bộ theo quy định của trung ương, Tỉnh còn hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập cho cán bộ đi học một năm là 500 ngàn đồng, tiền thuê phòng 450 ngàn đồng/ tháng, và bảo vệ luận án thạc sĩ là 20 triệu đồng, luận án tiến sĩ là 30 triệu đồng, riêng cán bộ nữ đi học còn được hưởng thêm 50 ngàn đồng mỗi tháng.
Để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển các cấp, các ngành, cũng có nhiều hình thức khác nhau, nhưng tùy theo từng hoàn cảnh mà giúp phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế gia đình cho phù hợp, nhằm ổn định cuộc sống vừa phát triển kinh tế gia đình vừa góp phần làm giàu đất nước và xã hội. Đối với phụ nữ các ngành sản xuất, đặc biệt là phụ nữ nông dân, phụ nữ là người dân tộc, tỉnh cũng có chắnh sách giúp đỡ họ vươn lên phát triển kinh tế gia đình như: chắnh sách đào tạo nghề, chắnh sách vay vốn ưu đãi để phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, chắnh sách trợ cấp cho những phụ nữ đơn thânẦ
Trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của kinh tế ở cả thành thị và nông thôn những năm qua là kết quả của sự đổi mới các chắnh sách kinh tế ở nước ta, trong đó có chắnh sách khuyến khắch kinh tế. Quan trọng nhất phải kể đến quan niệm coi hộ là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn và các chắnh sách ruộng đất, tắn dụng đối với hộ nông dân .v.vẦVai trò của
các chắnh sách này càng trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay khi nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa; hội nhập kinh tế thế giới, và chắnh thức trở thành thành viên của WTO. Trong điều kiện đó kinh tế đang đứng trước những vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp hơn so với thời kỳ trước, như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa các loại hình sản xuất; nâng cao năng lực kinh doanh; đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông - lâm nghiệp; giảm đói nghèo, hạn chế di dân, tạo thêm việc làm, tăng năng lực cạnh tranh v. vẦ
Kinh tế hộ tỏ ra thắch hợp không chỉ với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà còn phù hợp với các hình thức dịch vụ, buôn bán, sản xuất hàng tiểu, thủ công nghiệp ở đô thị, đặc biệt trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đánh giá đầy đủ vai trò của kinh tế hộ trong giai đoạn vừa qua sẽ giúp các nhà hoạch định chắnh sách định hướng chuẩn xác hơn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Dưới tác động của các yếu tố và chắnh sách vĩ mô, kinh tế đang trải qua những biến đổi nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời có thể thấy sự đa dạng về các loại hình và cấp độ phát triển khác nhau của kinh tế trên phạm vi cả nước nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng.
Ngày nay trong điều kiện mới với nhiều cơ hội và cũng không ắt những khó khăn thử thách, phụ nữ càng phải phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Cơ chế chắnh sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đã tác động đến phụ nữ trên nhiều lĩnh vực và tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình. Chẳng hạn như: chắnh sách xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ, chắnh sách hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, chắnh sách hỗ trợ phụ nữ học tập nâng cao trình độ. Trước đây phụ nữ ắt được học tập nâng cao trình độ dân trắ, chuyên môn thì nay đã được tạo điều kiện học tập như Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản khuyến khắch học tập và thu hút nguồn
nhân lực mới đầu tư phát triển kinh tế cho tỉnh, bằng cách hỗ trợ học tập cho cán bộ cơ sở được hưởng 300.000 đồng/ tháng và nữ được thêm 50.000 đồng/ tháng. Thực tế cho thấy, phần lớn phụ nữ có học vấn cơ bản, và được đào tạo chuyên môn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn thì làm kinh tế gia đình có hiệu quả hơn những chị em có trình độ thấp.
Hiện nay, số phụ nữ đóng vai trò là chủ hộ ngày càng gia tăng. Bởi vì, từ xưa người phụ nữ có được vị trắ, vai trò là người quản lý chi tiêu tài chắnh cho gia đình. Ngay từ nhỏ, các em gái đều được người mẹ trong gia đình giáo dục làm quen với vai trò là người chăm lo cho cuộc sống gia đình, nội trợ như từ việc nấu ăn, giặt giũ, đi chợ, chăm lo cho người già và trẻ em; đến việc trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ. Cho đến nay vai trò ấy vẫn tiếp tục được phát huy tác dụng, nhất là đối với phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình. Những công việc tưởng như vặt vãnh nhưnh lại phù hợp với phụ nữ nông dân như việc trồng hoa màu; chăn nuôi; cải tạo vườn tạp đã làm thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển. Ở Thái Nguyên, theo đánh giá của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh: Những năm qua, đã có 1.238 phụ nữ tiêu biểu đạt danh hiệu Ộphụ nữ sản xuất giỏi‟‟. Từ phong trào sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện những gương làm kinh tế giỏi, với mô hình sản xuất tổng hợp, kinh tế trang trại có thu nhập hàng trăm triệu đồng trong năm, điều này cho thấy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình hiện nay là rất quan trọng, bởi những đóng góp của lao động nữ đã góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện.
Tác động của sự phát triển mạnh mẽ từ kinh tế quốc tế đòi hỏi phụ nữ cần phải nâng cao vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế, trong điều kiện mới phụ nữ cần phải nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, và cả năng lực một cách toàn diện, nhằm để nắm bắt kịp thời những khoa học công nghệ mới vào quá trình sản xuất. Đây là một yêu cầu cấp bách của phụ nữ nếu không thì cũng không thể nào đảm bảo cho tốc độ phát triển trong thời gian tới. Đây là một vấn đề không nhỏ đối với phụ nữ, hiện nay muốn thực hiện
vai trò của mình nhằm phát triển kinh tế gia đình đòi hỏi phụ nữ phải có kiến thức, có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ , sự hội nhập WTO với nền kinh tế tri thức đã phát triển đòi hỏi người lao động phải có đủ những điều đó mới tồn tại và phát triển được, do đó phụ nữ hơn lúc nào hết phải phát huy cao độ vai trò của mình là người trụ cột trong gia đình, người nội trợ, đồng thời là người vợ đảm đang, người mẹ hiền của các con, chắnh những trách nhiệm to lớn đó đòi hỏi phụ nữ không ngừng phấn đầu vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Trong điều kiện mới phụ nữ cần phải được trang bị kiến thức năng lực một cách toàn diện, để làm tốt vai trò của mình, phụ nữ cũng phải năng động hơn, nhạy bén hơn trong phát triển kinh tế cho gia đình.
Điều này cho thấy chắnh sách phải bám sát thực tế thì mới có khả năng thực thi, nếu không thì sẽ có tác dụng ngược lại, thực tế đã chứng minh điều đó.
Tác động của Quy chế và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo
quan điểm chỉ đạo của Đảng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong tổng thể của hệ thống chắnh trị
ỘĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ‟‟.Coi trọng cả ba mặt
nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác. Khi quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện ở Thái Nguyên đã phát huy một cách có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân thể hiện: người dân có quyền tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ắch của mình. Đây là một quy chế có nhiều điều quy định liên quan đến người dân, đến lợi ắch trực tiếp của họ, nhất là đối với phụ nữ
ở cơ sở như ỘPhát huy quyền dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội
và nâng cao dân trắ, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu
quả‟‟ [59, tr.5]. Chắnh quan điểm này làm cho người dân phấn khởi vì sự phát
triển kinh tế - xã hội đã được quan tâm đúng mức, nhất là ở cơ sở được đánh giá dân trắ thấp muốn phát triển kinh tế thì phải nâng cao dân trắ đã được mọi
người quan tâm, nó chắnh là điểm để khơi dậy sự phát triển kinh tế nói chung và cho phụ nữ nói riêng.
Có thể nói quy chế dân chủ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế xã hội, bởi vì Ộnó phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân