Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế

Thứ nhất, quan niệm về ỘCông nghiệp hóa, hiện đại hóaỢ

Ở nước ta cụm từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiên về mặt kỹ thuật, được xem như một quá trình chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công sang nên kinh tế công nghiệp. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa là cải biến tổng thể của nền kinh tế. Điều đó được phản ánh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế mà nông nghiệp vốn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cũng như tổng lao động xã hội sang một nền kinh tế mà trong đó công nghiệp và dịch vụ mới là quan trọng. Mối quan tâm chắnh của chiến lược công nghiệp hóa được quy về sự lựa chọn thứ tự ưu tiên trong phát triển các ngành kinh tế. Cách hiểu như vậy thường bỏ qua quá

trình cải biến xã hội, những biến đổi thể chế song hành với tiến trình cải biến kinh tế, kỹ thuật của công nghiệp hóa mà thiếu chúng quá trình công nghiệp hóa trở nên kém hiệu quả.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vị trắ nền tảng của công nghiệp trong thời kỳ quá độ, đã có sự chuyển hướng chiến lược về công nghiệp hóa từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm. Từ đó đến nay, việc nhận thức về đường lối công nghiệp hóa được đưa ra từng bước phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Công nghiệp hóa có thể hiểu một cách cơ bản: Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng phát triển mạnh công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, áp dụng rộng rãi với hiệu quả cao những tiến bộ khoa học, công nghệ mới hiện đại, làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh, vững chắc của toàn bộ nền kinh tế - xã hội [10, tr.45].

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến từ tắnh chất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến và hiện đại. Về ý nghĩa kinh tế, hiện đại hóa được giải thắch là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII đến nay vẫn còn chưa kết thúc. Có người chia quá trình hiện đại hóa thành hai giai đoạn: hiện đại hóa lần thứ nhất tương ứng với thời kỳ công nghiệp hóa cổ điển, và hiện đại hóa lần thứ hai tương ứng với thời kỳ trắ thức hóa. Hiện nay thường dung cụm từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cách hiểu là Ộcông nghiệp hoas, hiện đại hóa gắn kết với nhau trong cùng một quá trình, ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa: ỘHiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chắnh sang sử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện

đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học Ờ kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động, hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội caoỢ [10, tr.48].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai quá trình nhưng lại đan xen, lồng ghép, bổ sung cho nhau tạo nên sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1/1994) đã xác định nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là: ỘCông nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chắnh sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học Ờ công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội caoỢ.

Như vậy, quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đã phản ánh được phạm vi rộng lớn, xác định được vai trò quan trọng của công nghiệp và khoa học Ờ công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó thực chất là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất Ờ kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Thứ hai, quan niệm về ỘPhát triển kinh tếỢ

Phát triển kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi cả về chất và lượng của cuộc sống. Nó đặt tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội.

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của

về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:

Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân

(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tắnh theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của

các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng

lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững.

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ nhất, khái quát chung về đặc điểm tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du Ờ miền núi Bắc bộ, phắa Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phắa bắc giáp Bắc Kạn, phắa đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phắa tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ.

Diện tắch tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2 . Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giao dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phắa Bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.

Tọa độ địa lý nằm 20020‟ đến 22025‟ vĩ độ Bắc; 105025‟ đến 106016‟ kinh độ

Đông. Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phắa Bắc rộng lớn.Với 9 trường Đại Học, trên 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phắa Bắc. Vị trắ địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

Có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp. Được thiên nhiên ưu đãi về khắ hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tắch rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tắch rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tắch đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tắch tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tắch tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa. Thái Nguyên là vùng đất thắch hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch

phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýtẦ

Khắ hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tắnh chất của khắ hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5

đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa

này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khắ hậu lạnh (mưa ắt) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khắ hậu khác nhau. Sự đa dạng về khắ hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chắnh là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.

Do tắnh đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau, với các loại đất như đất phù sa rất thắch hợp cho các loại cây công nghiệp, đặc biệt là câu trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, rau mầu); đất bạc màu; đất dốc tụ thắch hợp cho trồng ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa; đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất thắch hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Ờ Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Một số khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển các ngành nghề như: Than mỡ: trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn. Than đá:

trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn. Sắt: hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. Đất sét: sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở Cúc Đường, Khe Me. Đá vôi xây dựng: trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà; về mặt xã hội có các di tắch lịch sử như ATK Định Hóa, Bảo tàng các dân tộc Việt NamẦ

Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn tỉnh có 1.128.680 người, sinh sống trên địa bàn: 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chắnh gồm: 2 thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công; 2 huyện không thuộc huyện miền núi là Phổ Yên, Phú Bình và 5 huyện thuộc miền núi là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ và Đại Từ.

Địa bàn có nhiều đơn vị hành chắnh và dân số trung bình đông là Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên. Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ. Địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: huyện Đại Từ chuyến 95,2% lao động xã hội; Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%. Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.

Thứ hai, khái quát về tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên thuộc vùng trung du và miền núi phắa bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần.

Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kắn từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp (KCN) đầu tiên của Thái Nguyên là Khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh này đã được chắnh phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyệnPhú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung - nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tắch 620 ha (6,2 kmỗ), trong đó diện tắch đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 kmỗ). Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà dự kiến đến năm 2015 Thái Nguyên sẽ có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.

Tắnh đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nông thôn. Theo phân loại, có hai chợ loại 1,7 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3. Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc. Tổng diện tắch sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là 476.295 mỗ, trong đó diện tắch chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 mỗ, chiếm 17,5%. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)