6. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội tạo môi trƣờng
trƣờng thống nhất trong việc chăm sóc và giáo dục đạo đức cho trẻ em
Tăng cƣờng mối quan hệ gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong công tác giáo dục là một trong những chủ đề quan trọng đƣợc nền giáo dục Việt Nam đề cập. Đây cũng là một nội dung của phong trào “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm 2008.
Việc phối hợp giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội đối với việc giáo dục học sinh đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trƣờng giáo dục trên, trƣớc là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng nhƣ hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ em cùng một hƣớng, một mục đích, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hƣớng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình - nhà trƣờng - xã hội có thể diễn ra dƣới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lƣợng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những ngƣời công dân hữu ích cho đất nƣớc.
Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ em Hải Dƣơng, trƣớc mắt cần giải quyết tốt một số nội dung sau đây:
94
Thứ nhất, trong giáo dục đạo đức cho trẻ em, giữa gia đình và nhà trƣờng phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phƣơng pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Gia đình phải luôn luôn nắm bắt đƣợc những thông tin từ phía nhà trƣờng, có những hiểu biết nhất định về phía nhà trƣờng để không cản trở con em khi tham gia vào các phong trào có tính chất thực hành chính trị - xã hội, do Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh học sinh tổ chức.
Thƣờng xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trƣờng, đoàn thể để nắm đƣợc mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể, các bậc cha mẹ nên tham gia tích cực vào Hội cha mẹ học sinh của trƣờng, quan tâm giúp đỡ nhà trƣờng xây dựng cơ sở vật chất, các phƣơng tiện dạy học để nhà trƣờng có điều kiện nâng cao chất lƣợng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trƣờng tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm đƣợc yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng mà có sự kết hợp. Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo rất tích cực việc tổ chức họp phụ huynh học sinh định kì, hầu hết các trƣờng thuộc tất cả các cấp trong tỉnh đều duy trì tốt hiệu quả họp phụ huynh. Một năm học nhà trƣờng họp phụ huynh ba lần, lần một vào đầu năm học, lần hai hết học kì I, lần ba cuối năm học. Ngoài ra những trƣờng hợp học sinh có những vi phạm giáo viên chủ nhiệm còn gặp riêng phụ huynh học sinh đó để thông báo và tìm huớng giải quyết chung. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thƣờng thầy cô giáo trƣớc mặt con cái…
Thứ hai, gia đình, nhà trƣờng, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ em Hải Dƣơng. Đây là một vấn đề có tính chất quyết định thành công, hay không thành công của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Nếu gia đình, nhà trƣờng, xã hội không có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, chính trị- tƣ tƣởng, không có kỷ luật liên minh, thì ở đó sẽ có rất nhiều trẻ em sa vào con đƣờng phạm tội.
Thứ ba, trẻ em ngày nay đƣợc sống trong môi trƣờng văn hóa phong phú, đa dạng, đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nƣớc và quốc tế, đƣợc học hỏi và
95
giao lƣu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều đó có tác động to lớn đến đời sống văn hóa tinh thần và lối sống của trẻ em, họ là những ngƣời hết sức nhạy cảm với những vấn đề sinh hoạt văn hóa tinh thần. Do vậy, gia đình, nhà trƣờng cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục thể thao rèn luyện thể chất, tham gia vào các hoạt động xã hội v.v. để trẻ em tham gia. Đây là những hoạt động hết sức bổ ích, giúp thanh niên tự rèn luyện nâng cao sức khỏe và ý thức nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng gia đình, nhà trƣờng và xã hội luôn đƣợc coi là “tam giác đều” giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục đạo đức cho trẻ em Hải Dƣơng là một giải pháp hết sức căn bản của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi cho việc giáo dục những giá trị truyền thống dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống lại những tƣ tƣởng bảo thủ, những phong tục tập quán lạc hậu ngăn cản sự phát triển của xã hội, góp phần mở rộng giao lƣu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.