Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 92)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện

kiện cho việc gia đình có điều kiện tốt để giáo dục trẻ em

Đối với tỉnh Hải Dƣơng hiện nay thì giải phát về phát triển kinh tế là giải pháp đặc biệt quan trọng, nó quyết định tới sự thành bại của chiến lƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hải Dƣơng hiện nay tuy có tốc độ phát triển kinh tế tốt nhƣng thu nhập trung bình của ngƣời dân còn thấp, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh.

Với thực trạng nhƣ vậy, để đạt đƣợc hiệu quả trong phát triển kinh tế thì cần phải phân cấp quản lý nhà nƣớc , tạo điều kiện cho các cấp các khu vực phát huy nội lực của mình. Tổ chức tốt việc huy động vốn, đáp ứng tốt yêu cầu về vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh xoá đối, giảm nghèo và quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển. Cần thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng phê duyệt ngày 22/8/2011 với những nội dung cơ bản nhƣ:

- Tăng cƣờng ƣu đãi tín dụng cho ngƣời nghèo bằng các việc làm cụ thể nhƣ: Giải quyết thủ tục cho vay đối với các hộ nghèo, học sinh sinh viên (thuộc hộ nghèo)

có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập từ nguồn vốn tín dụng ƣu đãi. Ƣu tiên hộ nghèo ở các địa phƣơng có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc vay nguồn vốn ngân sách tỉnh uỷ thác với mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay hộ nghèo theo quy định của Chính phủ thời điểm hiện tại. Hộ cận nghèo đủ điều kiện vay vốn đƣợc tiếp cận một số chƣơng trình cho vay phù hợp.

91

- Thực hiện tốt các chƣơng trình khuyến công, khuyến nông nhƣ: Tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ cho trên 80.000 lƣợt ngƣời tham gia. Hỗ trợ phát triển ngành nghề, tập trung các nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình.

- Dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời nghèo: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó ƣu tiên đối với lao động thuộc diện hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời khuyết tật, ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số; ngƣời thuộc các hộ có thu nhập tối đa bằng 150% chuẩn nghèo có nguyện vọng, nhu cầu học nghề đều đƣợc tham gia học nghề. Tăng cƣờng vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiếp nhận lao động nghèo vào làm việc.

Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng “ nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” khai thác tốt nguồn lực trong nhân dân, trong các thành phần kinh tế, xây dựng các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh để thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Hiện nay trên địa bàn toàn Tỉnh có tất cả 236 dự an FDI của các nhà đầu tƣ đến tƣ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tƣ đăng kí 5,650 tỷ USD. Đây là một lợi thế rất lớn mà Hải Dƣơng cần nắm bắt tốt để phát triển kinh tế công nghiệp Tỉnh, đồng thời tập trung mở rộng các khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Tân Trƣờng, Nam Sách, Đại An và thúc đẩy việc sử dụng vốn xây dựng hiệu quả nhanh chóng đƣa các khu công nghiệp đang xây dựng vào hoạt động nhƣ khu công nghiệp thuộc huyện Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng…

Đầu tƣ vào phát triển những cơ sở sản xuất nhỏ và những ngành nghề truyền thống nhƣ nghề dệt chiếu ở thôn Thanh kỳ, xã An Khánh huyện Tứ kì, làm Bánh Gai ở xã Linh Giang hay làm đồ gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá, bánh đậu xanh ở huyện Chí linh, chạm khắc gỗ Mỹ nghệ Đông Giao, rƣợu Phú Lộc… kêu gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài tỉnh vào những sản phẩm truyền thống để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản

92

phẩm để tăng sức cạnh tranh, xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Đây là một loại hình sản xuất gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình rất tốt.

Đầu tƣ xây dựng các dự án về du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hoá nhƣ: đền thờ Chu Văn An, Côn Sơn, Kiếp Bạc ở huyện Chí Linh, làng cổ Tuyển Cử tại xã Tân Hồng phía Đông của huyện Bình Giang, văn miếu Mạo Điền thuộc huyện Cẩm Giàng, đền Đoan, đền Tranh…tăng cuờng quảng bá những hình ảnh về văn hoá truyền thống địa phƣơng với những nét đep nhƣ: Hải Dƣơng là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nƣớc, hiện nay còn hai phƣờng múa rối nƣớc là phƣờng múa rối nƣớc Thanh Hải – Thanh Hà và Hồng Phong… Thực hiện đƣợc các mục tiêu, chƣơng trình kinh tế nói trên, đời sống nhân dân Hải Dƣơng sẽ đƣợc nâng cao rõ, mỗi gia đình Hải Dƣơng sẽ có cơ sở vật chất nâng cao điều kiện chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Kinh tế hộ gia đình là bộ phận kinh tế của xã hội. Với những yếu tố vốn có của từng địa phƣơng trong tỉnh thì kinh tế hộ gia đình cũng tập trung phát triển theo những lợi thế đó. Có thể xây dựng những vành đai thực phẩm và một số vùng sản xuất hoa quả chất lƣợng cao cung cấp cho khu vực thị trấn, thị xã trong tỉnh và ngoài tỉnh nhƣ ở huyện Thanh Hà với sản phẩm là quả Vải, huyện Chí Linh với sản phẩm là các loại rau sạch, huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng với sản phẩm là lúa gạo, quả Ổi ở huyện Tứ Kì…tận dụng thên những lợi thế từ nông nghiệp để phát triển những sản phẩm chăn nuôi nhƣ nuôi ong lấy mật, nuôi trâu bò, nuôi nhím, lợn Mán…Tích cực ứng dụng và nhân rộng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi có hiệu quả. Việc phát triển kinh tế hộ gia đình có ý nghĩa rất quan trong không chỉ nâng cao đời sống của gia đình mà còn tạo ra cơ hội cho trẻ em đƣợc tiếp cận với lĩnh vực thực hành, rèn luyện tinh thần ham học hỏi và yêu lao động . Thành quả lao động của bản thân các em góp phần vào nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho gia đình, đồng thời phát huy tính độc lập sáng tạo, làm chủ bản thân tự tin trong cuộc sống và buốc vào đời một cách vững vàng.

93

Nhƣ vậy, giải phát phát triển kinh tế là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, là yếu tố có tính chất nền tảng trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em. Chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình tốt mới có cơ sở để xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và bền vững. Và chỉ có gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và bền vững thì trẻ em mới có môi trƣờng tốt để phát triển toàn diện. Tóm lại, việc phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em có đạt đƣợc hiệu quả tốt hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thành quả tốt hay xấu của giải pháp này.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)