Quan niệm và sự cần thiết phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 34)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.1.Quan niệm và sự cần thiết phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục

cho trẻ em

1.2.1. Quan niệm và sự cần thiết phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em giáo dục đạo đức cho trẻ em

* Quan niệm phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em

Để làm rõ đƣợc thực chất việc phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em thì trƣớc hết cần phải phân biệt đƣợc khái niệm “phát huy” với một vài khái niệm dễ gây nhầm lẫn nhƣ khái niệm “ xây dựng”, “phát triển”. Theo sách từ điển tiếng việt của nhà xuất bản Hồng Đức, nếu nhƣ “ xây dựng” có nghĩa là “làm nên” hay “gây dựng nên”; “ phát triển” là “mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh” thì “ phát huy” có nghĩa là “ làm toả ra tác dụng tốt hơn trƣớc”.

Gia đình giáo dục đạo đức cho trẻ em thông qua hai mặt nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình chỉ đạt đƣợc hiệu quả tốt khi nội dung và phƣơng pháp giáo dục phù hợp với chuẩn mực đạo đức, mong muốn của trẻ em và xu hƣớng thời đại, đồng thời giữa hai mặt nội dung và phƣơng pháp cần có sự thông nhất với nhau.

Về mặt nội dung, ngoài những nội dung giáo dục đạo đức truyền thống nhƣ: đạo “hiếu”, tinh thần yêu nƣớc, tự hào dân tộc… cần giáo dục cho trẻ em những nội dung giáo dục đạo đức mới phù hợp thời đại nhƣ: tinh thần quốc tế; tính tự lập, sáng tạo…kiên quyết xoá bỏ những nội dung giáo dục lạc hậu nhƣ: tính gia trƣởng, tính cam chịu…

33

Về mặt phƣơng pháp, mỗi phƣơng pháp giáo dục đạo đức có một lợi thế nhất định trong việc giáo dục, không thể mang chúng nên bàn cân để cân đo tác dụng nhƣng những phƣơng pháp phù hợp với mong muốn của trẻ em nhƣ: phƣơng pháp nêu gƣơng, giáo dục thông qua hoạt động, phƣơng pháp giáo dục thông qua trò chuyên, tâm sự nên đƣợc áp dung nhiều hơn và cần tuyệt đối sử dụng hình thức giáo dục nhƣ đánh đập thƣờng xuyên, áp đặt trẻ em…

Theo đó phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em là kế thừa và phát triển những di sản tích cực và xoá bỏ những yếu tố lạc hậu về giáo dục đạo đức cho trẻ em của gia đình truyền thống vào gia đình mới hiện nay về cả hai mặt nội dung và phƣơng pháp giáo dục; Đồng thời, đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, của gia đình và trẻ em, nhằm mục đích cuối cùng là làm cho gia đình ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ em của mình.

Vậy thực chất của việc phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em là tìm ra giải pháp để gia đình ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trên cơ sở nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ em trên cả hai mặt nội dung và phƣơng pháp giáo dục.

* Sự cần thiết phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em

Gia đình là nơi trẻ em sinh ra, lớn lên và đƣợc giáo dục để hình thành, phát triển nhân cách, chuẩn bị bƣớc vào đời và sống suốt cả cuộc đời. Vai trò của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục đạo đức cho trẻ em đang ngày càng đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy việc phát huy vai trò của gia đình để nó thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng giáo dục của mình là một trong những hoạt động quan trọng mà xã hội cần phải lƣu ý.

Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức cho trẻ em mà không một tổ chức nào có thể thay thế đƣợc nhƣng trong bối cảnh của sự nghiệp công nghiệp hóa,

34

hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay, các chức năng của gia đình đang có những biến đổi do chịu sự tác động của biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội,... đặc biệt là kinh tế thị trƣờng và sự hội nhập quốc tế diễn ra phức tạp, nhiều chiều. Vì vậy, chức năng giáo dục đạo đức của gia đình cho trẻ em cũng chịu nhiều tác động khác nhau. Thực tế ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hải Dƣơng nói riêng cho thấy chức năng giáo dục đạo đức đối với trẻ em của các gia đình còn hạn chế về tất cả các mặt từ nhận thức của các bậc cha mẹ, phƣơng pháp giáo dục và nội dung giáo dục... Điều đó đƣợc đánh giá qua thực trạng hiện nay còn có rất nhiều trẻ em phát triển không tốt về đạo đức dẫn đến tội phạm trẻ em ra tăng, số lƣợng trẻ em mắc các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, trẻ em hƣ hỏng không nghe lời bố mẹ, bỏ nhà đi lang thang, nhiều thuần phong mỹ tục của dân tộc bị thế hệ trẻ bỏ quên nhƣ truyền thống về đạo “hiếu”, “tôn sƣ trọng đạo”, “nhân ái” … Trẻ em chính là tƣơng lai của đất nƣớc, phải giành cho trẻ em sự phát triển tốt nhất.

Do đó, việc phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em là cần thiết. Trẻ em chỉ có đƣợc môi trƣờng phát triển tốt khi gia đình phát huy tốt vai trò của mình trong việc nuôi dƣỡng và giáo dục chúng.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 34)