Những nhân tố quyết định đến việc phát huy vai trò của gia đình trong việc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 36)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Những nhân tố quyết định đến việc phát huy vai trò của gia đình trong việc

trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em

* Thứ nhất, nhận thức của các thành viên trong gia đình về tầm quan trọng, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em tại gia đình

Gia đình là môi trƣờng đầu tiên trong quá trình xã hội hóa trẻ em. Chính thông qua gia đình mà mỗi ngƣời đƣợc học hỏi các chuẩn mực, các giá trị mà xã hội đã thống nhất. Thông qua giáo dục gia đình, mỗi con ngƣời ngay từ khi con nhỏ đã biết tự điều chỉnh mình trong các mối quan hệ xã hội. Có thể nói rằng, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, hiểu biết về cuộc sống….đều đƣợc hình thành ngay trong cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình phải có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em hiện nay.

35

Trƣớc đây khi nói đến giáo dục trẻ em ngƣời ta thƣờng chỉ nghĩ đến trách nhiệm của nhà trƣờng, của các tổ chức đoàn, đội và của xã hội, do đó sự hợp tác giáo dục giữa gia đình - nhà trƣờng – xã hội chỉ mang tính hình thức, lỏng lẻo, không thống nhất về đƣợc mục đích, nội dung, phƣơng pháp phối hợp nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn và bài trừ lẫn nhau. Do đó vị trí của gia đình, của cha mẹ học sinh trong sự nghiệp giáo dục chƣa đƣợc đặt đúng tầm của nó, nhiều khi còn bị xem nhẹ, hạ thấp. Trong điều kiện mới hiện nay, gia đình tuy không phải là thiết chế duy nhất chịu trách nhiệm giáo dục con trẻ, nhƣng nó là môi trƣờng xã hội hóa đầu tiên và có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc của con ngƣời. Chính vì vậy, hiện nay các thành viên trong gia đình cần phải nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của mình và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em về cả nội dung, phƣơng pháp giáo dục, sự kết hợp giáo dục với nhà trƣờng và các tổ chức xã hội.

Chỉ có nhận thức đúng đắn gia đình mới đầu tƣ có chiều sâu, cơ bản, có hệ thống trong việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em và đạt kết quả mong muốn: trẻ chăm học, hiếu thảo, yêu lao động… góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lƣợng sống cho gia đình, cho xã hội. Nếu gia đình chƣa nhận thức đầy đủ về vấn đề này, vẫn còn quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” buông lỏng hoặc phó mặc về việc giáo dục trẻ em cho nhà trƣờng và xã hội,hoặc sự “vô tâm” thiếu phƣơng pháp giáo dục sẽ làm cho trẻ hƣ hỏng và để lại hậu quả cho tƣơng lai của trẻ và gia đình. Yêu thƣơng con trẻ là đạo lý cao đẹp của cha mẹ từ ngàn xƣa, song thực tế cho thấy do nhận thức chƣa đúng đắn, nhiều bậc cha mẹ gặp phải sự lúng túng về nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp giáo dục, do đó kết quả còn nhiều hạn chế; mặt khác nền kinh tế thị trƣờng với nhiều biến động và sự tác động tiêu cực của mặt trái của nó; cái mới và cái cũ đan xen tồn tại làm cho nhận thức, đánh giá gặp không ít những trở ngại và khó khăn, thậm chí mâu thuẫn.

Tuy nhiên, việc thực hiện tốt vai trò giáo dục của gia đình đối với con cái không chỉ tùy thuộc riêng vào nhận thức của các gia đình mà nhà trƣờng và các tổ chức xã hội

36

cũng phải luôn luôn quan tâm và phối hợp để phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em.

* Thứ hai, điều kiện vật chất và truyền thống văn hoá gia đình

Cha ông ta đã từng dậy: “có thực mới vực đƣợc đạo” hay nói cách khác yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định các yếu tố khác. Để phát huy đƣợc vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em thì yếu tố đầu tiên mà gia đình cần đảm bảo đó chính là yếu tố kinh tế gia đình. Vì chỉ khi gia đình đảm bảo về kinh tế thì gia đình đó mới xây dựng đựợc gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là cơ sở thực hiện việc phát huy vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ em của gia đình.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng ta đã xác định chiến lƣợc xây dựng gia đình Việt Nam với mục tiêu “ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi ngƣời, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trƣờng quan trọng hình thành, nuôi dƣỡng và giáo dục nhân cách con ngƣời, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[9,tr.104].

Xây dựng gia đình no ấm vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của bao gia đình Việt Nam, vừa làm cơ sở để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Yêu cầu no ấm của gia đình Việt Nam trƣớc những năm đổi mới chủ yếu dựa vào các chỉ số nhƣ: mọi thành viên trong gia đình đƣợc ăn no, mặc ấm. Hiện nay yêu cầu về no ấm của gia đình đã có những thay đổi căn bản so với trƣớc đây. Ở thành phố và các khu trung tâm đô thị và cả một số gia đình khá giả ở nông thôn, chỉ số gia đình no ấm không chỉ là ăn no, mặc ấm mà phải vƣơn lên ăn ngon, mặc đẹp, tiện nghi sinh hoạt, vui chơi hiện đại, văn minh. Đó là những yêu cầu chính đáng, là thể hiện sự phát triển tiến bộ, hợp quy luật, gắn liền với chiến lƣợc phát triển xã hội.

37

Sự nghèo đói là bạn đồng hành với tình trạng bất hòa, lục đục trong gia đình, với nạn thất học, bỏ học, lang thang và phạm tội của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm là làm cho tế bào xã hội vững mạnh, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Mỗi gia đình quyết tâm thực hiện xây dựng gia đình no ấm, chính là tăng cƣờng và nâng cao vị trí, vai trò giáo dục đối với con trẻ.

Xây dựng gia đình bình đẳng là thành quả của sự nghiệp đổi mới, với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, sinh hoạt dân chủ, tự do trong xã hội ngày càng đƣợc tăng cƣờng, điều đó có ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống gia đình. Bầu không khí dân chủ, quyền bình đẳng về các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các thế hệ ngày càng đƣợc tôn trọng đề cao. Việc xây dựng gia đình bình đẳng là cơ sở để đảm bảo cho con trẻ có đƣợc cuộc sống an toàn, hạnh phúc; trẻ em có cơ hội đáp ứng đƣợc những nhu cầu và quyền đƣợc tham gia, đƣợc chia sẻ phù hợp, hợp lý với sự phát triển toàn diện; không có sự phân biệt giữa con trai và con gái, học hành, tham gia hoạt động xã hội, phát triển nhƣ nhau; tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện mình trở thành ngƣời con hiếu thảo, ngƣời công dân tốt, biết tôn trọng yêu quý mọi ngƣời, giữ gìn kỷ cƣơng phép nƣớc sau này.

Xây dựng gia đình tiến bộ, trƣớc hết là hƣớng tới xây dựng gia đình văn hóa có nếp sống văn minh, khắc phục đƣợc những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu; có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan. Gia đình tiến bộ phải đƣợc thể hiện sự đồng lòng nhất trí, thống nhất thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, sống và làm việc theo pháp luật… Sự tiến bộ của gia đình là tiền đề cho tiến bộ xã hội.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng gia đình tiến bộ phải đƣợc gắn chặt chẽ với vấn đề kế hoạch hóa gia đình, gắn liền với cuộc sống cộng đồng, với truyền thống nhân văn “tƣơng thân tƣơng ái”, “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn, chia sẻ ngọt bùi với xóm làng khu phố, góp

38

phần bảo đảm sự bình yên cho mỗi gia đình, cộng đồng xã hội. Có nhƣ vậy, trẻ em mới đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn và phát triển toàn diện.

Gia đình hạnh phúc, trƣớc hết đòi hỏi mọi thành viên phải đƣợc đảm bảo các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần, đƣợc hƣởng bầu không khí cởi mở, đầy tình thƣơng yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, hòa thuận là chuẩn mực của một gia đình tốt, là kết quả của sự bình đẳng, là tiền đề để xây dựng hạnh phúc gia đình.Và gia đình có hạnh phúc thì mới bền vững. Vì vậy, một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, các thành viên đƣợc đáp ứng những nhu cầu cần thiết về vật chất và tinh thần, họ thật sự đồng cảm, nhất trí, tin yêu và tôn trọng nhau, bình đẳng, tiến bộ, thống nhất về cuộc sống gia đình trƣớc những ngƣời thân và trƣớc xã hội, phấn đấu vì một gia đình văn hóa thì việc giáo dục con trẻ có văn hóa sẽ có cơ sở hiện thực.

* Thứ ba, mối quan hệ giữa giáo dục gia đình - nhà trường và xã hội

Để phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em phải có sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các lực lƣợng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trƣờng giáo dục này trƣớc hết là nhằm đảm bảo đƣợc sự thống nhất trong nhận thức cũng nhƣ trong hành động giáo dục cùng một hƣớng, một mục đích, một tác động tổ hợp đồng tâm hợp lực tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ em.

Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo cho sự phát triển cả thể chất, trí tuệ, tình cảm và đạo đức của thế hệ trẻ, đặc biệt là giai đoạn hình thành nhân cách gốc từ 1 đến 6 tuổi.

Nhà trƣờng là thiết chế giáo dục chính thống của xã hội. Hệ thống nhà trƣờng các cấp trang bị những kiến thức văn hóa, khoa học tự nhiên, xã hội, khoa học kĩ thuật và chuyên ngành… tạo khả năng phát triển trí tuệ và bản lĩnh lao động sáng tạo, thực hiện giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.

39

Xã hội là một môi trƣờng văn hóa đa dạng gồm nhiều thiết chế, tổ chức nhƣ Đoàn, Đội, nhóm bạn bè, làng xóm… trong những mối liên hệ cụ thể, tác động tới sự phát triển của thế hệ trẻ.

Các thiết chế và các tổ chức giáo dục khác nhau không thể thay thế cho nhau trong việc giáo dục con ngƣời. Mỗi thiết chế, mỗi tổ chức giáo dục có những đặc điểm và sức mạnh riêng, những nội dung, phƣơng pháp giáo dục không phải chỉ bằng sức mạnh của riêng mình mà còn có sự phối hợp của cả xã hội. Nếu xã hội không chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ thì gia đình cũng không có môi trƣờng thuận lợi để thực hiện chức năng giáo dục. Vì vậy, cần có sự hợp tác và thống nhất giữa các lực lƣợng giáo dục để tạo nên hiệu quả tích cực nhất cho sự hình thành nhân cách trẻ em.

Gia đình, nhà trƣờng và xã hội phối hợp thống nhất trƣớc tiên là trong nội dung hoạt động giáo dục bao gồm việc nuôi dƣỡng, dạy dỗ ở gia đình và nội dung dạy và học của nhà trƣờng. Ví dụ nhƣ sự thống nhất giữa dạy văn hóa, kiến thức khoa học với giáo dục đạo đức, nghề nghiệp, sức khỏe, môi trƣờng, dân số,… Ở đây, giáo dục gia đình có thế mạnh đối với việc rèn luyện đạo đức, lối sống cũng nhƣ quan hệ ứng xử cho trẻ, còn nhà trƣờng cũng có trách nhiệm và nhiều thuận lợi trong việc truyền thụ cho các em những vấn đề trên một cách tỉ mỉ, cụ thể, khoa học, có hệ thống, các đoàn thể xã hội trên cơ sở những chủ trƣơng, chính sách địa phƣơng thông qua các buổi sinh hoạt mà tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của ngƣời công dân ở mọi lứa tuổi, trong đó đoàn thanh niên, đội thiếu niên là tổ chức trực tiếp giúp các em hình thành lí tƣởng chính trị đạo đức, các năng khiếu cá nhân làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú.

Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trƣờng, các đoàn thể xã hội có thể diễn ra dƣới nhiều hình thức. Vấn đề quan trọng, cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lƣợng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra mối quan hệ phối hợp, vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành ngƣời công dân hữu ích cho đất nƣớc.

40

Mỗi một lực lƣợng giáo dục đều có một trọng trách riêng trong quan hệ chủ động phối hợp để thực hiện tốt chức năng giáo dục đạo đức cho trẻ em.

*Thứ tư, chính sách phát luật của nhà nước và sự quan tâm của các tổ chức chính trị - xã hội

Công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nƣớc ta đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam coi là một sự nghiệp lớn của đất nƣớc, của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc ta cho rằng, việc coi trọng hàng đầu đối với sự nghiệp Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với thế hệ trẻ đang lớn lên, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân. Trong đó gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng bởi vì “gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dƣỡng cả đời ngƣời, là môi trƣờng quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [40,tr.5].

Ngày 20.2.1990, nƣớc ta đã phê chuẩn công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, chính thức cam kết cùng cộng đồng quốc tế ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Ngày 16.8.1991, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đƣợc ban hành và đƣợc sửa đổi vào năm 2004…. Các chủ trƣơng, pháp luật và chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đều khuyến khích gia đình, xã hội chăm lo, bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ và nâng cao trách nhiệm gia đình, cơ quan nhà nƣớc, nhà trƣờng, tổ chức xã hội…trong việc bồi dƣỡng, giáo dục các em trở thành công dân tốt của đất nƣớc. Và Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X đã xác định là phải “thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và đạo đức”[9,tr.103]

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

41

hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi ngƣời, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trƣờng quan trọng hình thành, giáo dục và nuôi dƣỡng nhân cách con ngƣời, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ngoài ra, Đảng ta còn xác định và thực hiện giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong đó, giáo dục gia đình, nhà trƣờng và xã hội phải phối hợp chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)