Nâng cao trình độ hiểu biết, cải tiến nội dung và phƣơng pháp giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 89)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.1.Nâng cao trình độ hiểu biết, cải tiến nội dung và phƣơng pháp giáo dục trẻ

dục trẻ em trong gia đình

Từ thực trạng giáo dục trong gia đình ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay cho thấy, một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng không tốt đến giáo dục gia đình là do trình độ văn hóa, năng lực của một bộ phận cha mẹ (chủ thể giáo dục) không đáp ứng đƣợc việc truyền thụ và giáo dục con cái; ý thức trách nhiệm cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp giáo dục còn nhiều hạn chế và bất cập. Một số cha mẹ chƣa phải là tấm gƣơng sáng về đạo đức, lối sống để con cái noi theo. Vì thế,việc nâng cao trình độ hiểu biết, cải tiến nội dung và phƣơng pháp giáo dục trẻ em trong gia đình là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến thành công của việc phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp đó các gia đình Hải Dƣơng cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, tỉnh Hải Dƣơng cần có chính sách giáo dục, chú ý đến các chƣơng trình học tập cho ngƣời lớn. Chỉ có nâng cao học vấn, kiến thức và năng lực giáo dục mới là giải pháp cơ bản để tăng cƣờng và nâng cao vai trò giáo dục gia đình, nhất là với bậc cha mẹ ở nông thôn, đồng bào dân tộc trong Tỉnh… để cha mẹ vừa là “cha mẹ”, vừa là “thầy cô giáo” của trẻ.

Thứ hai, các bậc phụ huynh cần phải thông qua sách báo, các phƣơng tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ hiểu biết cho bản thân về lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cần áp dụng những phƣơng pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng nội dung giáo dục và đặc điểm của từng đứa trẻ, từng giai đoạn phát triển của chúng.

Thứ ba, phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, có thể diễn ra ở nhà, mà cũng có thể mở rộng không gian giáo dục ra sinh hoạt ngoài trời, vui chơi trong thiên nhiên (du lịch, cắm trại, tới các địa chỉ văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử v.v.), là một hình thức rất sinh động, rất hợp với tâm lý, sở thích, nhu cầu của các em. Thông qua các sinh hoạt đó, các

88

em có dịp tự thể hiện và bộc lộ mình chân thực nhất. Nhờ trực quan và biểu cảm mà sự hiểu biết của các em, nhất là sự hiểu biết về xã hội, về cuộc sống và con ngƣời trở nên sâu sắc hơn. Đó là những cơ hội tốt mà phụ huynh chủ động thực tiễn hóa một nguyên lý giáo dục đạo đức: giáo dục bằng hoạt động và thông qua hoạt động.

Thứ tư, cần phải nêu gƣơng người tốt việc tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy một tấm gƣơng sáng sẽ có giá trị hơn hàng trăm bài diễn thuyết, cho nên ở Hải Dƣơng hiện nay để giáo dục đạo đức cho tr ẻ em có hiệu quả bên cạnh những hình thức trên thì phải nhanh chóng, kịp thời biểu dƣơng, ca ngợi, khen thƣởng một cách xứng đáng những tấm gƣơng đạo đức xuất hiện trong đời sống thực tiễn của xã hội. Đó là những tấm gƣơng nghèo vƣợt khó, những trẻ em có ý chí cần cù, bền bỉ vƣợt lên trên mọi hoàn cảnh, số phận để đạt đƣợc những thành tích cao trong học tập và lao động, những tấm lòng thƣơng yêu tha thiết con ngƣời, những hành động thực sự cao thƣợng, dũng cảm, chất chứa tinh thần nhân văn cao cả cần đƣợc phát huy và nhân rộng trên phạm vi toàn xã hội. Để làm tốt công việc này, các bậc phụ huynh, thầy giáo, cô giáo và các chủ thể tham gia giáo dục đạo đức cho trẻ em ở Hải Dƣơng phải có lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, bằng sự hiểu biết sâu rộng, bằng sự công minh, có tình có lý trong đối xử với trẻ em, sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Hiện nay, cùng với cả nƣớc Hải Dƣơng cũng đang đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “ cháu ngoan Bác Hồ” đây là đợt sinh hoạt văn hoá văn nghệ rộng lớn nhằm hƣớng trẻ em vào những chuẩn mực tốt đẹp, luôn học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ năm, giáo dục đạo đức cho trẻ em Hải Dƣơng cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục pháp luật. Đạo đức và pháp luật đều có chức năng điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Mặc dù giữa hai lĩnh vực có những điểm khác nhau nhất định nhƣng chúng có sự bổ sung, tƣơng trợ nhau trong việc hình thành thói quen, dƣ luận ủng hộ cái tốt đẹp, lên án cái sai trái. Sống và làm việc theo pháp luật, sống có đạo đức là tiêu

89

chí của mọi xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề xây dựng con ngƣời mới ở nƣớc ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ sáu, giáo dục đạo đức cho trẻ em Hải Dƣơng thông qua hình thức tự giáo dục.

Khi nói đến chủ thể giáo dục, không thể không nói đến bản thân trẻ em, chúng vừa là đối tƣợng giáo dục của các chủ thể, nhƣng cũng là chủ thể giáo dục đặc biệt: chủ thể tự giáo dục. Mọi tác động giáo dục chỉ thực sự có tác dụng khi những tác động này đƣợc bản thân trẻ em tự tiếp nhận. Điều đó phụ thuộc vào: trình độ của trẻ em trong tiếp nhận và xử lý thông tin; nhu cầu và trong nhận thức của trẻ; khả năng khai thác các nguồn thông tin và sự nỗ lực cá nhân v.v. Ở trẻ em để có đƣợc ý thức phải có các yếu tố tự học, tự quan sát, tự phân tích và tự đánh giá.

Tự giáo dục là một công việc không đơn giản, trẻ em cần có nghị lực, ý chí và sự quyết tâm cao biến những nguyên tắc, chuẩn mực lý luận trở thành niềm tin, lẽ sống, tạo nên động lực thúc đẩy họ học tập tốt và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình. Để tạo điều kiện phát huy tinh thần tự giáo dục đạo đức của trẻ , gia đình, nhà trƣờng và xã hội cũng cần kết hợp giáo dục và tự giáo dục để tạo nền tảng, định hƣớng cho trẻ em; thƣờng xuyên động viên, khích lệ trẻ trong quá trình tự giáo dục; đầu tƣ cho trƣờng học, thƣ viện, khu vui chơi lành mạnh, các hoạt động tập thể. v.v để trẻ em có cơ hội thể hiện và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình. Có thể khẳng định rằng, tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức không phải là công việc dễ dàng và đơn giản, Hồ Chủ tịch đã để lại cho chúng ta một kiệt tác về tinh thần tự rèn luyện:

Gạo đem giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời ngƣời cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công.

Đạo đức không phải là cái gì sẵn có, mà nó đƣợc củng cố phát triển chủ yếu do sự đấu rèn luyện hàng ngày, tu dƣỡng rèn luyện đạo đức cũng giống nhƣ “ngọc càng

90

mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện phẩm chất đạo đức của trẻ em là một trong những nội dung hiện đại hóa phƣơng pháp giáo dục. Với ý nghĩa đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho trẻ em có cơ hội để thể hiện mình, để tự mình vƣơn lên trong cuộc sống. Tính tự giác, tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên là con đƣờng tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện đạo đức của trẻ em hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 89)