- Bồi thường viên Tái bảo hiểm
4 Tỷ lệ tai nạn được giám
định % 95,56 97,94 97,37 98,18 98,60
6 Tổng chi toàn nghiệp vụ Trđ 12.101,05 18.587,25 20.302,32 19.404,92 27.199,98
7 Chi giám định/ tổng chi toàn nghiệp vụ % 4,43 9,82 9,22 8,32 6,95
8 Tốc độ tăng chi phí giám định % 240,50 2,59 -13,76 17,05
(nguồn: phòng giám định bồi thường PJICO) Về tỷ lệ các vụ tai nạn được giám định:
Trong những năm qua, công tác giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của PJICO luôn được thực hiện với một tỷ lệ tương đối cao. Điều đó thể hiện những nỗ lực to lớn của công ty trong công tác giám định tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm này. Tỷ lệ các vụ tai nạn được giám định ngày càng tăng qua các năm từ 2003 tới 2007, điều này là do phạm vi hoạt động của PJICO ngày càng được mở rộng, các chi nhánh đại lý của PJICO có mặt tại hầu hết các vùng miền đất nước, chính vì vậy việc tiếp nhận thông tin tai nạn cũng như tiến hành tổ chức giám định cũng được tiến hành nhanh chóng và gọn nhẹ hơn.
Mặt khác kết quả đạt được trong công tác giám định nghiệp vụ này là hệ quả của hàng loạt những giải pháp đồng bộ của công ty trong việc quản lý và điều hành công ty. Hàng năm công ty luôn nghiên cứu, bổ sung hoặc thay đối quy trình giám định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đây là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, một mặt nó góp phần làm thay đổi những thủ tục rườm rà, chưa hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định; mặt khác
những thay đổi bổ sung trong quy trình giám định là nhằm đối phó với thực tế hiện nay là nhiều khách hàng lợi dụng vào bảo hiểm TNDS có hành vi trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại về kinh tế cho công ty và bóp méo những ý nghĩa của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới.
Năm 2007 là năm công ty quyết tâm thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO của công ty trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Chính vì vậy công tác giám định nói chung và giám định BH TNDS chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba nói riêng được lãnh đạo công ty, lãnh đạo các chi nhánh, các văn phòng chú ý theo dõi và đôn đốc sát xao. Đây cũng là một nhân tố tích cực trong việc tạo nên tỷ lệ giám định đạt 98,60% con số cao nhất trong những năm vừa qua.
Một nhân tố nữa góp phần làm nâng cao hiệu quả giám định tổn thất của PJICO đó là công tác tiếp nhận thông tin và nắm bắt tổn thất. Công việc này được lãnh đạo PJICO quy định rất cụ thể cho từng đơn vị. Theo qui định hiện nay tất cả các đơn vị phải phân công người trực thông tin tai nạn và phải thiếp lập đường dây nóng 24/24h nhằm giải quyết, hướng dẫn chủ xe khi xảy ra tai nạn. Việc tổ chức thực hiện công tác này được công ty phân định rất rõ ràng. Cụ thể như sau:
- Đối với Phòng nghiệp vụ:
PJICO quy định đây là đầu mối tập hợp, cập nhật và số thông báo đường dây nóng của các đơn vị tới toàn hệ thống PJICO đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện trực tại các đơn vị để có sự đánh giá đề suất xử lý đối với các đơn vị không thực hiện tốt công tác này. Riêng với khu vực Hà Nội phòng nghiệp vụ còn có nhiệm vụ tổ chức phân công và lên lịch cụ thể việc trực thông tin tai nạn trong địa bàn thủ đô.
- Đối với các đơn vị thành viên:
Các đơn vị thành viên có trách nhiệm tổ chức phân công trực tại đơn vị 24/24h; thông báo số đường dây nóng của đơn vị mình về phòng GĐBT( kể cả các số tại các địa bàn mà đơn vị có đại diện ). Thông báo các số mới khi mở rộng phạm vi, địa bàn kinh doanh, hoặc các số có sự thay đổi do tình hình thực tế tại đơn vị.
Cách phân công và tổ chức thực hiện công tác nắm bắt thông tin tai nạn trên của PJICO là tương đối toàn diện, có độ bao phủ cao cho từng khu vực có sự hoạt động của PJICO. Nếu công tác này được thực hiện triết để và đúng tinh thần của lãnh đạo công ty sẽ góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín của công ty trong việc thực chăm sóc và đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Về chi phí phục vụ công tác giám định:
Chi phí phục vụ công tác giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba về số tuyệt đối nhìn chung đều tăng lên qua các năm từ 2003 đến 2007. (Chỉ riêng năm 2006 chi phí này có phần giảm xuống do ở năm này có sự thay đổi về chính sách của nhà nước nên số người tham gia giảm do đó số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của PJICO cũng giảm.) Sự tăng lên về chi phí này là điều dễ hiểu vì tình hình tai nạn giao thông ngày càng phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng lên, trong khi đó phạm vi hoạt động của PJICO ngày càng rộng do vậy chi phí cho công tác tổ chức giám định cũng tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, xét về tốc độ ra tăng chi phí phục vụ giám định hoặc tỷ trọng của chi phí phục vụ công tác giám định so với tổng chi toàn nghiệp vụ thì những con số này lại có xu hướng giảm. Sự giảm xuống này là do công ty thực hiện quản lý chặt chẽ mọi khoản chi của mình. Đối với công tác giám định, công ty quy định rõ chi phí thực hiện giám định như sau:
Bảng2.9:Định mức chi phí giám định bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO
Thời gian Định mức khoán
Ngay trong Tuần Dưới 3h và/hoặc phạm vi < 30 km 200.000 đồng Đến 10h và/hoặc phạm vi < 100km 300.000 đồng Trên 10h và/hoặc phạm vi >100 km 400.000 đồng Ngày lễ, chủ nhật Phạm vi 3h và/hoặc phạm vi < 30km 300.000 đồng Đến 10h và/hoặc phạm vi < 100km 400.000 đồng Trên 10h và/hoặc phạm vi > 100km 500.000 đồng
(Nguồn: Phòng bảo hiểm xe cơ giới PJICO)
Với việc quy định về chi phí giám định chặt chẽ như trên đã góp phần làm giảm bớt và minh bạch hóa các khoản chi tiêu của PJICO, đồng thời làm tăng lợi nhuận kinh doanh của toàn công ty
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, Việc giám định tổn thất vẫn còn những vướng mắc, hạn chế cần được nhận biết và khắc phục kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện công tác này.Cụ thể như:
- Cán bộ giám định còn ít về số lượng. Theo quy định của công ty hàng năm mỗi chi nhánh, văn phòng khu vực phải lựa chọn cán bộ giám định bổ sung , lên danh sách và gửi về công ty. Tuy nhiên công việc này thực hiện chậm trễ đẫn đến thiếu hụt về cán bộ giám định. Các giám định viên tại các chi nhánh cùng một lúc kiêm nhiệm quá nhiều công việc quản lý, khai thác … Chính sự thiếu hụt và không chuyên môn hoá này dẫn đên tình trạng có những thời điểm khi tai nạn xảy ra thuộc địa bàn hoặc trách nhiệm giải quyết của chi nhánh hay văn phòng khu vực, tuy nhiên việc thực hiện giám định tại các đơn vị này còn chậm trễ; Lý do chính ở đây là do cán bộ giám định đang trên hiện trường hoặc đang thực hiện công việc khác theo kiêm nhiệm của mình.
- Việc triển khai và thực hiện quy trình giám định cũng như những quy định mới của công ty về công tác giám định ở một số chi nhánh đặc biệt là những chi nhánh mới thành lập còn hạn chế dẫn đến thực hiện không đúng chủ trương của công ty….