Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đ

Một phần của tài liệu giao an nhac 7 (Trang 35 - 39)

chúng ta đi

Ngày soạn:.../... I . Mục tiêu:

- HS ôn tập để trình bày bài TĐN Chú chim nhỏ dễ thương được thuần thục hơn.

- Cung cấp cho học sinh kiến thức âm nhạc về gam trưởng, giọng trưởng. - HS được nghe giới thiệu về nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi của ông, qua đó có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam.

- Giáo dục học sinh thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có đóng góp cho sự phát triển nền âm nhạc của đất nước.

II. Giáo viên chuẩn bị:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Hát đúng một số đoạn trích trong các bài Anh vẫn hành quân, Nổi lửa lên em, Tình em dùng để giới thiệu về những bài hát của nhạc sĩ Huy Du.

III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:

HĐ của GV Nội dung HĐ của HS

Ghi bảng Hướng dẫn Yêu cầu Ghi bảng Chỉ định Hỏi Ghi bảng Hỏi Thuyết trình

ND 1: Ôn TĐN: Chú chim nhỏ dễ thương Bài TĐN được chia làm mấy câu (6 câu)

Một nửa lớp TĐN, nửa còn lại hát lời; đổi lại cách trình bày, GV nhận xét về những chỗ còn sai rồi đánh đàn hoặc làm mẫu để HS nghe và sửa cho đúng.

Yêu cầu cả lớp cùng trình bày bài, TĐN được xem sách, còn lời phải học thuộc. GV kiểm tra bài cũ bằng cách cho học sinh xung phong hoặc GV chỉ định.

ND 2: Nhạc lí: Gam trưởng, giọng trưởng

Cho học sinh đọc sách giáo khoa rồi trả lời những câu hỏi sau (4 phút)

Đơn vị đo độ cao trong âm nhạc là gì? (Cung và nửa cung)

Khái niệm về gam trưởng? Âm chủ là gì?

- Nghe đàn và đọc gam đô trưởng. Khái niệm về giọng trưởng? - Đọc bài TĐN số 4 (lớp 6) ND 3: Âm nhạc thường thức

Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi Hãy trả lời câu hỏi:

- Bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam tên là gì? Ai là tác giả? (Bản giao hưởng Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt)

- Vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam tên là

Ghi bài Nghe Thực hiện Ghi bài Đọc Trả lời Ghi bài Trả lời Nghe

Chỉ định Thực hiện Chỉ định Thực hiện

gì? Ai là tác giả? (Vở nhạc kịch Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận)

Trong những bài học trước, chúng ta được thưởng thức một số bài hát của hai nhạc sĩ quen thuộc, đó là Hoàng Việt Và Đỗ Nhuận. Hai nhạc sĩ này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với nhạc sĩ Huy Du, người viết nhiều tác phẩm âm nhạc, mà những tác phẩm đó của ông có sức sống lâu bền cùng với thời gian.

Đọc to, rõ ràng, diễn cảm lời giới thiệu về nhạc sĩ Huy Du.

Gv cho học sinh nghe băng nhạc hoặc trình bày đoạn trích một số bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Huy Du như Anh vẫn hành quân, Nổi lửa lên em, Tình em.

Đọc to, rõ ràng, diễn cảm phần giới thiệu về bài hát Đường chúng ta đi.

Nghe bài hát Đường chúng ta đi qua băng đĩa hoặc đĩa nhạc 1-2 lần. Đọc Nghe Đọc Nghe 4 . Củng cố dặn dò: - HS về nhà câu hỏi SGK

Tiết 29: Học hát: Tiếng ve gọi hè

Ngày soạn: .../... I. Mục tiêu:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Tiếng ve gọi hè.

- Luyện tập kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.

- Qua nộ dung của bài hát, hướng các em biết yêu quí, trân trọng những tháng ngày sống hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ ấu.

II. Giáo viên chuẩn bị:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài hát Tiếng ve gọi hè.

- Hat đúng mọt số đoạn trích sau đây để giới thiệu các bài hát có chủ đề về mùa hè: Mùa hoa phượng nở, Mùa hè ước mong, Hè đến rồi.

III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:

HĐ của GV Nội dung HĐ của HS

Ghi bảng Thuyết trình

ND 1: Học hát: Tiếng ve gọi hè 1. Giới thiệu bài hát:

Đối với tuổi thơ, mùa hè là những ngày mong đợi, vì đó là lúc kết thúc một năm học. Các

Ghi bài Nghe

Thực hiện

Đàn

Hướng dẫn

Hướng dẫn

Hướng dẫn

em được nghỉ ngơi, được đi tới bao miền đất mới. Đồng cảm với niềm vui đó của tuổi thơ khi chào đón mùa hè và từ những cảm xúc chân thật, các nhạc sĩ dã viết nên những bài ca thật đẹp. Các em hãy cùng nghe một số bài hát về mùa hè vui tươi như Mùa hoa phượng nở của nhạc sĩ Hoàng Vân, Mùa hè ước mong của nhạc sĩ Hoàng Lân, Hè đến rồi của nhạc sĩ Quốc Thông...Gv trình bày những bài hát trên hoặc mở băng mẫu cho học sinh nghe.

Hôm nay các em sẽ học một bài hát nữa về chủ đề mùa hè, các em nghe lời giới thiệu. 2. Nghe băng mẫu hoặc giáo viên tự trình bày.

3. Chia đoạn, chia câu: Bài hát gồm 4 câu - Câu 1: 6 ô nhịp - Câu 2: 8 ô nhịp - Câu 3: 4 ô nhịp - Câu 4: 6 ô nhịp 4. Luyện thanh: 1-2 phút 5. Tập hát từng câu:

GV dùng nhạc cụ đánh giai điệu câu một 3-4 lần, học sinh vừa nghe giai điệu vừa nhẩm câu hát trong đầu. Lưu ý thể hiện đúng nốt móc đơn chấm dôi.

Sau đó yêu cầu học sinh hát to câu này khoảng 3-4 lần cùng với tiếng đàn. Nếu vẫn có học sinh hát sai thì giáo viên vừa đàn vừa hát mẫu để sửa cho các em. Tập hát như vậy với ba câu còn lại.

6. Hát đầy đủ cả bài.

7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh: Tempo 120.

Bài hát này cần thể hiện được hai sắc thái khác nhau: Câu 1 và 4 thể hiện sự rộn ràng, náo nức, cần phải hát ngắt tiếng. Câu 2 và 3 thể hiện lòng tha thiết, phải hát thật mềm mại, dàn trải.

Trình bày hoàn chỉnh bài hát. 8. Củng cố bài:

Tạo không khí thi đua sôi nổi trong lớp học bằng cách yêu cầu học sinh nam hát thi với học sinh nữ.

- Tất cả học sinh nam trình bày bài hát, sau đó đến tất cả học sinh nữ.

- Một nhóm học sinh nam trình bày, sau đó đến nhóm học sinh nữ. Nghe Theo dõi Luyện thanh Thực hiện Thực hiện Thực hiện 4 . Củng cố dặn dò:

- HS về nhà câu hỏi SGK

Tiết 30: - Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè

- Tập đọc nhạc: TĐN số 9

Ngày soạn: .../... I. Mục tiêu:

- Học sinh ôn tập để hát thuần thục hơn bài “Tiếng ve gọi hè” và luyện tập trình bày hoàn chỉnh bài hát.

- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN Trường làng tôi.

II. Giáo viên chuẩn bị:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài hát Tiếng ve gọi hè và bài TĐN Trường làng tôi.

III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:

HĐ của GV Nội dung HĐ của HS

Ghi bảng Đàn Hướng dẫn Ghi bảng Thực hiện Hướng dẫn Đàn Hướng dẫn Hướng dẫn

ND 1: Ôn bài hát: Tiếng ve gọi hè Luyện thanh 1-2 phút

GV hát lại bài hoặc cho học sinh nghe băng mẫu.

Ôn tập: Cả lớp hát đầy đủ cả bài. GV nghe và phát hiện chỗ sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại cho đúng. Sau khi được ôn lại, GV động viên các em xung phong lên bảng trình bày bài hát để kiểm tra.

ND 2: TĐN: Trường làng tôi.

1. Chia từng câu: Bản nhạc này có bốn câu (gốm cả nhắc lại), mỗi câu đều có tám ô nhịp. Câu 1 và 3 hoàn toàn giống nhau.

2. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu. 3. Đọc gam Đô trưởng.

4. TĐN từng câu và hát lời ca.

- GV đàn giai điệu câu 1 khoảng 3 lần, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc nhạc nhẩm theo. - GV tiếp tục đàn giai điệu câu 1 ba lần, yêu cầu học sinh đọc nhạc hoà với tiếng đàn. - GV vẫn đàn giai điệu câu 1, yêu cầu học sinh tự hát lời ca của giai điệu đó.

Trong quá trình học sinh tự đọc nhạc và hát lời ca hoà với tiếng đàn, nếu chỗ nào sai GV hướng dẫn các em sửa cho đúng.

Tiến hành tương tự với các câu còn lại. Câu 3 giai điệu giống câu 1, chỉ cần để học sinh đọc nhạc một lần rồi cho ghép lời.

Ghi bài Luyện thanh Thực hiện Ghi bài Theo dõi Thực hiện Đọc gam Thực hiện Thực hiện

Thực hiện Chỉ định và Kiểm tra

5. TĐN và hát lời cả bài: Khi đệm đàn, GV dùng tiết tấu Walt, tempo 130. Cả lớp cùng nhau thực hiện TĐN và hát lời khoảng 1-2 lần.

GV hát cả bài Trường làng tôi để học sinh nghe và cảm nhận. GV giới thiệu bài hát đầy đủ gồm ba đoạn là a-b-a’, bài TĐN là đoạn đầu tiên của bài hát.

6. Củng cố bài: Kiểm tra việc trình bày bài TĐN và hát lời của từng tổ hoặc từng bàn. Với cá nhân, nếu các em xung phong và trình bày đạt yêu cầu, có thể cho các em điểm tốt. Nghe Xung phong và kiểm tra 4 . Củng cố dặn dò: - HS về nhà chép bài TĐN vào vở

Tiết 31 - Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè

- Ôn tập: TĐN số 9

Một phần của tài liệu giao an nhac 7 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w