Việt Nam Ngày soạn:.../...
I. Mục tiêu:
- HS được ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát Khúc ca bốn mùa. - Đọc đúng lời và hát thuộc lời bài TĐN Quê hương.
- Có thêm hiểu biết về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục bài Khúc ca bốn mùa, bài TĐN số 7
- Chuẩn bị băng đĩa nhạc để giới thiệu về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
Ghi bảng Đàn Thực hiện Hướng dẫn Chỉ định Ghi bảng Hỏi Hướng dẫn Ghi bảng Chỉ định Hướng dẫn Điều khiển và đánh giá
ND 1: Ôn bài hát Khúc ca bốn mùa. Luyện thanh 1-2 phút.
GV hát hoặc cho học sinh nghe bài hát qua băng nhạc.
Ôn tập: Cả lớp hát đầy đủ bài hát, GV nghe và phát hiện những chỗ còn sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại cho đúng. Sau đó GV chỉ định một vài học sinh lên bảng để kiểm tra.
ND 2: Ôn tập TĐN Quê hương. Bài TĐN được chia làm mấy câu?
Nửa lớp TĐN, nửa lớp còn lại hát lời. Sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét những chỗ còn sai rồi đánh đàn để học sinh nghe và sửa cho đúng.
Yêu cầu cả lớp cùng trình bày bài, đọc nhạc được xem sách còn hát lời phải thuộc.
GV kiểm tra bằng cách cho xung phong hoặc chỉ định.
ND 3: Âm nhạc thường thức: Vài nết về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.
Chia bài viết thành 3 hoặc 4 phần, yêu cầu học sinh đọc rõ ràng.
Tổ chức thi hát giữa các tổ trong lớp:
- Mỗi tổ tự lựa chọn 5 trong số các bài hát được giới thiệu ở trang 50. Tổ trưởng
Ghi bài Luyện thanh Nghe và nhẩm theo Thực hiện Trình bày Ghi bài Trả lời Thực hiện Ghi bài Đọc Tham gia Thực hiện
gửi danh sách cho GV rồi cử một bạn bắt nhịp. Lần lượt từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, GV ghi tên bài hát trên bảng và cho điểm từng tiết mục.
- GV cộng điểm và tuyên dương tổ đạt kết quả cao nhất.
4 . Củng cố dặn dò:
- Cho 1 HS nêu các nhạc sĩ có cống hiến cho thiếu nhi - HS về nhà câu hỏi SGK
Tiết 25 - Ôn tập và kiểm tra
Ngày soạn:.../... I. Mục tiêu:
- ôn tập, củng cố những kiến thức vừa học.
- Luyện tập kỷ năng hát đơn ca hát hoà giọng và hát đối đáp. - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát và đọc nhạc thuần thục các bài cần ôn tập.
III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
Ghi bảng Đàn và hướng dẫn Hướng dẫn và đánh giá Hướng dẫn Ghi bảng Hướng dẫn ND 1: Ôn tập:
- Ôn hai bài hát 5 phút
Trình bày hoàn chỉnh hai bài hát: Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa theo cách thức hát hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
- Ôn nhạc lí (5 phút): Quãng
Mở SGK trang 45 khuông nhạc cuối trong bài hát Khúc ca bốn mùa
Hãy đọc tên quãng giữa hai nốt nhạc gần nhau.
Ôn TĐN 5 phút: Bài tập đọc nhạc số 6,7
Nửa lớp TĐN nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét về những chổ còn sai rồi đánh đàn hoặc làm mẫu để học sinh nghe và sửa cho đúng.
ND2: Kiểm tra: Kiểm tra thực hành Ghi bài Trình bày Làm bài tập Thực hiện Ghi bài Thảo luận để KT
Ngày soạn:.../... I. Mục tiêu:
- HS được học một bài hát rất quen thuộc với người dân nước Nga bài Ca chiu sa.
- HS hát đúgn giai điệu và lời ca bài hát Ca chiu sa, luyện tập kỷ năng hát tập thể hát đơn ca.
- Qua bài hát, học sinh cảm nhận được vai trò âm nhạc trong cuộc sống (Bài Ca chiu sa đã khích lệ tinh thần chiến đấu lòng yêu nước của hồng quân Liên Xô).
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) - Đàn và hát thuần thục bài Ca chiu sa
- Tranh ảnh miêu tả phong cảnh hoặc cuộc sống của người dân nước Nga để giới thiệu bài hát Ca chiu sa.
III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
Ghi bảng Thuyết trình Chỉ định Điều khiển Hỏi Đàn Hướng dẫn Hát mẫu Đàn Hướng dẫn Nhắc nhở Hướng dẫn Yêu cầu ND 1: Học hát: bài Ca chiu sa 1. Giới thiệu về bài hát:
Người Việt Nam ai cũng biết rằng, đã từ lâu đất nước Nga đối với chúng ta không hề xa lạ. Chúng ta yêu mến người Nga và cả những bài hát của họ. Hôm nay, thầy sẽ giới thiệu với các em một bài hát Nga - Bài hát mang tên một cô gái, cái tên rất thân thuộc với người dân nước Nga - Bài Ca chiu sa.
Đọc lời giới thiệu bài hát ở trang 53 2. Nghe băng mẫu hoặc GV tự trình bày. 3. Chia đoạn, chia câu:
Bài hát được chia thành mấy câu? Mỗi câu có bao nhiêu ô nhịp? Những câu nào được nhắc lại?
(Bài hát có 4 câu. Mỗi câu có 4 ô nhịp. Câu 3 và 4 nhắc lại)
4. Luyện thanh 1-2 phút
5. Tập hát từng câu: Dịch giọng = -2
GV hát mẫu câu 1 sau đó đàn giai điệu khoảng 3 lần nhắc nhở học sinh hát nhẩm theo.
GV đàn giai điệu câu 1 và bắt nhịp 1-2 để học sinh hát hoà theo tiếng đàn.
Tập như vậy với câu 2 và nối 2 câu lại với nhau.
Tiến hành theo cách đó với các câu còn lại trong bài.
Với câu 4 có nghịch phách, GV đàn và hát mẫu nối liền hai câu cuối để học sinh hát theo cho đúng. Ghi bài Theo dõi Đọc Cảm nhận Trả lời Luyện thanh Tập nghe đàn, hát Nghe, hát nhẩm theo Hát Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện
Hướng dẫn Chỉ định
Hát lời một, yêu cầu học sinh hát nhắc lại hai câu cuối.
Một nửa lớp hát lời một, nửa còn lại hát bằng âm “La”
Nửa lớp thứ nhất hát lời hai, nửa còn lại vẫn hát âm “La”
6. Hát đầy đủ cả bài
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Tempo 110, dịch giọng = -2
Bài hát này cần thể hiện được sắc thái tha thiết, vì vậy phải hát cho mềm mại nhưng không được yếu đuối.
8. Củng cố bài:
Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một học sinh bắt nhịp cho các bạn.
Mỗi tổ cử một học sinh trình bày đơn ca bài hát này.
Thực hiện Trình bày
4 . Củng cố dặn dò: - HS về nhà câu hỏi SGK
Tiết 27: - Ôn tập bài hát: Bài Ca- chiu - sa
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8
Ngày soạn:.../... I. Mục tiêu:
- HS ôn tập để hát thuần thục bài Ca chiu sa và biết trình bày bài hát này ở mức độ hoàn chỉnh.
- HS đọc đúng giai điệu và hát lời bài TĐN Chú chim nhỏ dễ thương.
- Luyện tập kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát đối đáp.
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục bài Ca chiu sa và bài Chú chim nhỏ dễ thương.
III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Học bài mới:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
Ghi bảng
Thuyết trình ND 1: Ôn bài hát Ca chiu saLuyện thanh 1-2 phút.
Gv hát lại bài hoặc cho HS nghe bài hát qua băng nhạc.
Ôn tập: Cả lớp hát đầy đủ cả bài. GV nghe và phát hiện những chỗ còn sai. GV hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại cho đúng.
Ghi bài Theo dõi
Chỉ định Điều khiển Hỏi Đàn Hướng dẫn Hát mẫu Đàn Hướng dẫn Nhắc nhở Hướng dẫn Yêu cầu Hướng dẫn Chỉ định
Sau khi được ôn tập, GV động viên các em xung phong lên bảng hát đơn ca để kiểm tra. ND 2: TĐN: Chú chim nhỏ dễ thương.
Giới thiệu: Các em đã được học một số bài hát của Pháp như bài Con chim non, Trời đã sáng rồi...Hôm nay, chúng ta tiếp tục có dịp đến với bài dân ca nước Pháp qua bản nhạc Chú chim nhỏ dễ thương.
1. Chia từng câu: Bản nhạc được chia làm 6 câu (gồm nhắc lại) mỗi câu có hai ô nhịp, riêng câu bốn có ba ô nhịp.
2. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu. 3. Đọc gam Đô trưởng
4. TĐN từng câu.
GV nhắc HS nghe giai điệu câu một và đọc nhẩm trong đầu trong khi GV dùng nhạc cụ đánh giai điệu câu này ba lần. Sau đó yêu cầu các em cùng đọc nhạc khoảng 3-4 lần ghép với tiếng đàn.
Tiếp tục tiến hành như vậy với ba câu còn lại. Khi hết câu hai, nối với câu một để đọc một vài lần. Tương tự hư vậy với câu 3-4. Đọc nhạc đầy đủ cả bài khoảng 1-2 lần. Nhận biết từng câu và TĐN: GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu ô nhịp thứ hai của mỗi câu, yêu cầu từng học sinh cho biết đó là câu số mấy và hãy đọc nhạc đầy đủ cả câu.
5. Tập hát lời ca: Chia lớp học thành hai phần, một nửa TĐN, nửa còn lại hát lời ca. Sau đó đổi lại phần trình bày của mỗi bên, GV đánh giá.
6. TĐN và hát lời: Khi đệm đàn, GV dùng tiết tất Swing, tempo 140.
Cả lớp cùng nhau thực hiện TĐN và hát lời khoảng 1-2 lần.
7. Củng cố bài:
Tập sử dụng lối hát đối đáp: - Học sinh nam hát câu 1,3,5. - Học sinh nữ hát câu 2,4,6.
GV động viên học sinh lên bảng trình bài theo cách hát đối đáp, GV đánh giá cho điểm.
Đọc Cảm nhận Trả lời Luyện thanh Tập nghe đàn, hát Nghe, hát nhẩm theo Hát Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện Trình bày 4 . Củng cố dặn dò:
- Cho cả lớp ôn bài TĐN 1 lần - HS về nhà câu hỏi SGK