Những khó khăn của công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Nghiên cứu điển hình tại công ty Đại Hoàng Nam (TNHH (Trang 37)

Mặc dù công ty đã có những thành tựu trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu và xem xét để hoạt động mua bán hàng hóa tại công ty đạt được kết quả cao.

* Những khó khăn về mặt khách quan: Quá trình hội nhập đã giúp cho môi trường pháp lý được đổi mới phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. Nhưng ngoài những thuận lợi do nó mang lại thì nó còn tác động đến các doanh nghiệp và gây cho các doanh nghiệp một số khó khăn trong những lần đầu áp dụng. Bởi vì trước đây, các doanh nghiệp quen áp dụng các quy định trong các văn bản pháp luật như LTM 1997, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, BLDS 1995... trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, khi BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời các doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng trong áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa. Nguyên nhân của việc này đến từ cả phía Nhà nước và cả các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chưa có nhân viên trợ giúp pháp lý trong việc phân tích, tư vấn việc áp dụng pháp luật hợp đồng. Còn về phía Nhà nước, tuy hai văn bản BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời đã lâu nhưng các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành của hai văn bản này còn ít và đa phần là không cụ thể, rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.

* Những khó khăn về mặt chủ quan đối với công ty

+ Khó khăn đầu tiên là về căn cứ pháp lý khi giao kết hợp đồng tại công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty, tôi nhận thấy trong một số hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng vẫn áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 vào điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng, mặc dù Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực kể từ khi BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời. Vấn đề này của công ty xuất phát từ việc cán bộ, nhân viên trong khi soạn thảo hợp đồng đã không chú ý đến việc cập nhật các các thông tin mới, những văn bản mới điêu chỉnh về lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa

hoặc là họ đã biết nhưng vẫn làm theo thói quen. Điều này khiến cho uy tín của công ty bị giảm sút, khách hàng sẽ đánh giá công ty là một doanh nghiệp yếu về mặt pháp lý. Ngoài ra, áp dụng đúng luật cho hợp đồng sẽ đảm bảo cho hợp đồng được chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho công ty trong quá trình thực hiện. Công ty và khách hàng thường thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng là: điều khoản về hàng hóa, điều khoản về số lượng, chất lượng, điều khoản về đặt hàng, giao hàng, điều khoản về giá cả, thanh toán, điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp... Những điều khoản trên trong hợp đồng mà công ty đã thỏa thuận thường được quy định không rõ ràng mà đôi khi còn sơ sài, những điều khoản này do vậy mà không thể hiện được một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất ý chí của các bên trong hợp đồng.

+ Khó khăn về công tác thực hiện hợp đồng: Vì cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn hạn chế chưa đầy đủ còn thiếu thốn. Do vậy, việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong công ty tại một số giai đoạn còn gặp khó khăn. Điều này gây khó khăn trong việc tạo ra uy tín của công ty với khách hàng và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng là yếu tố giúp cho công ty thực hiện hợp đồng được hiệu quả. Tuy nhiện, cơ cấu lao động của công ty đa phần là các nhân viên trẻ, trình độ giữa họ chưa đồng đều còn thiếu kinh nghiệm vì thế việc thực hiện hợp đồng còn chậm, chưa linh hoạt.

+ Khó khăn trong việc quản lý chất lượng hàng hóa: Bởi vì hiện nay công ty chưa có một đội kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa nhập về. Phương pháp mà công ty áp dụng để kiểm tra hàng nhập về là dựa trên các giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa như ISO 9001 hay TCVN...

+ Khó khăn trong việc xử lý công nợ đọng trong việc thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty và bên khách hàng. Bởi vì, một số khách hàng thường chậm thanh toán sau một khoảng thời gian ngắn cho nên làm giảm khả năng quay vòng vốn kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể nói, những khó khăn trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy đã làm năng suất lao động, doanh thu và lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Thế nên công ty cần đề ra các phương hướng tháo gỡ, giải quyết triệt để những khó khăn trên, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong hoạt động mua bán hàng hóa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Nghiên cứu điển hình tại công ty Đại Hoàng Nam (TNHH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w