Kết quả các hình thức huy động vốn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Thúc đẩy và mở rộng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT bắc Hà Nội (Trang 25)

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay,các NHTM muốn tồn tại và phát triển được thì phải có những hình thức huy động vốn mà kết quả của nó đem lại là hiệu quả nhất. Với bất kỳ một NHTM nào cũng thế, hình thức huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm đều chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn huy động vốn.

Bảng 7: Tỷ trọng các hình thức huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng VHĐ 5409 100 5641 100 6065 100

+TG tiết kiệm 1720 31,8 1709 30,3 1686 27,8

* Tiền gửi thanh toán:

Mục đích của khách hàng khi mở TK tiền gửi thanh toán là hưởng các dịch vụ thanh toán qua NH. NH nào càng mở rộng thêm nhiều tiện ích thông qua TK này thì NH đó càng thu hút được nhiều khách hàng.

Với TK tiền gửi thanh toán của NHNo&PTNT Bắc HN khách hàng có thể chuyển từ các TK tiền gửi tiết kiệm sang TK tiền gửi cá nhân để thanh toán các khoản chi bất thường . Với những tiện ích như vậy, trong thời gian qua hoạt động huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán của chi nhánh đạt được nhiều kết quả khả quan.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động là rất lớn và liên tục tăng qua các năm. Thể hiện: Năm 2007 chiếm 47,1 %, năm 2008 chiếm 48.9 % và năm 2009 chiếm 49,4 % trong tổng nguồn vốn huy động.

Nguyên nhân của việc chi nhánh luôn tăng lượng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động là do trong thời gian vừa qua chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua TK tiền gửi thanh toán. Đặc biệt Chi nhánh đã đưa ra nhiều loại thẻ ATM phong phú cho

khách hàng.

* Tiền gửi tiết kiệm:

Đây là nghiệp vụ huy động truyền thống của chi nhánh và nó có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH. Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của toàn chi nhánh và các cán bộ kế toán huy động vốn, chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan.

Năm 2007, lượng tiền gửi tiết kiệm là 1720 tỷ đồng, chiếm 31,9%, năm 2008 là 1709 tỷ đồng, chiếm 32,2%, năm 2009 là 1686 tỷ đồng, chiếm 27,8% trong tổng nguồn vốn huy động.

Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi mà khách hàng gửi vào với mục đích an toàn và hưởng lãi để chờ cơ hội cho khoản đầu tư trong tương lai. Nhưng nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm giảm qua các năm , nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm vẫn chưa hoàn thiện, nó vẫn còn có một số nhược điểm.Nhược điểm lớn nhất vẫn là vấn đề về lãi suất.Do biến động của giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng biến động mạnh trong những năm gần đây, và do biến động của giá vàng, nhà đất tăng mạnh. Thêm vào đó là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán nên tiền gửi tiết kiệm của dân cư đổ dồn vào thị trường này nhiều , làm cho tỷ lệ của tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm.

Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm chưa phong phú về thể loại và hình thức, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền, chưa động viên kích thích tiềm năng trong dân cư…… Tất cả các yếu tố trên làm cho huy động

Một phần của tài liệu Thúc đẩy và mở rộng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT bắc Hà Nội (Trang 25)