Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông thương hiệu nước uống tinh khiết Joyful

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu nước uống tinh khiết Joyful tại công ty cổ phần thương mại đầu tư Hoàng Gia (Trang 33)

1. Tình hình tài chính trong công ty.

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông thương hiệu nước uống tinh khiết Joyful

trong việc bán hàng, giải quyết các vấn đề của khách hàng, lập kế hoạch và dự báo doanh số bán, thu thập các thông tin thị trường và thực hiện những nhiệm vụ marketing khác như: giúp các trung gian xây dựng các kế hoạch marketing, thực hiện các biện pháp marketing…

Lực lượng bán hàng của Joyful là những người có trìng độ chuyên môn, có khả năng giao tiếp, có mối quan hệ rộng cũng như am hiểu về tình hình thị trường có tính chuyên nghiệp cao. Đây là lực lượng quan trọng trong việc tạo ra khách hàng cho Joyful. Do tầm quan trọng của lực lượng này nên nhà máy rất chú ý từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến thực hành.

Chế độ đãi ngộ cho lực lượng này cũng được đảm bảo. Ngoài phần lương cố định, các nhân viên bán hàng sẽ nhận được từ 3.5 đến 10 % tổng doanh thu bán hàng của mình trong tháng tuỳ từng khu vực. Bình quân mức thu nhập của lực lượng này là 5.5 triệu đồng/ tháng.

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông thương hiệu nước uốngtinh khiết Joyful tinh khiết Joyful

Nhìn chung đối với một sản phẩm mới chưa có thương hiệu như Nước Joyful được đưa vào thị trường gần 10 năm mà đã có một vị trí, uy tín trên thị trường. Đó là một sự thành công lớn của nhà máy Nước Joyful. Có được sự thành công là do ban lãnh đạo Công ty đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt công ty đó biết vận dụng lý thuyết marketing vào trong thực tiễn kinh doanh. Các chương trình và chiến lược từ chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, đặc biệt là chính sách xúc tiến hỗn hợp đến các kế hoạch marketing đều được Công ty xây dựng và tiến hành rất có hiệu quả.

Hình ảnh 2.4: giải thưởng sao vàng thủ đô năm 2008

Hình ảnh 2.5: Các danh hiệu đã đạt được của công ty.

Tuy nhiên cũng cần xem xét lại một số hạn chế sau.

+ Thứ nhất ; về quảng cáo: Các hoạt động của hãng nước tinh khiết Joyful chưa có chương trình quảng cáo khác trên báo chí, phát thanh, và truyền hình.

+ Thứ hai ; về hoạt động xúc tiến bán: Hoạt động xúc tiến bán sản phẩm nước Joyful quá dày đặc ở khu vực Hà nội, bình quân 1 tháng 1 lần và được kéo dài gần 2 tuần. Đối với các tỉnh lẻ thì 2 tháng có 2 lần khuyến mại. Do tần suất quá dày như vậy

cho nên các công việc chuẩn bị cho chương trình khuyến mại luôn chồng chéo lên nhau. Mặt khác chương trình này không được thông báo cụ thể cho người tiêu dùng và đặc biệt nó không nghiên cứu xem tiến hành vào thời điểm nào thì có hiệu quả. Mặt khác, các khâu quản lý trong hoạt động xúc tiến bán các khâu quản lý trong hoạt động xúc tiến bán chưa thực sự chặt chẽ. Vì trong thời gian khuyến mại các đại lý cấp II, cửa hàng bán lẻ và đặc biệt là người tiêu dùng thường được nhận ít hơn món quà, phần thưởng của nhà sản xuất mà lẽ ra họ được hưởng. Ngoài ra một số đại lý và cửa hàng đăng ký số lượng hàng hóa nhiều trong thời gian khuyến mại, để rồi sau đó tiêu thụ không hết, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây ra sự lãng phí, ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công ty.

+ Thứ ba, là ngân sách cho hoạt động truyền thông của nhà máy chỉ được dựa

vào số phần trăm trên doanh số bán dự kiến. Cơ sở cho việc lựa chọn này chính là mối quan hệ giữa doanh thu đạt được và lượng chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến bán. Công ty nhận thấy rằng khi đầu tư cho hoạt động xúc tiến thì doanh thu của Joyful tăng lên đáng kể. Còn phương pháp cân bằng cạnh tranh, phương pháp dựa vào mục tiêu-nhiệm vụ thì Joyful chưa xác định được.

+ Thứ tư, là hệ thống nhận diện chưa đồng bộ và hoạt động truyền thông còn kém hiệu quả. Dẫn đến việc khách hàng vẫn chưa nhận biết được thương hiệu Joyful một cách rõ ràng.

Nguyên nhân chính ở đây là:

Công ty chưa có phòng ban riêng để nghiên cứu, thực hiện các hoạt động về quản trị thương hiệu, nhất là đưa ra các biện pháp truyền thông cho thương hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty thiếu đi nguồn nhân lực có trình độ về thương hiệu nhất là phát triển truyền thông thương hiệu. Nguồn nhân lực về lĩnh vực này phải được đào tạo chuyên sâu về marketing, về thương hiệu, về các vấn đề nằm trong nó.

Với sự biến động không ngừng của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự ra đời của hàng loạt các công cụ truyền thông, thì việc thiếu đi một chiến lược riêng biệt cho phát triển truyền thông thương hiệu cũng là một thiếu sót lớn để làm tăng giá trị thương hiệu của công ty cũng như cảm nhận của khách hàng.

Ngân sách của CTCPTMDT Hoàng Gia dành cho hoạt động phát triển truyền thông thương hiệu còn nhiều eo hẹp, dẫn đến việc:

- Hệ thống nhận diện thương hiệu chưa đồng bộ và chưa được truyền thông hiệu quả nên tỷ lệ người tiêu dùng biết về hệ thống nhận diện này còn thấp.

- Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, PR chưa được khách hàng biết đến.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu nước uống tinh khiết Joyful tại công ty cổ phần thương mại đầu tư Hoàng Gia (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w