CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VẬN HAØNH:

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm cấp nước tập trung công suất 750 m3 ngày.đêm tại xã Bình Lợi huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chính Minh (Trang 118)

- Làm vệ sinh trạm. - Chuẩn bị vôi và Clo.

• Liều lượng châm vôi, clo dựa trên thí nghiệm mẫu nước (Jatetest).

• Chuẩn bị vôi, clo đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động của trạm liên tục.

- Kiểm tra tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị và các công trình xử lý:

• Dầu mỡ đầy đủ.

• Khớp nối của máy bơm và động cơ an toàn, đảm bảo đồng trục.

• Trục máy bơm và động cơ quay dễ dàng, điện pha đầy đủ, đủ điện thế, mạch

điều khiển, mạch bảo vệ hoạt động tốt.

• Tình trạng đóng mở van trong hệ thống.

- Hệ thống xử lý gồm có các công trình: giếng, giàn mưa, bể lắng đứng, ngăn chứa trung gian, bồn lọc áp lực và bể chứa nước sạch.

- Trước khi đưa hệ thống vào hoạt động cần phải kiểm tra các thiết bị và hạng mục công trình, làm vệ sinh trạm xử lý khử trùng bằng clo.

- Kiểm tra hệ thống điện của trạm đảm bảo hoạt động tốt.

- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van trong hệ thống, kiểm tra các đoạn ống nối xem đã khít chưa.

- Các công việc trong trạm xử lý chủ yếu được vận hành bằng tay. Do vậy phải kiểm tra và theo dõi thường xuyên hoạt động của trạm xử lý.

- Cho hệ thống vận hành không có hóa chất để cho các thiết bị hoạt động ổn định rồi sau đó mới xử lý sạch bằng hóa chất.

- Đối với máy bơm cấp 1: sau khi công tác lắp đặt kết thúc cần chạy thử để kiểm tra xem việc lắp đặt tổ máy có sai sót gì không, tổ máy làm việc êm có bị cọ xát giữa phần quay và phần đứng yên không.

+ Thử máy chia làm hai giai đoạn: thử không tải và thử với áp lực công tác. Thử không tải nước bơm lên lại xả đi. Khi thử không tải cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Tổ máy làm việc êm.

* Không có sự rò rĩ ở bộ phận hơi, làm nguội, bộ phận làm khít.

+ Quá trình thử không tải kết thúc nếu tổ máy làm việc bình thường và ổn định sau hai giờ.

+ Cuối cùng là thử có tải.

+ Cho tổ máy làm việc trong hệ thống với lưu lượng và áp lực công tác liên tục trong 4 giờ. Nếu tổ máy làm việc bình thường và đáp ứng các thông số kĩ thuật qui định thì cho phép đưa vào vận hành.

6.2 TRÌNH TỰ VẬN HAØNH:

Đưa trạm xử lý vào hoạt động theo trình tự: - Mở các van đưa nước lên giàn mưa.

- Đưa trạm bơm giếng vào hoạt động.

- Mở van đưa nước xuống bể lắng mực nước trong ngăn lắng khoảng 0,4m. - Khởi động hệ thống châm vôi và clo.

- Quan sát qua bể lắng.

- Khởi động các xiphông đưa nước vào bể lọc. - Xả nước lọc dầu.

- Mở van đưa nước đã lọc vào bể chứa. - Châm clo khử trùng nước ở bể chứa. - Đưa trạm bơm II vào hoạt động. -Thí nghiệm mẫu nước.

Các biện pháp quản lý kĩ thuật của trạm xử lý nước:

Mục đích của quản lý kĩ thuật: nhằm đảm bảo công suất và chất lượng nước phát ra với giá thành rẻ nhất. Để đạt mục tiêu này yêu cầu những người quản lý phải nắm vững những thông số thiết kế và quy trình vận hành các công trình do cơ quan thiết kế đề ra.

Các biện pháp xử lý kĩ thuật của trạm xử lý nước cần được thực hiện là:

+ Cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ, đảm bảo các công trình thiết bị trong nhà máy luôn hoạt động bình thường.

+ Thường xuyên theo dõi, đảm bảo chế độ hoạt động hợp lý nhất cho các công trình và thiết bị.

+ Lập kế hoạch kiểm tra và sữa chữa định kỳ, kiểm tra định kỳ các thiết bị. + Kiểm tra chất lượng nước định kỳ cả trước và sau khi xử lý.

+ Xác định đúng và kịp thời lượng hóa chất hợp lý nhất dùng để xử lý nước theo từng thời kỳ trong năm.

+ Chuẩn bị chu đáo cho các công trình và thiết bị hoạt động vào thời gian cao điểm nhất trong năm.

+ Tẩy rửa định kỳ các công trình và thiết bị.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hoạt động của các công trình và thiết bị trong trạm xử lý nước, cần thực hiện một số yêu cầu sau:

+ Cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những cải tiến kỹ thuật để không ngừng nâng cao công suất và hiệu quả làm viêc của các công trình thiết bị.

+ Không ngừng cải tiến tổ chức công việc một cách khoa học để đảm bảo sự làm việc nhịp nhàng giữa các khâu. Đưa tự động hóa vào công tác quản lý để nâng cao năng suất làm việc.

+ Phải nghiêm chỉnh chấp hành những điều lệ về an toàn lao động. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lý.

+ Đối với mỗi loại công trình thì đều có các vấn đề kỹ thuật cụ thể do đó cần phải nắm vững yêu cầu và các biện pháp quản lý trong suốt quá trình quản lý kỹ thuật của trạm xử lý.

+ Ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký tình trạng hoạt động của các bộ phận hàng ngày.

Nội dung quản lý kỹ thuật của trạm xử lý nước: 1. Tổ chức quản lý:

Tất cả các công trình trong trạm xử lý nước trước khi đưa vào vận hành thử cần phải được khử trùng bằng Clo.

Trước khi đưa công trình vào hoạt động chính thức cần phải chạy thử một thời gian cho đến khi đạt tiêu chuẩn chất lượng nước.

Sau khi sửa chữa lớn các công trình cần được kiểm tra lại toàn bộ và ghi nhận xét vào sổ nhật ký sửa chữa. Sau đó, phải khử trùng bằng Clo hoặc Clorua

2. Kiểm tra định kỳ các thiết bị và công trình trong trạm:

Một số các công trình cần được kiểm tra thường xuyên:

Giàn mưa, bể lắng: cần quan sát kỹ, cọ rửa trong thành và các vách ngăn riêng

đối với giàn mưa cần tăng số lần cọ rửa thành vách trong năm; kiểm tra phần móng công trình; kiểm tra tình trạng làm việc các van, ống; thông tắc giàn ống hay máng phân phối; kiểm tra độ rò rỉ tối thiểu 1 năm 1 lần.

Bồn lọc áp lực: đây là công trình quan trọng quyết định hiệu quả xử lý của toàn

trạm. Vì vậy khi kiểm tra định kỳ cần phải thực hiện kiểm tra định kỳ các khâu sau:

+ Kiểm tra chiều cao lớp vật liệu lọc, quan sát bề mặt lớp lọc, ít nhất 3 tháng 1 lần.

+ Trước khi rửa lọc: đặc biệt chú ý đến độ nhiễm bẩn của lớp vật liệu lọc, chiều

dày lớp cặn đóng trên bề mặt lớp vật liệu lọc...

+ Sau khi rửa lọc: kiểm tra các tình trạng trong lớp vật lọc, việc rửa lọc có đạt yêu

cầu hay không...

+ Kiểm tra thời gian và cường độ rửa lọc; tình trạng làm việc của các van khóa và đường ống.

+ Thử nghiệm độ rò rỉ tối thiểu 1 năm 1 lần.

Bể chứa nước sạch: khi kiểm tra định kỳ cần quan sát bên trong bể, quan sát các

van và các đường ống dẫn nước ra, vào bể mỗi năm 1 lần.

Thiết bị pha chế hóa chất: cần quan sát thường xuyên các ống dẫn nếu có nghi

ngờ cần phải tiến hành thử nghiệm độ rò rỉ.

Các công trình và thiết bị khác: cũng cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời

phát hiện những sai phạm kỹ thuật và xử lý.

3. Đưa hệ thống vào vận hành:

6.3 THAO TÁC VẬN HAØNH HẰNG NGAØY & CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG: Hướng dẫn các thao tác vận hành và bảo dưỡng:

6.3.1 Trạm bơm giếng:

Trình tự thao tác được đưa vào vận hành ở trạm bơm giếng như sau: - Xả khí trên đường ống đẩy.

- Đóng van đồng hồ áp lực. - Đóng van trên đường ống đẩy. - Đóng van trên đường ống xả. - Cho động cơ bơm hoạt động. - Mở van trên đường ống xả.

- Sau 2 phút xả mở van trên đường ống đẩy. - Mở van đồng hồ áp lực.

- Điều chỉnh van trên đường ống đẩy căn cứ vào: + Lưu lượng khai thác.

Nếu các thông số này không đảm bảo phải kiểm tra lại một trong những nguyên nhân :

- Điện áp nguồn.

- Công suất của bơm lắp đặt. - Độ sâu đặt ống hút của bơm. - Khả năng khai thác của giếng.

Ngừng bơm đang hoạt động theo trình tự:

- Từ từ đóng van trên đường ống nay. - Tắt động cơ máy bơm.

Quy định cho giếng hoạt động lại sau khi sửa chữa đường ống nước thô có xả hết nước trong ống:

Khi có sự cố trên đường ống nước thô phải ngưng giếng sửa chữa và xả hết nước trong đường ống, công nhân trực giếng cần lưu ý: sau khi xả hết nước trong đường ống, công nhân phải mở hết các van xả khí của cum van chống va. Nếu việc sửa chữa kéo dài sang ca khác thì công nhân khi nhận lệnh cho giếng hoạt động lại phải kiểm tra các van xả khí này, để đảm bảo cho các van xả khí đã được mở hết. - Quy trình bảo dưỡng giếng khoan:

Bảo dưỡng định kỳ: toàn bộ công trình ( 2 năm một lần).

Các bước bảo dưỡng công trinh:

- Bước 1: Ngừng bơm và tắt các thiết bị liên quan.

- Bước 2: Tháo bơm và các thiết bị phụ trợ của bơm trong giếng khoan.

- Bước3: Dùng bơm khí nén để thôi rửa giếng khoan, làm sạch cặn bẩn trên ống lọc, ống lắng và thông tắc tầng chứa nước sau một khoảng thời gian làm việc. - Bước 4: Kiểm tra ống chống, ống lọc và ống lắng. Nếu có dấu hiệu hư hỏng phải gia cố nếu thấy cần thiết.

- Bước 5: Lắp đặt bơm và các thiết bị trở lại ban đầu.

- Quy trình bảo dưỡng bơm cấp 1:

Bảo dưỡng định kỳ: toàn bộ trạm bơm (6 tháng một lần).

Các bước bảo dưỡng:

- Bước 1: Tắt toàn bộ hệ thống bơm và nguồn điện liên quan đến bơm và các thiết bị phụ trợ khác.

- Bước 2: Kiểm tra và tháo các thiết bị phụ kiện cần bảo dưỡng và chỉnh sửa của bơm và trên đường ống.

- Bước 3: Phân loại các chi tiết và phụ kiện theo yêu cầu bảo dưỡng để dễ dàng cho việc bảo dưỡng. Các phụ kiện và các thiết bị khác có cùng yêu cầu bảo dưỡng được sắp xếp vào một nhóm.

- Bước 4: Bảo dưỡng từng nhóm thiết bị như: Lau chùi các thiết bị và phụ kiện bị bám bụi.

Tra dầu các thiết bị dễ bị hen rỉ và làm việc trong điều kiện chịu ma sát.

Thay thế các thiết bị hỏng hóc hoặc làm việc không đảm bảo khả năng yêu cầu. Kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị vừa bảo dưỡng để khắc phục các sai sót và thay thế các phụ kiện không đạt yêu cầu nếu có.

- Bước 5: Lắp các thiết bị và phụ kiện lại như ban đầu, xiết chặt bu-lông đai ốc tại các khớp nối.

- Bước 6: Kiểm tra lại các thiết bị và của cả hệ thống để chắc chắn hệ thống có thể hoạt động bình thường. Đặt biệt là hệ thống cách điện.

- Bước 7: Vận hành thử bơm và trạm bơm theo các thông số.

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm cấp nước tập trung công suất 750 m3 ngày.đêm tại xã Bình Lợi huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chính Minh (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w