Nước là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Không có nước, cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được. Hằng ngày cơ thể con người cần từ 3 đến 10 lít nước cho các hoạt động bình thường. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn, uống đi vào cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo đường bài tiết (mồ hôi, nước giải…) thải ra ngoài.
Ngày nay, do sự công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải biết sử lý các nguồn nước cấp để có được đủ lượng nước sử dụng và đảm bảo đạt chất lượng cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, cho chính mình và giải quyết những hậu quả do mình gây ra.
Trong sử lý nước, chất lượng nước nguồn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy trong những điều kiện cho phép cần chọn nguồn nước có chất lượng tốt nhất để có được hiệu quả sử lý cao.
Khu vực thiết kế có hệ thống kênh rạch chằn chịt nhưng bị ô nhiễm nặng và chủ yếu là kênh rạch nhỏ. Mặt khác, nguồn nước ngầm ở đây có chất lượng và trữ lượng tốt, cho nên nguồn nước được lựa chọn ở đây là nguồn nước ngầm thuộc tầng
chứa nước Pliocen trên (N2
2) có độ sâu 200 mét.
3.2 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC:
Nguồn nước khai thác được lấy trực tiếp tại miệng giếng theo các yêu cầu kỹ thuật lấy mẫu được quy định. Kết quả được xét nghiệm tại Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM vào ngày 05/04/2007 và Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (xét nghiệm kim loại nặng).
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH KẾT QUẢ TIÊU CHUẨN 1329/2002/BYT-QĐ 1 pH - 6.2 6.5-8.5 2 Độ cứng mgCaCO3/l 30 ≤300 3 Cl− mg/l 15.59 ≤250 4 NO22- mg/l KPH ≤3 5 NO3- mg/l 0.24 ≤50 6 SO42- mg/l KPH ≤250 7 NH4+ mg/l 0.3 ≤1.5 8 PO43- - 0.02 - 9 Fe tổng mg/l 10.17 ≤0.5 10 Kiềm tổng - 87 -
11 Chất hữu cơ (tính theo KmnO4) - KPH ≤2
12 Escherchia Coli /100mL 0 0 13 Coliform /100mL 0 0 14 Cr mg/l 0.037 ≤0.05 15 As mg/l KPH ≤0.01 16 Hg mg/l KPH ≤0.001 17 Pb mg/l KPH ≤0.01 18 CN− mg/l KPH ≤0.07
(Nguồn: Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Tp.HCM)
3.3 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ:
- Nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt theo tiêu chuẩn kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ Y tế.
- TCVN 33 – 2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình TCTK - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD VN 356 – 2005: Kết cấu BT và BTCT
- Tiêu chuẩn thiết kế TCXD VN 45 – 78: Nền nhà và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD VN 5575 – 1991: Kết cấu thép
3.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT:
+ Nước trong đới thông khí: Đới thông khí là lớp đất đá giới hạn từ mặt đất đến bề mặt nước ngầm thấm nước. Trong đới này, không khí có thể tự do lưu thông nhưng không hoàn toàn bão hòa nước. Nước trong đới thông khí bao gồm đủ các dạng: nước không trọng lực, nước mao dẫn và nước trọng lực, ở các trạng thái lỏng hoặc hơi.
+ Nước ngầm là loại nước trọng lực dưới đất ở trong tầng chứa nước thứ nhất kể từ trên mặt xuống. Phía trên tầng nước ngầm thường không có lớp cách nước che phủ và nước trọng lực không chiếm hết toàn bộ bề dày của đất đá thấm nước, nên bề mặt của nước ngầm là một mặt thoáng tự do. Điều này quyết định tính chất không có áp của nước ngầm. Trong một số trường hợp, trong đới thông khí có thấu kính cách nước nằm đè lên bề mặt nước ngầm sẽ làm cho nước ngầm có áp lực cục bộ.
- Phạm vi phân bố của nước ngầm phụ thuộc vào địa lý tự nhiên. Điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất của khu vực.
- Nước ngầm vận động dưới tác dụng của độ chênh mặt nước, nó chảy từ nơi có mực nước ngầm cao đến nơi có mực nước ngầm thấp.
- Nước ngầm có miền cung cấp và miền phân bố trùng nhau. Do không có tầng cách nước phía trên nên nước mưa, nước mặt ở trên có thể dễ dàng thấm qua đới thông khí xuống cung cấp cho nước ngầm trên toàn bộ diện tích miền phân bố của nó. Vì vậy làm cho động thái của nước ngầm (tức là sự biến đổi của mực nước, lưu lượng, nhiệt độ, thành phần của nước theo thời gian) biến đổi mạnh mẽ theo các yếu tố khí lượng, thủy văn.
- Trong mùa mưa, nước mưa, nước mặt ngấm xuống cung cấp cho nước ngầm làm cho mực nước ngầm dâng lên cao. Do vậy bề dày tầng chứa nước tăng lên. Ngược lại vào mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp. Nhiệt độ của nước cũng biến đổi theo mùa.
- Về nguồn gốc của nước ngầm, thường là nguồn gốc ngấm, tức là do nước mưa, nước mặt ngấm xuống. Trong một số trường hợp, nước ngầm có nguồn gốc ngưng tụ, khá phổ biến là nước ngầm có nguồn gốc hỗn hợp từ nước ngấm và nước ở dưới sâu đi lên theo các đứt gãy kiến tạo hoặc các cửa sổ địa chất thủy văn.