Công nghệ được đề xuất:

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm cấp nước tập trung công suất 750 m3 ngày.đêm tại xã Bình Lợi huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chính Minh (Trang 50)

Dựa trên tính chất của nước nguồn ta thấy hàm lượng sắt của nước nguồn khá cao (10,17mg/l) và pH thấp (6,2) nên công nghệ xử lý được đề xuất như sau:

Giếng – Trạm Mạng lưới

Bơm cấp 1 cấp nước

Thuyết minh công nghệ xử lý:

Nước từ giếng khoan được dẫn lên giàn mưa nhờ vào bơm cấp 1, tại đây sẽ xảy

ra quá trình khử khí CO2 và hòa tan O2 vào nước, đồng thời sẽ xảy ra quá trình oxi

hóa Fe2+ thành Fe3+. Nước sau khi qua giàn mưa sẽ được vào trong bể lắng đứng.

Tại bể lắng phần lớn các bông cặn sẽ được lắng xuống đáy bể. Tiếp theo sau đó nước sẽ được dẫn sang bể lọc, tại đây sẽ xảy ra quá trình làm sạch nước thông qua các lớp vật liệu lọc nhằm tách các hạt cặn lơ lửng, vi sinh vật trong nước. Sau đó nước sẽ được đưa sang bể chứa nước sạch và châm Clo vào khử trùng nước. Nước sẽ được đưa lên thủy đài trước khi phân phối vào mạng lưới cấp nước nhờ vào bơm cấp 2.

Giàn mưa Bể lắng

đứng Bể lọc áp lực nước sạchBể chứa Thủy đài

Nâng

pH Châm

Clo

Chôn

So với các hệ thống xử lý truyền thống khác thì công nghệ này có ưu điểm:

- Công trình đơn giản, hiệu quả cao và ổn định.

- Bồn lọc áp lực được chế tạo bằng thép và lắp ráp thành cụm nên khi cần di dời thì chỉ cần tháo các ống nối, thời gian xây dựng lắp đặt nhanh. Mặt trong thiết bị được phủ lớp chống ăn mòn, tăng thời gian sử dụng. Hệ thống được điều khiển hoàn toàn tự động, chiếm diện tích mặt bằng ít hơn so với công nghệ truyền thống là các bể xây bằng xi măng. Nước có áp lực nên không xảy ra hiện tượng chân không trong các lớp lọc.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì hệ thống này cũng còn tồn tại một số khuyết điểm:

- Bồn lọc sử dụng sắt thép nhiều nên chi phí đầu tư lớn.

- Bể lọc kín nên không quan sát được lượng vật liệu lọc mất đi có thể dẫn đến việc bể lọc làm việc kém hiệu quả dần.

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

4.1 THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN:

4.1.1 Cơ sở tính toán cho hệ thống cấp nước tập trung

a. Lưu lượng tính toán cho hệ thống cấp nước tập trung được xác định theo công thức: Qngày.TB(m3/ngày_đêm) = q Nn fi D n + ∑ 1000 . . Trong đó:

qn = tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ( lấy theo bảng 3.1/5 TCXDVN33:2006)

nn = số dân tính toán tương ứng với tiêu chuẩn cấp nước qn

fi = tỷ lệ dân được cấp nước ( lấy theo bảng 3.1/5 TCXDVN33:2006)

D = Lượng nước phục vụ công cộng, dịch vụ, công nghiệp, thất thoát, nước cho bản thân nhà máy xử lý nước và lượng nước dự phòng ( lấy 5 – 10% tổng lưu lượng nước phục vụ ăn uống).

- Đô thị loại I:

+ Tiêu chuẩn nước sinh hoạt (a): ngoại vi : 120 lít /người.ngày + Tỷ lệ dân được cấp nước (a): ngoại vi 80%

+ Nước phục vụ công cộng (b): 10% x a + Nước thất thoát (c): 17% x ( a + b)

+ Nước cho nhu cầu riêng của nhà máy: 7% x (a + b + c ) + Nước dự phòng: 10% x a

b. Lưu lượng tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất Qmax.ngày và ít nhất

Qmin.ngày :

Qmax.ngày(m3/ngày_đêm) = Qngày.TB x Kngày.max

Trong đó:

+ Kngày hệ số dùng nước không điều hòa ngày phụ thuộc đến cách tổ chức đời sống xã hội, chế độ làm việc và sự thay đổi nhu cầu dùng nước theo mùa…

+ Đối với TP.HCM có thể áp dụng + Kngày như sau:

Kngày.max = 1.1 – 1.2 ; Kngày.min = 0.8 – 0.9

c. Lưu lượng tính toán trong 1 giờ phải được xác định theo công thức:

qgiờ.max = Kgiờ.max x 24 max . ngày Q ; qgiờ.min = Kgiờ.min x 24 min . ngày Q Trong đó:

+ K: hệ số dùng nước không điều hòa giờ.

Kgiờ.max = αmaxβmax = 1,2 x 1,6 =1,92 Kgiờ.min = αminβmin = 0,4 x 0,2 =0,08

+ α : hệ số kể đến chế độ tiện nghi, chế độ làm việc của công trình…

αmax = 1.2 – 1.5

αmin = 0.4 – 0.6

+β : hệ số kể đến số dân sống trong khu dân cư ( lấy theo bảng 3.2/6 TCXDVN33:2006)

→ 4.400 dân : βmax = 1.6 ; βmin = 0.2

d. Tính toán công suất thiết kế giếng:

Qthiết kế giếng =

T Qmax.ngày

(m3/ giờ)

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm cấp nước tập trung công suất 750 m3 ngày.đêm tại xã Bình Lợi huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chính Minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w