Góp phần bảo vệ chủ quyền vùng đất Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 55)

Nhiều người Hoa khi đến Nam Bộ đã đóng góp tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền vùng đất này. Tiêu biểu như cha con Mạc Cửu, cha con Trần Thượng Xuyên.

Nặc Thâm ở Chân Lạp dẫn quân Xiêm tới xâm lấn Hà Tiên. Mạc Cửu chống lại không được bèn chạy ra giữa Trung Kỳ. Nặc Thâm bèn cướp hết của cải rồi đi. Sau đó Mạc Cửu trở về Hà Tiên xây đồn bảo vệ ngoài xa, canh phòng nghiêm ngặt làm kế phòng thủ. Có thể nói, Mạc Cửu gắn bó sâu sắc với đất Hà Tiên, dù có lúc quân Xiêm đã dụ dỗ, đã bắt buộc ông về Xiêm nhưng ông đã trốn thoát về xây dựng Hà Tiên.

Con trai Mặc Cửu là Mặc Thiên Tứ, kế tục cha xây dựng và bảo vệ đất Hà Tiên ngày càng phồn thịnh. Từ khi cha làm thống binh ở Hà Tiên, Mặc Thiên Tứ lo củng cố thành lũy tuyển lựa binh lính, đắp thêm thành bao, biến nơi đây thành tiền đồn canh giữ cả đất Gia Định, ông đã nhiều lần chống trả lại quân Xiêm và quân Chân Lạp vào cướp phá Hà Tiên trong suốt thời gian từ 1739 đến 1773. Bằng chứng là năm 1772, ngụy vương Xiêm La là Phi Mã Tôn đem quân cướp Hà Tiên, quyết san phẳng thành lũy. Mặc Thiên Tứ lúc đó đang trấn giữ Trấn Giang, đã chiêu tập binh mã chiến đấu với kẻ thù. Thực ra, trước đó năm 1766, Thiên Tứ đã cảnh giác trước sự chuẩn bị chiến thuyền tới xâm lấn Hà Tiên của Xiêm La. Năm 1771 ông đã cho người dò xét được việc Xiêm La sắp sửa đánh úp Hà Tiên, xin Tống Văn Khôi đang trấn giữ Gia Định cho quân tới giúp nhưng Khôi chần chừ phát binh. Vì thế, mới có việc năm 1772 Hà Tiên bị thất thủ. Cả cuộc đời Mặc Thiên Tứ đã dốc sức bảo vệ miền đất này.

Về Trần Thượng Xuyên, ông nhiều lần đánh Cao Miên sang xâm phạm (1699 đến 1700). Năm 1717, Trần Thượng Xuyên khi hạ thành La Bích của Nặc Thâm thuộc Xiêm. Ông đã gởi gắm phần đời còn lại của mình nơi này và yêu nó như đất Trung Hoa của mình. Khi mất người đời sau nhớ công đức lập đền thờ. Trong niên hiệu Minh Mệnh và Thiệu Trị đều phong làm thượng đẳng thần đến nay xã Dân Rần còn phụng tự hương

hỏa. Ngày nay, đền thờ Trần tướng quân ở địa phận thôn Tòng Chính huyện Bình Dương.

Trần Đại Đinh cũng là tấm gương chiến đấu hết mình bảo vệ lãnh thổ. Ông tham gia chinh chiến, xông pha trận mạc bao phen thắng lợi. Năm 1731, ông cùng tướng Long Môn đánh quân Chân Lạp ở Phù Viên (Vườn Trầu _Khúc Mụn) lập công lớn. Ông lại cùng Trương Quốc Vĩnh, Nguyễn Cửu Chiêm chia quân làm 3 đường truy kích địch đến tận Ba Nam thắng lớn. Năm 1732, Trần Đại Định lại một lần nữa mang quân sang Lò Việt tiếp tục đánh thắng quân Chân Lạp khiến giặc không còn dám lấn biên. Sau đó, ông bị nghi oan và bị chết ở trong ngục, chúa Nguyễn Phước Chú thương xót ông cho truy tặng hàm đô đốc đồng tri.

Song song với việc có công lao trong việc đánh đuổi ngoai xâm, di dân người Hoa còn có công dẹp bọn phản loạn, cướp biển, bảo vệ trị an cho vùng đất Nam Bộ. Năm 1767, Mạc Thiên Tứ cho quân vây bắt Hoắc Nhiên vốn là người Triêu Châu am thông võ nghệ, thường tụ tập đồng lõa để cướp bóc. Vào khoảng năm 1767, Hoắc Nhiên thấy đảo Cổ Công là nơi hiểm trở hẻo lánh bèn chiếm cứ làm sào huyệt, chúng tiến hành đón cướp thuyền buôn Nam Bắc ra vào dọc biển, cướ đoạt của cải của dân Tiêm La tị nạn. Chúng hoành hành ngang ngược và miêu toan chiếm đoạt trấn Hà Tiên nhưng thất bại.

Đến năm 1770, Hà Tiên lại bị âm mưu đánh úp một lần nữa. Một lính đảo ngũ là Phạm Lai họp đảng ở Vũng Thơm, Cần Vọt cùng Viên Ly Ma Lư ( người Bồ Đà), Ốc Nha Kê (Chân Lạp), họp bọn có hơn 800 quân và mười năm chiến thuyền chia làm hai đường thủy bộ tới cướp Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đánh phá được, đâm chết Lâm Pha trên sông, bắt được Kê Lư đem chém.

Hà Tiên - vốn là xứ xa triều đình, gần đó lại có nhiều đảo nhỏ cho bọn cướp, bọn phản loạn cư trú nên Hà Tiên liên tiếp gặp phải âm mưu đánh phá. Năm 1771, bọn Trần Thái (người Triêu Châu ) liên kết với người họ Mạc là Mạc Sủng, Mạc Khoan làm nội ứng song thất bại, Trần Thái dẫn hai vạn quân thủy bộ Xiêm đánh phá trấn Hà Tiên nhưng bị Thiên Tứ dẹp loạn.

Như vậy, việc người Hoa tham gia lãnh đạo quân đội chiến thắng bọn xâm lược và bọn phản loạn đã củng cố tình đoàn kết giữa hai cộng đồng Hoa - Việt. Sự hòa đồng diễn ra mau chóng hơn, bởi khi chiến tranh là lúc đoàn kết gắn bó con người với nhau. Ngoài những người Hoa đóng vai trò lãnh đạo thì những di dân người Hoa được tuyển quân bình thường như người Việt theo quy chế của triều Nguyễn. Đây là một lực lượng không nhỏ góp phần vào việc dẹp yên bọn xâm lược và quân phản loạn.

Nhìn chung, thì mọi việc người Hoa tham gia vào đời sống chính trị ở nơi mà họ mới trú ngụ là điểm đặc biệt. Điều đó, chứng tỏ di dân Hoa khá năng động và sớm hòa đồng. Họ không chỉ là dân buôn bán mà họ còn có công trong việc khai phá, mở rộng và bảo vệ chủ quyền của vùng đât này.

KẾT LUẬN

Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá –xã hội của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX gắn liền với lịch sử trên dưới 250 năm của thời kì đầu sôi động và phức tạp nhất khi người Hoa di dân vào Nam Bộ. Vậy nên có thể nói, lịch sử di dân và định cư của người Hoa suốt mấy thế kỷ qua gắn liền với chính sự hình thành và phát triển của mảnh đất Nam Bộ này. Họ đến đây vì nhiều lý do song lý do chính trị là quan trọng nhất. Được sự khuyến khích của các chúa Nguyễn người Hoa ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Chính những vai trò đó làm nên chỗ đứng của họ trong xã hội Nam Bộ. Điều đó cũng tạo nền tảng cho hoạt động của các thế hệ con cháu trong thời gian sau.

Sự hình thành, phát triển và hưng thịnh của vùng đất Nam Bộ trong từng thời kỳ lịch sử đều có sự đóng góp đáng kể của các cộng động người Hoa trên mọi lĩnh vực từ nông nghiệp (buổi ban đầu), thủ công nghiệp và đặc biệt là lĩnh vực buôn bán, giao thương. Chính nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh khôn khéo, năng động và đầy sang tạo, người Hoa không những đã nắm được những vị trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia sở tại, mà còn góp phần thay đổi quan niệm “Trọng nông ức thương” đã ăn sâu bén rễ trong truyền thống của người Việt và góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá của vùng Nam Bộ. Đồng thời sự có mặt của người Hoa cũng làm cho nền văn hoá xã hội Đàng Trong thêm phong phú, đặc sắc. Sự đóng góp trong hoạt động chính trị của họ có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và phát triển này. Nhiều nhân tài được ghi danh trong lịch sử.

Sự thành đạt của người Hoa trong hoạt động, làm ăn, buôn bán chủ yếu phụ thuộc vào phẩm chất và tính cách có tính chất truyền thống của họ. Trước hết là sự cần cù, nhẫn nại, sự đoàn kết, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau

trong cộng đồng và tôn trọng chữ tín. Đó cũng chính là sức mạnh văn hoá của các cộng đồng người Hoa. Sức mạnh này củng cố, nhân lên với hai mặt tưởng như mâu thuẫn mà hoàn toàn thống nhất, dễ hiểu. Một mặt, người Hoa không bao giờ quên họ là một dân tộc lớn có nền văn minh lâu đời; nhưng mặt khác họ lại có mặc cảm là dân ngụ cư, cho nên cả hai mặt đã thôi thúc họ phải vươn lên để tồn tại và tự khẳng định mình, gìn giữ bản sắc và củng cố khối đoàn kết giữa các cộng đồng của mình để tồn tại.

Nền văn hoá Hoa được thể hiện một cách sinh động, phong phú, cụ thể suốt nhiều thế kỷ qua trên mảnh đất này. Và chính nền văn hoá này đã giao lưu, hoà đồng và có ảnh hưởng không nhỏ đối với văn hoá của người Việt nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng.

Sự gắn bó lịch sử giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có từ lâu đời, không chỉ từ thế kỷ XVI, mặc dù bắt đầu thế kỷ này là một trong những bước ngoặt, được coi là cái mốc đánh dấu sự di dân ồ ạt của Trung Quốc về các tỉnh phía Nam. Trải qua bao nhiêu những biến động, thăng trầm của lịch sử, người Hoa ngày càng tự khẳng định được vai trò, vị trí của mình và đã thật sự hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng của các dân tộc Việt Nam.

Lịch sử là không dừng lại, nhưng dẫu theo chiều hướng nào thì thực tế nhiều thế kỷ qua đã chứng minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người Hoa vẫn trụ vững và ăn nên làm ra trên mảnh đất Việt Nam, đặc biệt là trên mảnh đất Nam Bộ. Ngày nay, người Hoa đã là “công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được hưởng mọi quyền và thực hiện mọi nghĩa vụ của công dân Việt Nam, theo hiến pháp và các luật lệ của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn kết người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cùng làm chủ tập thể để bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [37;35].

Một phần của tài liệu Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w