Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố)

Một phần của tài liệu Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 30 - 34)

Sau khi Trấn Thượng Xuyên cùng các binh sĩ được chúa Nguyễn cho phép cư trú ở Nam Bộ, đoàn thuyền do ông cầm đầu quyết định vượt qua cửa biển Cần Giờ đến định cư ở vùng Bàn Lân (Biên Hoà), khi ấy còn là rừng rú

Nhóm người Hoa này đã phát hiện ra một ưu thế của vùng Cù Lao phố từ khi còn là bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai, trải trên 11 kilômet, bề ngang bằng hai phần ba bề dài). Tuy nằm cách biển đến hàng kilômét nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể tiếp tục ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản cùng như xuống phía Nam ra biển bằng cửa Cần Giờ và có thể sang tận Cao Miên. Điều kiện thuận lợi ấy cũng được Trịnh Hoài Đức nói đến: “Cù Lao Phố lại có tên là Cù Chau vì nó quanh queo co duỗi có hình dáng như rồng hoa giỡn nước…Sông Phước Giang quanh phía Nam, sông San Hà ôm ở phía Bắc, trước có cầu gỗ ngang sông rộng rãi” [9; 23]. Có lẽ cây cầu gỗ ấy do nhưng người nơi này làm ra. Song về địa thế thì không thể phủ nhận sự thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh. Trong thời buổi phương tiện giao thông đường bộ còn hạn chế, việc đi xa chủ yếu bằng đường thuyền thì những con sông là điều kiện cần thiết. Sông sâu lại có thể là chỗ neo đậu của nhiều tàu thuyền lớn. Cho nên, việc phát hiện ra vùng Cù Lao này thể hiện tư duy thương nghiệp của những người Hoa này.

Nhận thấy Cù Lao Phố là nơi thuận lợi và thích hợp nhất với mình, phần lớn nhóm di dân người Hoa do Trần Thượng Xuyên cầm đầu đã chuyển từ Bàn Lân về Cù Lao phố, phát hoang dựng nhà, lập bến, mở đường, xây dựng phố chợ. Sử cũ chép rằng : “Trần Thượng Xuyên chiêu tập người buôn bán nước Tàu đến cần thiết” [30; 32]. Có lẽ là do mối liên lạc từ trước người Hoa nối móc nối lại khách hàng quen cũng như khuyến khích kêu gọi khách hàng mới. Sẵn có vốn liếng tiền bạc, lại có kinh nghiệm đã được tích luỹ, việc mở mang phố chợ đã diễn ra nhanh chóng. Họ khai thác nguồn hàng lâm thổ sản trong vùng bấy giờ như: gỗ quý, trầm hương, ngà voi, sừng tê, xương động vật, lông chim, da thú, ngựa sơn.. dược liệu, tôm khô, cá khô cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác. Vừa khai thác, vừa thu mua của các cộng đồng dân cư khác (người Việt, người Khơ me..) họ tập trung được nhiều hàng hoá về tay mình rồi bán cho các thương gia nước ngoài. Sau vài ba thập kỷ, nhóm người Hoa này đã biến Cù Lao Phố thành “đệ nhất thương cảng” ở miền Nam thu hút nhiều thuyền buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây.

Tên gọi Cù Lao Phố là theo tên Nôm, còn người Hoa gọi đây là Nông Nại Đại phố (có lẽ phát âm từ “Đồng Nai” mà ra). Về sự sầm uất, khang trang của Đại Phố sử cũ chép “Ở đầu phía Tây bài là Đại Phố khi mới khai thác, Trần Thượng Xuyên tướng quân chiêu tập lái buôn người Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói tường vôi, lầu cao chót vót, quán mấy tầng rực rỡ bên sông dưới ánh sáng mặt trời, liên tục năm dặm mở ba vạch đường phố. Phố lớn lát đường đá trắng phố ngang lát đường đá ong, phố nhỏ lát đường đá xanh bằng phẳng như đá mài. Khách buôn tụ họp đông, thuyền biển, thuyền sông, tránh gió bỏ neo, lớn nhỏ sát nhau, là một nơi đô hội. Nhà buôn to giàu tập trung ở đây nhiều nhất” [9; 194].

Vẻ phồn thịnh ấy là nhờ công lao lớn của Trần Thượng Xuyên cùng nhóm người Hoa, theo ông Như bức tranh mà Trịnh Hoài Đức đã miêu tả, rõ ràng việc tồn trữ và phân phối hàng hoá được điều hành hợp lý. Phố xá Nông Nại được quy định rõ ràng đã tạo được sự thu hút thương thuyền và cũng thể hiện sự giàu có của khu vực này. Không phải chỉ là nhà cửa liên tiếp như ở Hà Tiên mà ở Cù lao Phố đó là nhà tầng, lầu cao chót vót không phải đường đất đơn thuần mà những con đường ở đây đã được lát đá ong, đá trắng, đá xanh khá đẹp. Như thế mới biết sự thịnh vượng của nó như thế nào.

Thương khách đến đây không chỉ đơn thuần buôn bán mà còn được nghỉ ngơi giải trí trong thời gian thu mua hàng” Xưa nay thuyền buôn đến hạ neo xong là lên bờ thuê phố ở, rời đến nhà chủ mua hàng, lấy lại kê khai hàng hoá trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả, chủ mua hàng định giá mua bán tất cả hàng hoá tốt xấu không bỏ lại thứ gì. Đến ngày thương buồm trở về gọi là “hồi đường”, chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật thì chủ buôn ấy cũng chiểu theo y ước mua giùm chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ khách chiểu tính toán hoá đơn rồi cùng nhau đờn ca vui chơi, đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ lại không lo sự trùng hà ăn lương ván thuyền, khi về lại chở đầy hàng hoá khác rất là thuận lợi” [9; 24]. Việc mua bán có lẽ dễ dàng. Các thuyền buôn đến đây bán hàng rồi lại mua hàng đi không có gì trắc trở. Có lẽ những nhà lầu, phố xá bên các nhai lộ lát đá ấy, vừa là kho hàng hoá từ trước khi thuyền buôn đến chứ không phải khi thuyền buôn đến mới tìm hàng. Như thế, thì các ông chủ ấy hầu như đều là thương gia Hoa. Họ nắm độc quyền về xuất nhập cảng từ khi bắt đầu khẩn hoang.

này. Họ còn tạo ra một hệ thống đại lý thu mua và phân phối hàng hoá ăn sâu vào các bến sông, bến chợ từ đầu nguồn cho đến nơi cửa biển. Vì theo nhiều chứng cớ cho biết người Hoa và người Minh Hương có mặt ở hầu khắp các thị trấn, thị tứ, các chợ đầu mối. Cho đến nay một số nơi vẫn còn lưu giữ những hội quán Ngũ Bang và bà Thiên Hậu, Quan Thánh đế quân.

Về hàng hoá trao đổi mua bán ở Cù Lao Phố thì rất đa dạng và phong phú. Một thương gia là Trùm Chân kể lại với Lê Quý Đôn ( được ghi chép trong Phủ Biên Tạp Lục) là thương nhân nước ngoài đến đây họ mua gạo từ các nơi, giá gạo lại rất rẻ. Còn Trịnh Hoài Đức cho biết các thuyền buôn mua cau, dược thảo, lâm sản, măng khô, ngà voi, sừng tê giác, gân nai, thịt voi khô, da trâu.. Đó là thổ sản có nhiều ở Đồng Nai. Bên cạnh đó, Cù Lao Phố cũng khá nổi tiếng các mặt hàng tự sản xuất như chiếu dệt, hàng tơ lụa, gốm, đồng, đường, đồ gỗ..Như vậy thì Cù Lao Phố đã mang đặc trưng khác hẳn với xứ Hà Tiên là đã tự mình sản xuất, nhiều khi mặt hàng trong khi ở Hà Tiên chủ yếu là trung chuyển, buôn bán. Ngược lại, về phía các thuyền buôn, họ bán cho nơi đây đồ sứ nhà Thanh, tơ lụa, vải vóc, thuốc bắc, vật liệu xây dựng, đồ dùng trong thờ cúng…

Có thể nói, Nông Nại Đại, Phố xứng đáng với mệnh danh “Đại Phố”. Sự phồn thịnh của nó đã gây tiếng vang lớn trong lịch sử Nam Bộ. Tuy nhiên sau loạn Lý Văn Quang (Lý Văn Quang tự xưng là “Giản Phố đại vương”, toan đánh úp dinh Trấn Biên. Cuộc bạo loạn này tuy bị dập tắt nhưng đã gây thiệt hại đáng kể). Đặc biệt sau trận chiến giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh năm 1776, vùng đất này bị tàn phá, dân cư di tán đi nơi khác, một số họ có về lại đây “nhưng xét ra chưa được một phần trăm thời trước”[ 9;195].

của Trần Thượng Xuyên cũng nhưng di dân người Hoa. Họ đến đây khai phá và mở rộng đất đai sinh sống. Đồng thời, tạo nên sự phồn thịnh một thời của Nông Nại Đại Phố.

Một phần của tài liệu Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w