Cảng thị Hà Tiên

Một phần của tài liệu Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 28)

Sau khi được chúa Nguyễn phong cho chức Tổng binh “Cửu về trấn xây thành quách dựng trang trại, xếp đặt kêu thuộc, đặt nhiều quán khách để tiếp đón kẻ hiền tài, dân tới ở ngày một đông. Đất ấy trở thành một đô thị nhỏ và người buôn bán bốn phương theo về” [31; 18]. Hà Tiên vì thế trở thành thương cảng sầm uất ở bở biển phía Nam. Sang thời Mạc Thiên Tử, vùng này được yên ổn một thời gian dài sau khi đạo quân do Mạc Thiên Tử lãnh đạo đánh tan quân Xiêm, xâm lấn, tiêu trừ bọn cướp biển. Điều đó tạo sức thu hút đối với người Hoa, người Việt và cả người Miên từ các nơi tụ họp về ngày một đông, hoạt động lưu thông hàng hoá của trấn Hà Tiên ngày một phát triển.

Hà Tiên có sự thịnh vượng như vậy âu cũng là dễ hiểu khi mà cả hai cha con họ Mạc đều hết lòng khuyến khích buôn bán. Nhiều tài liệu cho thấy Mạc Cửu đã kêu gọi và đón nhận thuyền buôn các nước đến buôn bán, đồng thời cũng đặt quan hệ buôn bán với các nước. Ví dụ như năm 1728, 1729 Mạc Cửu phái “Lưu Vệ Quân và Huỳnh Tập Quan mang thương

thuyền sang Nhật Bản cấp giấy phép buôn bán. Đến năm 1731 lại phải thương thuyền sang Nhật liên hệ” [4; 25]. Hay để khuyến khích tàu buôn nước ngoài đến buôn bán, Mạc Cửu thi hành một chính sách thuế khoá khá ưu đãi hàng hoá buôn bán chỉ phải chịu món thuế nhỏ mà thôi.

Như thế, so với Đàng Ngoài, nếu như vua Lê – Chúa Trịnh chỉ lo cảnh giác, hạn chế và bóc lột thương nhân bằng cách đánh thuế nặng hơn thì Mạc Cửu đã có chính sách thu hút khách thương rất đúng lúc và kịp thời. Thuyền buôn nước ngoài đến đây ngày càng đông. Vũ Thế Dinh thế hệ sau có liên quan đến nhà họ Mạc có kể rằng: “Ông (Mạc Cửu) mới giao thiệp đón khách thương các nước. Những thuyền buôn lũ lượt kéo đến. Những lưu dân người Việt, người Trung Quốc, người Lào, người Miên gần đấy cũng kéo đến ở, số dân cư mỗi ngày thêm trù mật” [4; 61]. Trịnh Hoài Đức còn miêu tả kỷ hơn về nơi đô thị này “đường phố ngang dọc, nhà cửa liên tiếp. Người Kinh, người Trung Quốc, người Chà Và theo từng loại mà họp ở. Thuyền biển thuyền sông đi lại như mắc cửu, thật là một nơi đô hộ miền biển vậy” [ 9; 201].

Đất Mạng Khảm hay Phương Thành (tên cũ của Hà Tiên), từ một miền còn hoang sơ chưa mấy sầm uất, dưới thời Mạc thiên Tử trở nên phồn thịnh. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đó đã chứng minh công lao to lớn của những người Hoa di cư đến xứ này, đặc biệt là hai cha con họ Mạc.

Đương nhiên cần nhận thức rõ ràng khi Mạc Cửu đến đây thì vùng đất này đã có sự buôn bán. Do thấy được vị trí và khả năng cũng như buôn bán ở xứ này nên Mạc Cửu mới quyết định từ bỏ chức Ốc Nha ở Chân Lạp đến đây xây dựng và mở mang phố xá. Song do vốn là một thương gia nhạy bén nên ông đã tập hợp được nhiều lưu dân Việt đến khai phá cũng như mở rộng buôn bán tại mảnh đất Hà Tiên này.

Có thể nói, cảng thị Hà Tiên một thời lừng lẫy và huy hoàng với sự sầm uất, phồn hoa là nhờ công lao của không chỉ một mình họ Mạc mà cả những người Hoa cũng như dân bản xứ nơi đây. Về sau, Hà Tiên ngày càng bị tàn phá do những cuộc xâm chiếm từ bên ngoài cũng như nhiều biến động trong nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w