Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và dự báo

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 73)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ

6.Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và dự báo

Các cơ quan quản lý phải làm tốt chức năng quản lý của mình. Biết dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai, các thông tin phải luôn được cập nhật để có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Dự báo để nhằm

giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế vi mô. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cần:

- .Nâng cao chất lượng của các đơn vị tham mưu làm công tác quy hoạch dự báo: Chất lượng của công tác quy hoạch phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, năng lực, động cơ và mục đích của những người làm công tác quy hoạch. Trong quá trình này, vai trò của cơ quan tham mưu, giúp việc cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch là hết sức quan trọng. Cơ quan tham mưu phải có đủ năng lực và điều kiện cần thiết để theo dõi quá trình công tác của đối tượng dự nguồn, tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá về mỗi nhân sự để cung cấp đầy đủ cho chủ thể có thẩm quyền quyết định quy hoạch.

- Mở rộng đối tượng tham dự quy hoạch dự báo và phát hiện nguồn từ xa

Công tác quy hoạch cần dự báo, dự trù xây dựng đội ngũ cán bộ liên tục theo nhiều lớp kế tiếp nhau, từ xa đến gần, bao gồm nguồn đương nhiệm, nguồn kế cận và nguồn dự bị. Chúng ta cần mạnh dạn phát huy phương châm “động” và “mở” trong quy hoạch, chống cách làm khép kín, cục bộ trong mỗi đơn vị, tăng cường giới thiệu, tiến cử những cán bộ ngoài tổ chức, đơn vị. Đồng thời, cần chống thái độ ban ơn, bè cánh trong quá trình giới thiệu và quyết định quy hoạch.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch của công tác quy hoạch dự báo, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh công bằng trong thực hiện qui trình quy hoạch-bổ nhiệm:

Hiện nay, chúng ta cần khắc phục một quan điểm khá phổ biến là coi công tác cán bộ là “công tác bí mật”, chỉ được bàn và quyết định trong phạm vi hẹp. Sự thiếu dân chủ trong công tác cán bộ có thể ẩn chứa những nguy cơ tiêu cực trong công tác xây dựng quy hoạch. Ngoài ra, nếu coi quy hoạch là một phương thức cạnh tranh, là một ‘sân chơi” thu hút, khuyến khích người có tài, có tâm thì cần phải xây dựng một luật chơi thực sự công bằng, có văn hoá và cần phải có những vị trọng tài công tâm, không thiên vị tham gia tổ chức, đánh giá, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích cho “sân chơi” này.

Nắm vững đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để quy hoach cho hợp lý thể hiện ở:

- Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường

- Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành một nước có nền công nghiệp tiên tiến.

- Chuyển từ nền kinh tế ở mức độ thấp, lạc hậu, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay phải thực hiện đồng thời cả ba quá trình này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trước hết phải xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước, của địa phương và phải gắn với quy hoạch vùng, lãnh thổ, các thành phần kinh tế đặc biệt là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thống nhất giữa các khu vực và các ngành trên địa bàn, phải tính đến yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Trong dài hạn nên xây dựng những công trình quy hoạch, đầu tư có quy mô lớn, tập trung vào những ngành, những vùng, những khu vực có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa sản xuất và tạo công ăn việc làm.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 73)