Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng:

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 52)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ

2.1.3.1. Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng:

Trong những năm qua Nhà nước ta đã có chính sách phân bổ cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý. Hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng lên với nguồn vốn đầu tư rất lớn. Các công trình này đều được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của vùng và còn phát huy đươc lợi thế so sánh. Các công trình như Thủy điện Sơn La, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu,hóa dầu,hóa chất…phát huy được lợi thế của vùng và đóng góp lớn cho kinh tế đất nước.

Ngoài ra các vùng có tiềm lực khác nhau lại được đầu tư để phát triển những ngành nghề sản phẩm khác nhau. Như trung du và miền núi phía Bắc dễ dàng chuyên môn hóa về cây trồng và chế biến cây công nghiệp, Tây Nguyên , Đông Nam Bộ phát triển các vùng Công nghiệp sản xuất hàng hóa bởi thế mạnh là vùng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long thì chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm,là 2 vựa lúa lớn nhất cả nước nên chú trọng đầu tư vào đã đem lại giá trị xuất khẩu cao.

Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu

Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư..

Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh.

Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng và đi vào vận hành theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng. Hiện tại số khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ngày càng cao. Nhìn chung các khu công nghiệp triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung có chậm hơn. Các khu công nghiệp của các tỉnh còn lại nói chung đều dành cho cả công nghiệp trong nước và nước ngoài, hình thành ban đầu như những điểm tập trung công nghiệp. Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy hoạch theo hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển, ở cả đô thị và một số vùng nông thôn. Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và khai khoáng ở địa phương, công nghiệp được tập trung hơn vào các ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng và liên kết theo quy mô toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và vật liệu xây dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng. Khoáng sản được chú trọng nhiều ở những địa phương nào có thế mạnh về nó.Như than ở quảng Ninh thì ở đó được đầu tư xây dựng các hầm mỏ,nhà máy để khai thác chế biến.Gang thép ở Thái Nguyên ,….và rất nhiều những lợi thế về tài nguyên ở mỗi vùng mang lại lợi ích kinh tế lớn.Đầu tư phát triển giúp mỗi vùng có thể phát triển kinh tế bền vững,liên kết với các vùng miền địa phương khác tạo thành một chỉnh thể đồng nhất cùng phát triển.

Nhờ nguồn vốn đầu tư, các vùng đã phát huy đực thế mạnh của mình, có điều kiện để khai thác sử dụng tài nguyên, giúp tăng trưởng kinh tế khu vực, có thể xem xét một số khu vực sau:

2.2 Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng Bằng SôngHồng Hồng

Năm 2009, vùng KTTĐ Bắc Bộ có diện tích là 15594 km2 (chiếm 4,7% diện tích cả nước) và dân số là 1458,9 triệu (người chiếm 16,2% dân số cả nước), kinh tế toàn vùng hiện chiếm khoảng 21% GDP, tỷ trọng thu hút đầu tư đạt 26% về số dự án, 27% vốn đầu tư, đóng góp 25% ngân sách cả nước (năm 2009) . Thu nhập bình quân đạt khoảng 1.000 USD/đầu người/năm, gấp 1,4 lần so với mức bình quân cả nước.

Vốn đầu tư phát triển cho vùng vào năm 1991 – 1995 là 26,9%; năm 1996 – 2000 là 25,5% tổng số vốn đầu tư phát triển của cả nước. Trong 2 năm 2006-2007 tổng vốn đầu tư xã hội để phát triển của vùng đạt khoảng 237 nghìn tỷ đồng, gần bằng tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 5 năm 2001-2005 (257 nghìn tỷ đồng), tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân đạt 25,4%/năm.

Tính từ năm 1988 đến hết năm 2007, Vùng KTTĐ Bắc Bộ có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án và 27% tổng vốn đăng ký trong cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện của cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD).

Các đô thị hạt nhân của vùng này là TP Hà Nội, TP Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh) trong đó Hà Nội là thành phố trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trên cơ sở đó sẽ phát triển các chuỗi đô thị theo các hành lang kinh tế tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hoà Lạc, Hải Phòng - Hạ Long.

Cơ cấu kinh tế của vùng có sự dịch chuyển đáng kể. Năm 2007, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 10,4%, công nghiệp và xây dựng chiếm 43,7%, dịch vụ chiếm 45,9% tổng GDP của vùng (năm 2005, các tỷ trọng tương ứng là 12,6%, 42,2%, 45,2%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng đạt 26,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu 18,2 tỷ USD. Thu ngân sách của vùng tăng bình quân 19,2%, tăng nhanh hơn với mức bình quân của cả nước (18,3%), tổng thu ngân sách của vùng năm 2007 đạt 75.260 tỷ đồng, tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt 34,8%. Chi ngân sách hàng năm tăng bình quân 8%, chi ngân sách năm 2007 là 32.861 tỷ đồng.

Hiện tại cùng như trong tương lai, Đồng bằng sông hồng là một trong những vùng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2.3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc và Tây Bắc)

Tây Bắc là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển nhất là phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, du lịch, dịch vụ...

Tổng diện tích tự nhiên của vùng khoảng 109.245km2, chiếm 33% diện tích cả nước. Tính đến ngày 1/4/2009, dân số của vùng khoảng 11,496 triệu người, chiếm

13,5% dân số cả nước – là khu vực có mật độ dân số thuộc diện thấp nhất cả nước (khoảng 105 người/km2).

Tăng trưởng GDP toàn vùng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt từ 9 - 11%, riêng năm 2010 đạt trên 10%; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 11 triệu đồng/năm.

Giai đoạn 2001 – 2005 vồn đầu tư phát triển cho vùng là 7,1%, giai đoạn 2006 – 2010 là 7,5% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng đã dịch chuyển theo hướng tích cực qua từng năm với tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân của vùng giảm và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Năm 2010, nông lâm ngư nghiệp chiếm 34,09%, công nhiệp và xây dựng chiếm 28,64%, dịch vụ chiếm 36,98%. Trong 9 tháng đầu năm 2010, vùng Tây Bắc có hơn 2.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký trên 11.500 tỷ đồng. Vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp trong vùng đạt gần 5,4 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp trong vùng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực chính như khai thác mỏ, luyện kim, công nghiệp năng lượng, chế biến nông lâm thủy sản, trồng cao su…

Tính đến hết tháng 10 năm 2010, Vùng có 253 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 1,53 tỷ USD, chiếm gần 0,8% tổng vốn FDI của cả nước. Vốn đầu tư bình quân một dự án 6 triệu USD, thấp hơn bình quân của cả nước (16 triệu USD/dự án). ). Hiện, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn là những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài của vùng Tây Bắc.

Trong 10 tháng đầu năm 2010, Vùng đã thu hút được 10 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 38,4 triệu USD, 5 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm là 166,39 tiệu USD. Như vậy trong 10 tháng đầu năm 2010, luồng vốn FDI chảy vào Vùng (cả vốn cấp mới và tăng vốn) là 204,79 triệu USD. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 160 dự án, tổng vốn đăng ký 988,6 triệu USD, chiếm 63,2% về số dự án và 64,4% về

vốn đăng ký; khai khoáng với 11 dự án, tổng vốn đăng ký 148,6 triệu USD, chiếm 4,3% về số dự án và 9,7% về vốn đăng ký. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản có 26 dự án, tổng vốn đăng ký là 109,5 triệu USD. Lĩnh vực dịch vụ có 17 dự án với tổng số vốn là 98,64 triệu USD.

2.4 Khu vực Duyên Hải Miền Trung:

Theo số liệu năm 2009, Vùng KTTĐ miền Trung có diện tích tự nhiên là 27.976,7 km2, chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số trung bình năm 2009 là 6,1 triệu người bằng 7,1% dân số cả nước. Dân số đô thị chiếm 33,1% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 29,6%). Bình quân các năm gần đây, đã đóng góp khoảng 36,2% GDP so với cả vùng duyên hải miền trung (tính từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Tốc độ tăng GDP giữa các tỉnh, thành phố trong VKTTÐMT không đều, nhưng dao động trung bình từ 10,6% đến 11,5%/năm.

So cả nước, ước tính, tăng trưởng GDP bình quân của VKTTÐMT giai đoạn 2006 - 2010 tăng khoảng 1,2 lần; tỷ lệ đóng góp trong GDP khoảng 6%; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người (tính đến đầu năm 2010) vào khoảng 374 USD; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân đạt 20 - 22%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến cuối năm 2009) là 49%; tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn này cũng khá cao, khoảng 42%; số lao động không có việc làm đã giảm xuống dưới 5%; số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn khoảng 8,8%...

Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) đều có những lợi thế, tiềm năng về hệ thống cảng biển nước sâu, sân bay và những di sản văn hoá thế giới nổi tiếng, những khu công nghiệp, khu kinh tế. Tính đến hết tháng 3/2010, toàn vùng KTTĐ miền Trung có 384 dự án vốn FDI đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) đạt gần 14,5 tỷ USD, chiếm 74,5% về số dự án và 61% về tổng vốn đăng kí của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Chỉ tính riêng 3 năm gần đây (2007 – 2009), vốn FDI vào vùng đã đạt mức kỷ lục gần 11,3 tỷ USD, hơn gấp 4 lần của 19 năm trước đó cộng lại

(giai đoạn 1988 – 2006 chỉ đạt 2,7 tỷ USD) đã chứng tỏ việc thu hút đầu tư vào miền Trung đã bắt đầu “sôi” lên. Song, ông Trịnh Minh Vân - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung cho rằng, vì thiếu một chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, có chiều sâu theo từng thời kỳ cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, lẫn tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư theo kiểu “mạnh ai nấy làm” trên mặt bằng cơ sở hạ tầng yếu… đã trở thành lực cản tăng tốc của miền Trung.

.

2.5. Vùng Tây Nguyên:

Với diện tích tự nhiên 5,4 triệu ha, trong đó có 1,36 triệu ha đất đỏ bazan (chiếm tới 66% diện tích đất bazan toàn quốc), vùng đất Tây Nguyên rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung chuyên canh. Dân số toàn vùng khoảng 4,8 triệu người, trong đó khoảng 1,5 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao và liên tục, mức tăng GDP bình quân năm giai đoạn 2001 - 2005 đạt 10,05%.

Trong 8 năm (2001- 2008), tổng số vốn đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên chỉ đạt 109.000 tỷ đồng, bằng 4% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước. Trong đó, vốn ODA đạt 929,11 triệu USD, FDI gần 1,2 tỷ USD đầu tư vào 128 dự án tại Tây Nguyên.

Năm 2009, Tây Nguyên có 133 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với trên 726,7 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, vốn điều lệ là trên 378,2 triệu USD; trong đó tỉnh Lâm Đồng chiếm tới 114 dự án và trên 542,4 triệu USD.

2.6.Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có diện tích là 16618,4 km2 với dân số khoảng 6,2 triệu người,

có mật độ dân số là 375 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 33,6% (cả nước là 29,6%), ( số liệu năm 2009). Trong 5 năm 2001 – 2005, GDP tăng trưởng của vùng này đạt bình quân 10,96%/năm (trong khi cả nước 7,5%), từ năm 2006 - 2008 là 13,57%/năm.

Năm 2009, theo số liệu báo cáo của các địa phương, vốn thực hiện của vùng ĐBSCL đạt hơn 2,7 tỉ USD, chiếm 35% tổng vốn đăng ký. Năm 2010, vùng ĐBSCL thu hút được 70 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,6 tỷ USD chiếm trên 12% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước và đứng thứ 3/8 vùng chỉ sau vùng Đông Nam Bộ và vùng Đông Bắc.

Ngay trong thời kỳ nước ta chưa phải là thành viên WTO, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư và phát triển thị trường xuất khẩu. Trong 5 năm (2001 - 2005), tỷ trọng vốn đầu tư của vùng này so với cả nước đã chiếm 31,4%. Nếu tính riêng nguồn vốn FDI, thì trong suốt thời kỳ 1988 - 2005, toàn Vùng đã thu hút 4.650 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 37 tỉ USD; chiếm 65% tổng số dự án và 56% tổng vốn đăng ký của cả nước; trong đó nổi bật là các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng có kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người cao gấp 5,5 lần mức bình quân của cả nước (nếu không tính dầu khí thì cao gấp 3,8 lần) và đạt kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người là 1.633 USD/người (năm 2005).

Tính đến 12 tháng năm 2010, trên địa bàn vùng ĐBSCL có 8/18 ngành có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn FDI trên địa bàn Vùng ĐBSCL số dự án tập trung

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w