Đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, có mối liên kết giữa các vùng

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 77)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ

8. Đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, có mối liên kết giữa các vùng

Giữa các vùng, khi xây dựng, chuyển dịch kinh tế phải đảm bảo sự chuyển dịch giữa chúng có sự đồng bộ, cân đối và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, tạo điều kiện cho các vùng nghèo khó có cơ hội phát triển.

Giữa các vùng vừa liên kết, thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt chính sách dân số phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng khả năng tích luỹ nhằm phát triển kinh tế.

Trước hết, cần có một cơ chế quản lý chung cho các địa phương trong vùng. Giữa các tỉnh, thành phố phải có sự trao đổi nhằm giải quyết vấn đề này. Đặc biệt, về vấn đề thu hút đầu tư và cơ cấu kinh tế, phải có một mối liên kết tạo ra những chính sách chung. Như thế mới có sự phối hợp nhịp nhàng và nhà đầu tư đầu tư mới nhìn thấy ở đó cơ hội đầu tư công khai, bình đẳng. Trong sự liên kết đó các địa phương vẫn hoàn toàn phát huy lợi thế riêng của mình mà không hạn chế sự phát triển của địa phương khác. Muốn vậy, cần quan niệm chính xác vấn đề cạnh tranh thu hút đầu tư. Cạnh tranh là nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư của mỗi tỉnh nhưng cạnh tranh phải dựa trên định hướng phát triển của cả vùng. Bởi vậy, xây dựng chủ trương về thu hút

đầu tư, các tỉnh không nên chỉ dựa vào điều kiện của địa phương mình mà còn phải xem xét mối tương quan với các tỉnh khác.

Về phía nhà nước, mỗi bộ nên cử một chuyên viên lập thành từng nhóm kết hợp với các địa phương với nhiệm vụ cụ thể nghiên cứu phát triển vùng. Từ đó, đưa ra những tư vấn cho việc quy hoạch phát triển cho từng tỉnh. Các tỉnh có thể dựa vào đó để xác định các ngành chính cũng như mũi nhọn thu hút đầu tư.

Ngoài ra, trên phạm vi cả nước cũng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam có điều kiện phát triển hơn cần giúp đỡ vùng trọng điểm miền Trung. Vùng trọng điểm miền Trung, do đặc điểm về vị trí địa lý, cần đảm nhiệm tốt vai trò đầu mối giao thương giữa hai vùng còn lại và dựa vào đó để phát triển.

Giữa các vùng, khi xây dựng, chuyển dịch kinh tế phải đảm bảo sự chuyển dịch giữa chúng có sự đồng bộ, cân đối và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, tạo điều kiện cho các vùng nghèo khó có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để tạo thế và lực trong phát triển, cần xây dựng một số vùng kinh tế trọng điểm (không nên dàn trải làm phân tán nguồn lực). Giữa các vùng vừa liên kết, thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt chính sách dân số phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng khả năng tích luỹ nhằm phát triển kinh tế.

Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta, các vùng KTTĐ đó sẽ tác động hỗ trợ đến sự phát triển của các vùng khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển. Nằm trong định hướng quy hoạch chung về sự phát triển các vùng KTTĐ đó, các tiểu vùng lãnh thổ thuộc mọi địa bàn khác nhau của 3 miền Bắc, Trung, và Nam Bộ từ miền núi phía bắc, đồng bằng Sông Hồng đến duyên hải miền Trung, trung du và miền núi Tây Nguyên, cho đến vùng ĐBSCL những năm qua đều đã xây dựng và đang tích cực triển khai chiến lược và kế

hoạch riêng về phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn. Trong đó, nổi bật lên thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tương lai đến năm 2010 sẽ là những đầu tàu, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, hợp tác quốc tế…

Trong quá trình hình thành và phát triển, tuy còn không ít vấn đề khó khăn, bất cập cần bàn tiếp, song rõ ràng là các vùng KTTĐ đang từng bước khẳng định được sự phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Chính phủ đang tiếp tục định hướng, tạo ra nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng liên quan đề ra và thực thi nhiều giải pháp thúc đẩy các vùng KTTĐ phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Trong đó, định hướng đã thành nguyên tắc chỉ đạo chung của Chính phủ là thống nhất quy hoạch phát triển bền vững trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cả nước, gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh trong tiến trình hội nhập, phát triển ngày càng sâu, rộng hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra.

KẾT LUẬN

Qua phân tích ở trên chúng ta đã thấy được phần nào những tác động của đầu tư

đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên tình trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và nhiều bất cập đã kéo dài nhiều năm. Khi chúng ta phân tích, rà soát lại những nguyên nhân làm kìm hãm tốc độ của sự tác động của đầu tư tới chuyển dịch thì một trong những nguyên nhân quan trọng đó là tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, không đúng nơi, đúng chỗ. Khi gia nhập WTO, chúng ta - một nước nhỏ bé - đã thực sự bước vào sân chơi toàn cầu, không riêng gì ngành nào, vùng nào, thành phần kinh tế nào, mà toàn nền kinh tế nói chung đang đứng trước những thời cơ mới rất quan trọng, đất nước có thêm nhiều cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều đó rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế nước nhà trong việc nâng cao sức cạnh tranh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta còn bộc lộ nhiều yếu kém nên sẽ rất khó khăn để vươn ra thị trường thế giới. Gia nhập WTO, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới để cùng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên một thị trường lớn toàn cầu, chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, chủ động hơn trong mọi hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn cần đảm bảo mối liên kết giữa các vùng miền, thành phần kinh tế.

Ngay từ lúc này, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến việc tìm ra và thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu

quả của đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có như thế, nền kinh tế mới có thể phát triển nhanh, hiệu quả hơn và bền vững hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân.

2. PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. TS. Phạm Ngọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Các Website:

• Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://www.mpi.gov.vn/ • Bộ tài chính http:// www.mof.gov.vn

• Tông cục Thống kê http://www.gso.gov.vn • Báo Đầu tư http://www.vir.com.vn

• Thời báo Kinh tế http://vneconomy.vn

• Bách khoa toàn thư mở http://vi.wikipedia.org

• Trường ĐH Kinh tế Quốc dân http://www.neu.edu.vn • Mạng Thông tin Việt Nam ra thế giới http://tim.vietbao.vn

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w