Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gỗ Thành Dương.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gỗ Thành Dương (Trang 29)

gỗ Thành Dương.

2.2.3.1.Thực trạng quản lý sử dụng vốn bằng tiền của công ty.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền đóng vai trò hết sức quan trong và cần thiết. Đó là tiền đề cần thiết cho hoạt động của công ty như mua sắm tài sản cố định, hàng hóa, nguyên vật liệu thực hiện các giao dịch. Vì vậy việc giữ tiền ở mức bao nhiêu là hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa tránh ứ đọng vốn là một vấn đề quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

Bảng 2.6 Cơ cấu ngân quỹ của công ty: 2010-2012 (Đvt: nghìn đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền %

Tiền mặt 26.945 7,9 24.214 8,21 10.529 1,91 -2.731 -10,14 -13.685 -56,52

TGNH 314.130 92,1 270.576 91,79 540.454 98,09 -43.554 -13,86 269.878 99,74

Tổng cộng 341.075 100 294.790 100 550.983 100 -46.285 -13,57 256.193 86,91

( Nguồn: Trích từ số liệu BCTC từ năm 2010-2012 của công ty)

Ta có thể thấy cơ cấu khoản mục tiền và tương đương tiền chỉ có tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, không có đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn đáo hạn nhỏ hơn ba tháng. Thực tế cho thấy tiền mặt là loại tài sản có tỷ suất sinh lời rất thấp, hầu hết các công ty và khách hàng đều giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, do đó công ty gỗ Thành Dương thường giữ lại một lượng tiền nhỏ để thanh toán hàng ngày, thanh toán lương cho nhân viên hay tạm ứng. Vì vậy mà về cơ cấu thì tiền gửi ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao( 92%), còn lại tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (8%).Về giá trị, vốn bằng tiền có biến động qua các năm.

Năm 2011 vốn băng tiền giảm 46.285 nghìn đồng ứng với 13,57% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2011,tình hình kinh tế- xã hội của nước ta đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức: lạm phát tăng trở lại, kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

So với năm 2011, năm 2012 vốn bằng tiền tăng mạnh 256.193 nghìn đồng tương ứng tăng 86,91% và chủ yếu là do lượng tiền gửi ngân hàng tăng mạnh( tăng 269.878 nghìn đồng ứng với 99,74%).Điều đó là do năm 2012, nền kinh tế đang được phục hồi trở lại: lạm phát thấp, lãi suất giảm kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hoàn thành việc thiết kế nội thất và cung cấp các mặt hàng cho các công trình biệt thự và các công trình lớn đã mang về khoản doanh thu lớn.Hơn nữa các giao dịch đều thực hiện qua ngân hàng nên lượng tiền gửi của công ty tăng mạnh.

Công ty duy trì chính sách tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng từ 91,79% lên 98,09% , giảm tiền mặt trong quỹ qua các năm là đúng đắn, giúp cho công ty không bỏ lỡ cơ hội đầu tư cũng như tăng uy tín với khách hàng, nhà cung cấp và đặc biệt với ngân hàng. Từ đó giúp công ty tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Mức dự trữ tiền mặt của công ty được xác định dựa trên kinh nghiệm dự đoán doanh thu bán hàng và dự đoán luổng tiền chi ra dựa trên kế hoạch chi tiêu, đặt hàng trong kỳ. Việc dự trữ vốn bằng tiền có liên quan mật thiết với khả năng thanh toán của công ty. Do đó để có thể đánh giá tính chất hợp lí của việc dự trữ vốn băng tiền của công ty, chúng ta sẽ xem xét them chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty như sau:

Bảng 2.7 Khă năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 2010-2012. Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I.TSNH nghìn đồng 8.769.966 8.116.311 10.276.833 1.Tiền nghìn đồng 341.075 294.790 550.983

2. Khoản phải thu

nghìn đồng 2.294.059 2.302.810 3.110.000 3.Hàng tồn kho nghìn đồng 5.962.743 5.476.264 6.581.910 4. TSNH khác nghìn đồng 172.089 42.447 33940 II. Nợ ngắn hạn nghìn đồng 3.066.964 1.424.997 2.095.978 5.Hệ số thanh toán ngắn hạn(I:II) 2,86 5,70 4,90 6.Hệ số thanh toàn nhanh((1+2)/II) 0,86 1,82 1,75

7.Hệ số thanh toán ngay(1:II) 0,11 0,21 0,26

( Nguồn: Trích từ số liệu BCTC từ năm 2010-2012 của công ty)

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 khả năng thanh toán ngắn hạn là 2,86 sau đó tăng lên 5,7 trong năm 2011.Điều đó là do năm 2011 tốc độ giảm tài sản ngắn hạn(7,453%) nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn(53,54%) Năm 2012 giảm còn 4,9 nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (26,62%) nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (47,09%). Qua các năm 2010,2011,2012 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 2,chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả của công ty. Tuy nhiên năm 2012, hệ số này cao là do công ty đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn gây nên tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp, đây lại là biểu hiện không tốt.

trong năm 2010 là 0,86, đến năm 2011 hệ số này tăng lên 1,82 và năm 2012 là 1,75. Những giá trị này năm 2011 và 2012 cao hơn yêu cầu chung mà các nhà tài chính đặt ra(lớn hơn 1). Tức là Công ty đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn trong thời điểm đó sau khi loại bỏ đi yếu tố chậm chuyển hóa thành tiền như hàng tồn kho. Điêù đó là do công ty thực hiện chính sách nơi lỏng tín dụng làm tăng các khoản phải thu. Do đó công ty cần có những biện pháp quản lí các khoản phải thu cho tốt để tránh tình trạng vốn bị khách hàng lạm dụng

Hệ số thanh toán ngay của công ty có xu hướng tăng lên. Năm 2010, hệ số này là 0,11, tiếp tục tăng lên năm 2011 là 0,21, là do trong năm 2011 tiền và tương dương tiền có tốc độ giảm là 13,57% nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (53,54%).Năm 2012 là 0,26, tăng 0,05 so với năm 2011, nguyên nhân là năm 2012 tốc độ tăng của tiền tương tiền là 86,91% lớn hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn (47,09%).Đây là dấu hiệu tích cực đối với công ty bởi vì khả năng thanh toán tức thì các khoản nợ đến hạn đã được cải thiện. Tuy nhiên, hệ số thanh toán ngay các năm vẫn nhỏ hơn 0,3, khiến công ty cũng dễ gặp khó khăn với các khoản thanh toán tức thì các khoản nợ đến hạn khi không dự trữ đủ lượng tiền mặt cần thiết.Điều này có thể làm giảm uy tín của công ty với đối tác, từ đó khó tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và sẽ không được nhà cung cấp áp dụng chính sách tín dụng. Vì thế nên công ty cũng cần nâng cao nguồn tiền tại quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn tốt hơn.

Tóm lại qua những phân tích về khả năng thanh toán của công ty, ta có thể thấy công tác quản trị tiền và tương đương tiền đang được cải thiện và khắc phục. Công ty có đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ nhưng lại không có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn . Vì vậy công ty cần cải thiện công tác dự đoán mức dự trữ phù hợp giúp công ty chủ động cho các khoản nợ đến hạn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

2.2.3.2 Thực trạng quản lý các khoản phải thu ngắn hạn.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chiếm dụng vốn là điều kiện bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với các đối

tượng như nhà cung cấp, khách hàng…Quản lí các khoản phải thu, phải trả luôn là việc khó khăn với nhà quản trị. Để quản lý tốt chúng các nhà quản trị không những phải thường xuyên theo dõi, đánh giá sát sao các khoản nợ, nhanh chóng thu hồi tiền hàng… mà còn giữ các khoản này ở tỷ lệ hợp lý, đảm bảo cho công ty cũng như khả năng thu hồi nợ.

Bảng 2.8 Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn( Đvt:nghìn đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Phải thu khách hàng 1.413.141 61,6 1.888.304 82 2.565.750 82,5 475.163 33,62 677.446 35,88

Trả trước người bán 839.626 36,6 373.055 16,2 491.380 15,8 -466.571 -55,57 118.325 31,72

Phải thu khác 41.293 1,8 41.451 1,8 52.870 1,7 158 0,38 11.419 27,55

Tổng cộng 2.294.060 100 2.302.810 100 3.110.000 100 8.750 0,38 807.190 35,05

Khoản phải thu có xu hướng tăng qua các năm.Năm 2011 tăng 8.750 nghìn đồng tương ứng 0,38% so với năm 2010.Sang năm 2012 khoản phải thu tiếp tục tăng 807.190nghìn đồng, về số tương đối tăng 35,05% so với năm 2011. Điều đó là do so với năm 2011,phải thu khách hàng năm 2012 tăng 667.446 nghìn đồng, về số tương đối tăng 35,88%, trả trước người bán tăng 118.325 nghìn đồng tương ứng tăng 31,72% và khoản phải thu khác cũng tăng 11.419nghìn đồng (27,55%).

Các khoản phải thu khách hàng cao là do sản phẩm, dịch vụ của công ty được bán trực tiếp cho các đối tác với hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chi nợ theo điều kiện của từng hợp đồng nhưng thường là ghi nợ.

Phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng khá lớn trên tổng các khoản phải thu, nếu năm 2010 là 62,6% thì đến năm 2011 con số này là 82%, và tiếp tục tăng lên tới 82,5% trong năm 2012. Vì vậy mà sự thay đổi khoản phải thu khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới sự thay đổi của toàn bộ khoản phải thu. Giá trị khoản phải thu tăng mạnh qua từng năm thể hiện hàng hóa, dịch vụ của công ty được tiêu thụ tăng nhưng khách hàng chưa trả đủ tiền theo thỏa thuận. Thêm vào đó là chính sách nới lỏng tín dụng để tăng sản lượng tiêu thụ, do nền kinh tế khó khăn và trên thị trường có nhiều biến động và ảnh hưởng không tốt tới đại bộ phận doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty gỗ nói riêng nên chậm tiến độ trả tiền cho công ty. Để tăng sản lượng tiêu thụ, công ty thực hiện chính sách tín dụng 3 năm qua như sau:

Năm 2010 công ty áp dụng chính sách tín dụng thương mại với khách hàng có quan hệ lâu năm, thường xuyên với công ty là cho phép trả chậm trong 20 ngày, tới năm 2011 tăng lên 45 ngày. Đối với khách hàng mới thiết lập sẽ giảm đi một nửa so với khách hàng lâu năm.Có sự đột phá về giá trị khoản phải thu trong năm 2012 chứng tỏ hiệu ứng của tín dụng thương mại là rất mạnh giúp công ty tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Nguyên nhân thứ hai là khoản trả trước người bán tăng so với năm 2012. Các khoản trả trước của người bán là các khoản công ty ứng tiền trước để đặt cọc cho mỗi phần giá trị của lô hàng hoặc một phần của hợp đồng nào đó để được hưởng lợi thế hoặc chiết khấu cao khi nhận hàng. Cho dù được hưởng những ưu đãi như thế

nào, công ty cũng nên cân nhắc việc ứng tiền trước khi mua hàng vì như vậy sẽ bị chiếm dụng vốn vì đối tác nhận được tiền trước khi mua hàng.

Việc trả trước cho nhà cung cấp sẽ giúp công ty có nguồn cung cấp ổn định và chi phí đầu vào không bị biến động nhiều. Năm 2010, khoản trả trước cho người bán đạt 107.626 nghìn đồng. Tuy nhiên tỷ trọng 36,6% trong tổng phải thu ngắn hạn là tương đối cao, có thể dẫn đến hiện tượng bị nhà cung cấp chiếm dụng vốn và gây khó khăn cho vòng quay vốn kinh doanh của công ty. Tới năm 2011,do nền kinh tế khó khăn khiến các công ty đều khó khăn về tài chính nên công ty cổ phần gỗ Thành Dương quyết định giảm khoản trả trước cho người bán để cân đối tài chính hơn nữa các nhà cung cấp cũng đưa ra chính sách tín dụng thương mại nên không nhất thiết phải trả trước. Năm 2012, công ty tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh nên có thêm nhiều đơn đặt hàng với nhà cung cấp do đó làm tăng khoản trả trước cho người bán.

Khoản phải thu khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ ( 1,7%) trong tổng khoản phải thu khách hàng, chủ yếu là các khoản kí cược, ký quỹ.

Để đánh giá một cách chính xác hơn về tình hình quản lý khoản phải thu ngắn hạn của công ta phân tích tiếp các chỉ tiêu vòng quay khoàn phải thu, số ngày một vòng quay các khoản phải thu như sau:

Bảng 2.9 Năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn:2010-2012.

Chỉ tiêu ĐVt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Giá trị % Giá trị %

DTT Nghìn đồng 18.532.151 19.235.898 21.360.750 703.747 3,80% 2.124.852 11,05%

KPT bình quân Nghìn đồng 2.445.780 2.298.435 2.706.405 -147.345 -6,02% 407.970 17,75%

Vòng quay KPT Vòng 7,6 8,4 7,9 0,8 10,45% -0,5 -5,69%

Kỳ thu tiền trung bình Ngày 47,5 43,0 45,6 -4,5 -9,46% 2,6 6,04%

Qua bảng 2.9 ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty thay đổi không ổn định. Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu đạt 8,4vòng, tăng 0,8 vòng tương ứng tăng 10,45% so với năm 2010, làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm 4,5 ngày. Điều đó là do doanh thu thuần tăng703.747 nghìn đồng tương ứng 3,8% ,còn khoản phải thu bình quân lại giảm 147.345 nghìn đồng tương ứng giảm 6,02%. Tiếp tục sang tới năm 2012, vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 7,9 vòng, giảm 0,5 vòng so với năm 2011, và tăng 0,3 vòng so với năm 2010.Nguyên nhân là do năm 2012, tốc độ tăng cuả doanh thu thuần ( 11,05%) nhỏ hơn tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân (17,75%).Một nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình thu nợ các khoản phải thu năm 2012 là tình hình kinh tế trong nước. Nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn về tài chính nên cần gia hạn thêm về thời gian trả nợ. Đây là dấu hiệu không tích cực bởi lẽ vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng, gây căng thẳng tài chính. Như vậy khi các khoản nợ thanh toán đến hạn sẽ khó khăn để trả nợ, dễ làm mất uy tín với nhà cung cấp, khách hàng.

Qua số liệu trên đây ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu khá cao, công ty cần đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ bên cạnh đó các nhà quản lý tài chính cần phải thực hiện phân tích, thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng thương mại. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, tránh trường hợp cho những đối tượng khách hàng trả chậm mà không có khả năng chi trả.

2.2.3.3 Thực trạng quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty.

Hàng tồn kho là một lọai tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục.

Bảng 2.10 Hệ số vòng quay hàng tồn kho.

Chỉ tiêu ĐVt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền % GVHB Nghìn đồng 15.532.744 16.468.541 18.638.490 935.797 6,02% 2.169.949 13,18% HTK bình quân Nghìn đồng 6.267.294 5.719.504 6.029.087 -547.790 -8,74% 309.583 5,41% Vòng quay HTK Vòng 2,5 2,9 3,1 0,4 16,18% 0,2 7,36% Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 145,3 125,0 116,5 -20,3 -13,93% -8,6 -6,86%

Năm 2010, hàng tồn kho quay được 2,5 vòng, sau đó tăng lên đạt 2,9 vòng trong năm 2011., tăng 0,4 vòng. Do đó số ngày 1 vòng quay giảm đi 20,3ngày. Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục tăng lên 3,1 vòng khiến số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 116,5 ngày,giảm 8,6 ngày so với năm 2011.Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 935.797 nghìn đồng ứng với 6,02% so với năm 2010 trong khi hàng tồn kho bình quân giảm 547.790 nghìn đồng ứng với 8,74%. Lạm phát trong nước năm 2011 là 18,58% , điều này là nguyên nhân trong năm 2011 đã chứng kiến sự tăng giá mạnh mẽ của các nghuyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công,…dẫn tới chi phí sản xuất tăng nên giá vốn tăng 6,02% là phù hợp. Tới năm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gỗ Thành Dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w