III/ Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh: Sứa, San hô, Hải quỳ - Đáp án: Bảng 1, bảng 2 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài
- Kẻ bảng 1, 2 vào vở bài tập
IV/ Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định 1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thuỷ tức - Cấu tạo ngoài :
+ Hình trụ phía dưới là đế bám 1,5đ
+ Phần trên có tua miệng ở xung quanh miệng 2đ
+ Có đối xứng toả tròn 1,5đ
- Cấu tạo trong: thành cơ thể có 2 lớp
+Lớp ngoài gồm tế bào gai, tế bào TK , tế bào mô bì cơ 1,5đ
+ Lớp trong: tế bào mô cơ, tiêu hoá 1,5đ
+ Giữa 2 lớp có tầng keo mỏng, Ruột túi 2đ
Câu 2: Nêu cách dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức:
- Dinh dưỡng: bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hoá được thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến ,trao đổi
khí thực hiện qua thành cơ thể 4đ
- Sinh sản;
+ Vô tính bằng cách mọc chồi 2đ
+ Hữu tính hình thành tế bào sinh dục đực và cái 2đ + Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo thành cơ thể mới 2đ
Vào bài: Biển là cái nôi của ruột khoang. Với khoảng 10 ngàn loài ruột khoang phân bố ở hầu hết các vùng biển trên thế giới. Các đại diện thường gặp là sứa, hải quỳ , san hô
Hoạt Động 1
I/ Sứa:
Mục Tiêu: nhận biết được cấu tạo của sứa, thích nghi với đời sống bơi lội tự do ở
biển. Qua đó so sánh với thuỷ tức.
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên treo tranh sứa cho học sinh quan sát đọc thông tin để đánh dấu vào bảng 1
- Giáo viên treo bảng để các nhóm lên đánh dấu
Hoạt động của học sinh
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm điền vào bảng đã chuẩn bị ở vở bài tập
- Đại diện nhóm đánh dấu -> nhóm khác bổ sung
Đặc
điểm Hình dạng Miệng Đối xứng Tế bào tự vệ Kn dichuyển đại diện Hìnhtrụ Hìnhdù Ởtrên Ởdưới Kg đốixứng Toảtròn Không Có Tuamiệng Dù Sứa Thuỷ tức x x x x x x x x x x
- Từ kết quả trên giáo viên đặt câu hỏi
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào ?
- Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh đặc điểm của sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do
- Học sinh dựa vào bảng kết quả trên để trả lời
+ Cơ thể hình chuông, miệng ở dưới, di chuyển bằng cách co bóp chuông, có đối xứng tròn, có tế bào gai
-Học sinh trả lời -> học sinh khác bổ sung
Tiểu kết:
- Cơ thể sứa có hình dù, thích nghi với lối sống di chuyển ở biển
- Có đối xứng toả tròn, tua miệng có tế bào gai.
Giáo viên chuyển ý: Sứa có cấu tạo và hoạt động sống như vậy còn hải quỳ và san hô có cấu tạo và hoạt động sống như thế nào ?
Hoạt Động 2