Thời gian của một vòng lưu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón xanh đồng, huyện cư jut, tỉnh đăk nông (Trang 41)

một vòng lưu chuyển = 360/4 Ngày 267,4 301,8 285,5 34,4 12,86 -16,3 -5,4 7. Mức doanh lợi của vốn lưu động=2/3 Đồng 0,022 0,029 0,02 0,007 31,81 -0,009 -31,03

Nguồn: phòng sản xuất kinh doanh

Qua bảng 4.5 ta thấy với một đồng vốn lưu động, năm 2012 công ty thu được 1,3462 doanh thu và thu được 0,022 đồng lợi nhuận. Năm 2013 thu được 1,3462 đồng doanh thu và 0,029 đồng lợi nhuận, năm 2014 thu được 1,262 đồng doanh thu và 0,02 đồng lợi nhuận

Mức doanh thu lợi của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với một đồng vốn lưu động năm, năm 2012 công ty thu được 1,3463 đồng doanh thu và 0,022 đồng lợi nhuận, sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2013 là 0,029 đồng như vậy giảm 0,007 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra so với năm 2012 tức là giảm 23,9%. Năm 2014 mức sinh lợi là 0,02 như vậy giảm 0,00014 đồng lợi nhuận so với đồng vốn bỏ ra năm 2012 tức giảm 6,506%.

Qua đó ta thấy năm 2014 doanh thu trên một vốn lưu động cao hơn so với năm 2012, năm 2013 nhưng lợi nhuận lại rất thấp điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả nhưng do công ty quản lý các khoản chi phí không hợp lý. Hơn nữa hoạt động hiệu quả nhưng do công ty quản lý các khoản chi phí vận chuyển lớn, hàng tồn kho lớn gây ra sức sinh lợi bé.

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn, kết quả cho thấy, năm 2012 số vòng quay của vốn lưu động là 1,346 vòng. So với năm 2013 năm 2012 số vòng quay của vốn lưu động là 1,193 vòng giảm 0,153 vòng nên thời gian một vòng quay giảm 34,4 ngày nên hệ số đảm nhiệm của một đồng vốn lưu động giảm 0,096. Năm 2014 số vòng

quay là 1,262 giảm 0,0843 vòng so với năm 2013 thời gian một vòng tăng 17,847 ngày và hệ số đảm nhiệm một đồn vốn lưu động tăng 0,04965 đồng. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2013 tốt hơn năm 2012. Tuy nhiên sức sinh lợi năm 2013 thấp hơn do tổng chi phí quá cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng tồn kho ứ đọng vốn làm giảm sức sinh lời.

Thời gian một vòng luân chuyển của năm 2012 là 301,8 ngày, tức là để vốn lưu động quay một vòng mất 301,8 ngày, năm 2013 là 267,43 ngày tức là để vốn lưu động quay được một vòng mất 267,43 ngày , còn năm 2014 là 285,3 ngày tăng 17,8 ngày so với năm 2013 cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động năm 2014 nhanh hơn, tuy nhiên để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn, công ty cần đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, cần tổ chức công tác quyết toán một cách tốt hơn, giảm chi phí để thu được mức lợi nhuận cao hơn.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty tăng nhìn chung có tăng. Chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của công ty là hiệu quả, việc tăng tốc độ luân chuyển sẽ làm giảm thời gian của một vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn tăng doanh số từ đó tăng lợi nhuận.

Qua phân tích trên ta thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty thực sự hiệu quả, việc tăng tốc độ giúp công ty giảm bớt sự căng thẳng về vốn, tăng doanh thu tiết kiệm được một lượng lớn lưu động để có thể dùng vào hoạt động kinh doanh.

4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động

Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng sử dụng dụng cụ lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong từng doanh nghiệp. Để thấy được hiệu quả sử dụng lạo động của công ty đặt ra chúng ta tiến hành phân tích bảng 4.6.

Bảng 4.6: Bảng hiệu quả sử dụng lao động.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 c % c % 1. Sản lượng Tấn 1660,5 4 1364,7 5 1730,1 5 -295,79 - 17,81 365, 4 26,77

2. Doanh thu Triệu 25312 32484 33275 7172 28,33 791 2,433. Tổng số lao động Người 585 554 274 -31 -5,29 -280 -50,54 3. Tổng số lao động Người 585 554 274 -31 -5,29 -280 -50,54 4. Năng suất LĐ bình quân=(2/4) Tấn/LĐ 20,1 16 27,9 -4,1 -20,39 11,9 74,37 5. Doanh thu bình quân/1 LĐ Triệu 17,45 20,97 21,65 3,52 20,17 0,68 3,24

Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh

Qua bảng ta thấy số lao động trực tiếp qua các năm công ty sử dụng nhìn chung với quy mô và diện tích của công ty. Cụ thể năm 2013 số lao động trực tiếp giảm 1 người so với năm 2012 tương ứng giảm 5,235%, năm 2014 giảm 280 người so với năm 2013 tương ứng giảm 50,54%, nhưng tổng số lao động không giảm có thể công ty cắt giảm số lao động này sang lao động gián tiếp để phù hợp với loại hình của công ty sản xuất theo mùa vụ.

Năng suất lao động bình quân trên một lao động tăng giảm không đều hằng năm. Năm 2013 năng suất lao động bình quân trên một người giảm 4,1 tấn/1đ so với năm 2012, tương ứng giảm 20,39%. Năm 2014 tăng 11,9 tấn/1đ so với năm 2013 tương ứng tăng 74,37%, năng suất lao động bình quân tăng là dấu hiệu tốt cho thấy công ty thường chăm lo cho công nhân và có những chính sách khen thưởng hợp lý kích thích người lao động làm việc, cùng với sự đầu tư về máy móc và trang thiết bị đã làm tăng năng suất lao động.

Doanh thu bình quân/1 lao động qua các năm đều tăng lên nguyên nhân là do năng suất lao động của công nhân hằng năm đều tăng. Cụ thể năm 2013 tăng 3,52 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 20,17%, năm 2014 tăng 0,68 triệu đồng tương ứng 3,24%.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng lao động của công ty nhìn chung là khá tốt, doanh thu tăng đều mỗi năm, điều này công ty sử dụng nguồn lao động hợp lý qua các năm. Trong tương lai công ty cần quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định, quản lý chi phí hợp lý hơn để gia tăng nguồn doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa khâu bồi dưỡng, kiến thức kỹ thuật sử dụng trang thiết bị và máy móc… Nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón xanh đồng, huyện cư jut, tỉnh đăk nông (Trang 41)