Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt (Trang 59)

Quản lý nguyên vật liệu:

Công ty cần tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư chi phí cho mỗi kỳ nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các phòng sản xuất điều đó sẽ giúp tiết kiệm được vật tư, hạn chế mất mát. Vật tư khi mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật sản xuất, hạn chế tình trạng vật tư kém chất lượng vật tư, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, từ đó xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhằm kiểm soát được định mức tiêu hao một cách toàn diện, đồng thời kiểm soát được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Việc đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đi kèm với cơ chế tiền lương phù hợp để thúc đẩy cán bộ quản lý cũng như công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty tăng cường tiết kiệm, nỗ lực tìm tòi và phát huy sáng kiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý.

Định mức tiêu hao nguyên vât liệu cần được kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ chất lượng.

Xử lý hàng tồn kho: bằng các biện pháp sau Mở rộng thị trường

Công ty có chi nhánh ở thành phố Đà Nẵng và đang mở rộng vào thị trường miền Trung. Đội ngũ Marketing được phân công nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm tới các vùng miền có nhu cầu cao về tôn.

Tổ chức sản xuất phù hợp với cung - cầu khả năng tiêu thụ, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ kịp thời đến đó. Điều này cần đến sự nhạy bén, tinh tế của các cán bộ quản lý, phân tích đánh giá thị trường một cách đúng đắn. Từ đó đưa ra khung sản xuất phù hợp.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Điểu này phải căn cứ vào sự đánh giá nguyên vật liệu khi kiểm kê và giá cả thực tế trên thị trường sản phẩm.

Tóm lại, việc tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là đặc biệt quan

trọng để có thể xử lý hàng tồn kho. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

bằng cách chọn nguồn hàng cung cấp phù hợp, giảm chi phí thu mua, tránh hiện tượng ứ đọng nguyên vật liệu. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho ở khâu sản xuất bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý đồng bộ các yếu tố để có thể hạ giá thành sản phẩm, giảm ứ đọng vốn ở khâu này. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho ở khâu bán hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tiếp thị quảng cáo marketing để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thanh toán, thu tiền hàng kịp thời tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho ở khâu này.

3.2.1.4. Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt

Việc giữ tiền mặt trong kinh doanh là vấn đề cần thiết bởi nó đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày, tạo lợi thế cho việc mua hàng của công ty.Tuy nhiên, tiền mặt là loại tài sản không sinh lời, vì vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ trong quỹ là mục tiêu quan trọng nhất.

Quản lý tiền mặt là việc quản lý tiền giấy, tiền gửi ngân hàng và các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò là một bước đêm cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều thì công ty có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết thì chúng ta cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng mà lại ít tốn kém chi phí. Do vậy, căn cứ vào nhu cầu sử dụng tiền mặt trong từng thời kì, giai đoạn mà công ty cần cân nhắc lượng tiền mặt dự trữ và lượng tiền đầu tư cho các chứng khoán này một cách hợp lý nhằm tối ưu hoá lượng tiền nắm giữ.

Để xác định lượng tiền mặt trong quỹ tối ưu, Công ty có thể áp dụng một trong các mô hình sau:

Mô hình EOQ (Economic Odering Quantity)

Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu được xác định dựa trên mô hình xác định lượng hàng tồn kho tối ưu vì tiền mặt cũng chính là một hàng hoá.

M* = i C Mn× b × 2 Trong đó:

M*: Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu

Mn: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm.

Cb: Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản. i: lãi suất

Mô hình EOQ cho chúng ta thấy lượng tiền dự trữ tiền mặt phụ thuộc vào các yếu tố: chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán thanh khoản và lãi suất, tổng mức tiền mặt thanh toán hàng năm. Vì vậy, nếu lãi suất cao thì công ty nên giữ ít tiền mặt hơn và ngược lại. Nếu chi phí cho việc bán chứng khoán càng

cao thì công ty nên giữ nhiều tiền mặt hơn. Đây là căn cứ cần thiết cho nhân viên phòng tài chính kế toán có thể xác định nên để bao nhiêu tiền trong két.

Mô hình quản lý tiền mặt của Miller Orr

Mô hình của Miller Orr không xác định điểm dự trữ tiền mặt tối ưu mà xác định khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của dự trữ tiền mặt. Nếu lượng tiền mặt trong quỹ đang ở mức nhỏ hơn giới hạn dưới thì công ty phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược công ty có lượng tiền mặt dự trữ lớn hơn giới hạn trên thì cần sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.

Khoảng dao động tiền mặt được xác định theo công thức sau: D = 3 3 1 4 3       × × i V Cb b Trong đó:

D: Khoảng cách của giới hạn dưới và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ. Cb: Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán.

Vb: Phương sai của thu chi ngân quỹ. i: lãi suất

Trên thực tế đây là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mức tiền mặt thường được lấy khi áp dụng mô hình này thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu. Phương sai của thu chi ngân quỹ được xác định dựa vào số liệu thực tế của một quỹ trước đó để tính toán.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1. Tiến hành công tác kiểm kê, phân loại TSCĐ

Điều đầu tiên mà công ty nên làm hàng năm đối với TSCĐ là kiểm kê và phân loại TSCĐ thành một số nhóm như:

TSCĐ không cần dùng

TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán TSCĐ đang cho thuê, cho mượn TSCĐ đi thuê, đi mượn.

Cách phân loại này là rất cần thiết để công ty theo dõi được tình trạng TSCĐ một cách thường xuyên và có hệ thống. Từ đó công ty có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho từng loại TSCĐ. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, TSCĐ không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, hay quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa TSCĐ vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mua sắm mới TSCĐ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt (Trang 59)