Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là việc không thể thiếu, vì vậy tăng các khoản phải thu có thể kéo theo việc gia tăng chi phí quản lý nợ, thu hồi nợ, chi phí trả lãi, doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều rủi ro. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
Xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng: nhà quản lý
phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thương mại hay không. Điều này sẽ một phần dựa vào mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, tình trạng cạnh tranh hiện tại và tình hình tài chính của công ty.
Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Đây là khâu vô cùng quan trọng để doanh nghiệp ra quyết định có nên thực hiện chinh sách tín dụng thương mại hay không. Điều này phải bắt đầu bằng việc xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý, sau đó xác minh phẩm chất tín dụng của các khách hàng tiềm năng. Các tiêu chuẩn tín dụng được đặt ra thường có là phẩm chất tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, thế chấp, điều kiện kinh tế, uy tín khách hàng…
Xác định điều kiện thanh toán:
Công ty cần quyết định thời hạn thanh toán và tỷ lệ chiết khấu thanh toán hợp lý. Chiết khấu thanh toán là phần giảm hàng trả tiền trước thời han thanh toán. Chiết khấu thanh toán là một phần nhất định được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm tính theo doanh số mua hàng ghi trên hoá đơn. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán lớn sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm trước hạn và thu hút thêm được khách hàng mới làm doanh thu tăng, giảm chi phí thu hồi nợ. Tuy nhiên do giảm trừ cho khách hàng nên sẽ làm giảm số tiền thực thu. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc tỷ lệ chiết khấu cho phù hợp, tỷ lệ là bao nhiêu để có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên chấp nhận đơn xin cấp tín dụng của những khách hàng nếu có cơ hội trở thành khách hàng thường xuyên và đáng tin cậy của doanh nghiệp. Trong trường hợp khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp nên ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để tránh rủi ro.
Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu
Công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng, thường xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức sau:
NPT = DT x Kpt Trong đó:
NPT: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ phân tích (năm)
DT: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tính theo giá thanh toán) bình quân một ngày
Kpt: Kỳ thu tiền bình quân trong năm
Để tránh được tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, công ty cần xác định giới hạn bán chịu thông qua hệ số nợ phải thu. Công thức xác định như sau:
Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn
Với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn khách hàng phải thanh toán, công ty phải chuẩn bị các chứng từ liên quan đồng thời thực hiện kịp thời các thủ tục nhắc nhở, đôn đốc khách hàng. Với các khoản nợ quá hạn, công ty cần chủ động áp dụng triệt để các biện pháp tích cực và thích hợp để thu hồi. Bên cạnh đó, công ty phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và có thể
Nợ PT từ khách hàng Doanh số hàng bán ra Hệ số nợ phải thu =
chia nợ quá hạn thành các giai đoạn hay các nhóm để có biện pháp thu hồi thích hợp.
Ngoài ra, việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên cơ sở là thời gian quá hạn trả nợ và tổng mức nợ của khách hàng. Công ty nên chia thời gian quá hạn trả nợ và tổng nợ ra các mức khác nhau, với mỗi mức sẽ có tỷ lệ trích lập dự phòng phù hợp. Mặt khác, công ty nên nâng cao việc thường xuyên nhận định, đánh giá về khoản phải thu sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động thu nợ.