Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP MB – Chi nhánh Đống Đa (Trang 51)

- Bước 5: Tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ, xử lý phát sinh

2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng

a. Về nợ quá hạn

Dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian qua tại chi nhánh đang có sự tăng trưởng. Nhưng sự tăng trưởng này chỉ thực sự tốt khi đi kèm với nó là chất lượng khoản vay cũng được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng là nợ quá hạn.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn TDTD qua các năm 2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ cho vay 886.9 942.5 1135

Dư nợ TDTD 159.64 245.05 385.9 Tỷ trọng dư nợ TDTD (%) 18 26 34 Nợ quá hạn TDTD 2.01 3.77 9.06 Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD 1.26% 1.54% 2.35%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình TDTD của chi nhánh 2010-2012)

Nhìn vào những số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng khá mạnh qua các năm. Cụ thể: năm 2010 là 2.01 tỷ đồng chiếm 1.26%, năm 2011 là 3.77 tỷ đồng chiếm 1.54%, sang năm 2012 con số này thật sự tăng mạnh lên đến 9.06 tỷ đồng, chiếm 2.35%. Có thể lý giải cho thực trạng này như sau:

Thứ nhất, do một số khách hàng không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng vốn sai mục đích, việc phối hợp giữa cơ quan

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

quản lý người lao động và ngân hàng chưa chặt chẽ nên người vay thiếu ý thức trách nhiệm trong việc trả nợ, phát sinh nợ quá hạn.

Thứ hai, trong năm 2011 và năm 2012 hệ quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn và phá sản, nhân viên bị nợ lương, thất nghiệp dẫn đến mất khả năng chi trả từ nguồn trả

nợ chính là lương. Đặc biệt năm 2012 tình hình kinh tế có chiều hướng đi xuống, do các biện pháp khắc phục khủng hoảng chưa thực sự hiệu quả.

b.Về nợ xấu TDTD

Nợ xấu TDTD là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của các khoản TDTD.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ TDTD

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ TDTD 172.95 100 254.4 100 385.9 100 Nợ xấu 1.42 0.82 2.42 0.95 4.94 1.28 + Nhóm 3 0.92 0.53 1.60 0.63 2.74 0.71 + Nhóm 4 0.4 0.23 0.64 0.25 1.62 0.42 + Nhóm 5 0.1 0.06 0.18 0.07 0.58 0.15

(Nguồn : Báo cáo tổng hợp tình hình TDTD của chi nhánh 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nợ xấu của chi nhánh trong những năm qua có xu hướng tăng dần cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Năm 2010 nợ xấu là 1.42 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu 0.82% trên dư nợ tín dụng tiêu dùng, năm 2011 nợ xấu tăng lên 2.42 tỷ đồng với tỷ lệ 0.95% và sang năm 2012 con số này tăng mạnh lên đến 4.94 tỷ đồng đạt tỷ lệ nợ xấu là 1.28%. Lý giải cho thực trạng này là do:

Kể từ cuối năm 2008 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều món nợ vay khủng từ lĩnh vực bất động sản và chứng khoán bị mắc kẹt cho đến nay. Và sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản khiến cho những khoản vay có tài sản bảo đảm là bất

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

động sản khó có thể thu hồi được nợ dễ dàng khi mà khách hàng không có khả năng trả được nợ.

Tỷ lệ nợ xấu tăng cao cho thấy việc đánh giá tài sản đảm bảo chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp. Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến việc đánh giá tài sản bảo đảm và quản trị rủi ro.

c.Về vòng quay vốn tín dụng

Nợ xấu và nợ quá hạn không phải là chỉ tiêu duy nhất đánh giá chất lượng tín dụng. Để đánh giá tốt hơn về chất lượng tín dụng, người ta còn sử dụng chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Ở chi nhánh Đống Đa, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng qua các năm 2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số thu nợ TDTD 231.75 307.82 428.35

Dư nợ TDTD bình quân 172.95 254.4 385.9

Vòng quay vốn TDTD 1.21 1.34 1.11

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình TDTD của chi nhánh 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng có sự biến động. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là1.21 đến năm 2011 tăng lên 1.34 nhưng giảm xuống còn 1.11 trong năm 2012. Điều đó cho thấy việc quản lý nguồn vốn cho vay còn hạn chế, ngân hàng cần có hướng điều chỉnh để khắc phục tình trạng này.

Vòng quay vốn TDTD còn ở mức chưa cao trong khi nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng vẫn còn lớn khi mà chi nhánh đang nằm ở địa bàn đông dân cư có mức sống tương đối cao. Do vậy, chi nhánh cần phải đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vay tiêu dùng.

d.Về thu lãi từ TDTD

Ngoài các chỉ tiêu trên cần đánh giá về kết quả thu lãi từ hoạt động tín dụng tiêu dùng. Vì lợi nhuận là đích hướng đến của mọi tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Một khoản vay có chất lượng tốt đồng nghĩa với việc khoản vay đó phải mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.8: Lợi nhuận từ TDTD qua các năm 2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) LNTT từ TDTD 8.39 26.3 17.85 37.6 19.95 40.1 LNTT từ các hoạt động khác 23.5 73.7 29.62 62.4 29.8 59.9 Tổng LNTT 31.89 100 47.47 100 49.75 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình TDTD của chi nhánh 2010-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động TDTD không ngừng tăng trưởng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Năm 2010, lợi nhuận TDTD là 8.39 tỷ đồng, chiếm 26.3% tổng lợi nhuận hoạt động của toàn chi nhánh. Năm 2011 con số này tăng lên là 17.85 tỷ đồng, chiếm 37.6% và tiếp tục tăng lên 19.95 tỷ đồng, chiếm 40.1% vào năm 2012. Nếu xét tương quan giữa doanh số TDTD và thu nhập của nó trong tổng thể hoạt động cho vay của chi nhánh, có thể nhận thấy TDTD mang lại hiệu quả cao hơn so với hoạt động khác. Đây thực sự là một sản phẩm kinh doanh đem lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng. Vì vậy, phát triển TDTD là một chiến lược đúng đắn đối với chi nhánh Đống Đa.

2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính

Ngoài các chỉ tiêu chất lượng TDTD có thể phản ánh ở trên thì còn nhiều chỉ tiêu định tính khác phản ánh chất lượng các khoản TDTD của chi nhánh Đống Đa cũng đã được thực hiện khá tốt. Hiện nay, NHTMCP Quân Đội nói cung và chi nhánh Đống Đa nói riêng được biết tới như một địa chỉ đáng tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên cũng được thiết kế chi tiết tới từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu nhập hàng năm. Do vậy, các sản phẩm vay vốn đó đã tiếp cận được với thị trường. đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như bảo đảm quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với các sản phẩm TDTD của chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Tuy nhiên khi các đối thủ cạnh tranh trong nước ngày một lớn mạnh và đặc biệt có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài hàng đầu, chi nhánh Đống Đa cần phát triển hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín trên thị trường, tạo ra các yếu tố thành công trong những chặng đường sắp tới.

2.3 Đánh giá chất lương tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Quân Đội- chinhánh Đống Đa nhánh Đống Đa

Qua phân tích trên đây, chúng ta đã có một bức tranh toàn cảnh về những kết quả mà chi nhánh đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động TDTD tại chi nhánh Đống Đa. Cụ thể:

2.3.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Thu nhập từ lãi tín dụng tiêu dùng tăng trưởng cao, ổn định

qua các năm. Kết quả này sẽ là động lực để Chi nhánh tăng cường hoạt động tín dụng tiêu dùng. Kết quả cũng lý giải nguyên nhân của một trong các mục tiêu chiến lược của Chi nhánh là mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Thứ hai: Các sản phẩm TDTD đã tạo lập hình ảnh một ngân hành bán

lẻ cho chi nhánh Đống Đa- một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng. Hoạt động TDTD đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng giới thiệu và cung cấp các dịch vụ bấn chéo sản phẩm, theo kịp xu thế phát triển của các NHTM hiện đại và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Việc giới thiệu các sản phẩm: tiết kiệm, chuyển tiền trong nước và quốc tế, bảo hiểm nhân thọ, thẻ ATM… đi kèm với TDTD đã giúp khách hàng biết được nhiều hơn nữa về các sản phẩm cung ứng, lợi ích của khách hàng khi quan hệ giao dịch với ngân hàng và giúp cho họ có khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thứ ba: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng tiêu dùng đang có xu

hướng tăng lên qua cá năm. Tỷ trọng này cho thấy tín dụng tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ tư: Chi nhánh đã xây dựng được một quy trình cho vay chặt chẽ,

mỗi sản phẩm TDTD có quy trình thực hiện riêng, lập thành văn bản áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống khi cần cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với hoạt động TDTD, hứa hẹn đem lại sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lương.

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những hạn chế

Thứ nhất: Danh mục sản phẩm TDTD chưa đa dạng.

Tuy có những bước tiến mới trong đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện nhưng danh mục sản phẩm tín dụng tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn hạn hẹp, chưa tạo được sự khác biệt và tính cạnh tranh trên thị trường, cũng như chưa phát triển đồng bộ, bao quát hết nhu cầu thị trường. Cơ cấu tín dụng tiêu dùng chỉ tập trung ở một số sản phẩm truyền thống như TDTD mua nhà, phương tiện đi lại. Điều này vô tình đã tập trung dư nợ lớn ở các sản phẩm này và làm tăng rủi ro. Bên cạnh đó, các sản phẩm còn chưa tạo ra sự khác biệt để lại dấu ấn với khách hàng mà chủ yếu là các tên gọi chung chung nên hạn chế khả năng cạnh tranh cũng như phát triển TDTD tại chi nhánh.

Thứ hai: Quy mô TDTD chưa thực sự được mở rộng, chưa tương xứng

với tiềm năng của chi nhánh cũng như thị trường.

Mặc dù đã có chuyển biến rõ rệt nhưng dư nợ TDTD vẫn chiếm tỷ trọng thấp cả về số lượng tuyệt đối và tương đối trong tổng dư nợ của chi nhánh. Quy mô TDTD chưa tương xứng với khả năng của chi nhánh cũng như tiềm năng của thị trường. Tuy chi nhánh đã cung cấp một lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu rất đa dạng và phong phú của khách hàng nhưng còn nhiều nhu cầu mà chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được như lao động, y tế, du lịch… Nhiều sản phẩm có trong danh mục nhưng không được thực hiện hiệu quả. Chi nhánh cũng chi tập trung vào hình thức cho vay thế chấp, còn hình thức mới mẻ hơn và có nhiều tiềm năng là cho vay tín chấp vẫn còn bỏ ngỏ, chưa thực sực được đầu tư để phát triển. Nhìn chung, thị phần TDTD của chi nhánh Đống Đa còn khá nhỏ so với các ngân hàng khác như ACB,Techcombank.. Rõ ràng, để đạt được mục tiêu “MB-Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam” đòi hỏi ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chi nhánh Đống Đa phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Thứ ba: Chất lượng tín dụng chưa thực sự đảm bảo

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đối với TDTD tồn tại mặc dù ở mức thấp nhưng chưa có dấu hiệu giảm qua các năm, đặc biệt là lại tăng vào cuối năm 2012. Điều này tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động TDTD của chi nhánh.Tuy đã có những biện pháp nâng cao chất lượng TDTD nhưng chi nhánh vẫn không tránh khỏi mất vốn do không thu hồi nợ đủ và đúng hạn. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm giảm lợi nhuận của chi nhánh.

Thứ tư: Hạn chế về kênh phân phối

Hiện nay có thể chia kênh phân phối ngân hàng thành 2 loại: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại. Trong đó, kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối qua các chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý. Còn kênh phân phối hiện đại ứng dụng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử (E-Banking), ngân hàng qua điện thoại (Telephone Banking)… Có thể nói việc sử dụng kênh phân phối của chi nhánh chưa có hiệu quả cao:

-Về kênh phân phối truyền thống, ngoài trụ sở chính, chi nhánh còn có các phòng giao dịch. Tuy nhiên, hoạt động của các phòng giao dịch không phong phú, đồng đều và thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Một số phòng giao dịch chuyên cung cấp tín dụng tiêu dùng, một số khác chủ yếu chỉ cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp…Sự thiếu hụt này sẽ khiến khách hàng có ấn tượng về một ngân hàng không chuyên nghiệp.

-Về kênh phân phối hiện đại, do trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên chi nhánh vẫn chưa triển khai được rộng rãi. Phổ biến nhất hiện nay mới chỉ là máy rút tiền tự động ATM và thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ. Còn rất nhiều hình thức phân phối hiện đại mà ngân hàng chưa khai thác được.

2.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Quy trình TDTD chưa thực sự thông thoáng

Quy trình tín dụng tiêu dùng vẫn còn nhiều thủ tục phức tạp. Hầu hết các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, chưa có nhiều hình thức cho vay tín chấp trong khi tại các NHTMCP khác, hình thức cho vay tín chấp đang được mở rộng với các điều kiện thông thoáng hơn. Tại NHTMCP Quân Đội, nếu khách hàng còn độc thân phải có giấy xác nhận của UBND, gầy phiền hà cho khách hàng vì thủ tục hành chính của Nhà nước không

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

đơn giản. Trong hồ sơ vay vốn của ngân hàng bắt buộc phải có giấy chứng minh nguồn thu nhập trả nợ, gây khó khăn cho những khách hàng hành nghề tự do.

Thứ hai: Năng lực nhân viên còn hạn chế

Thực tế, ngay từ khâu đầu vào, việc tuyển dụng tuy được tiến hành chặt chẽ, khắt khe nhưng vẫn tồn tại những vấn đề không rõ ràng. Nhân viên được tuyển dụng tuy là những người trẻ, nhiệt tình nhưng còn thiếu nhiều kỹ năng làm việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… Nhân viên trong chi nhánh đôi khi còn thực hiện công việc chồng chéo, không có sự phân tách rõ ràng về chuyên môn, làm giảm hiệu quả công việc. Có điều này là do số lượng nhân viên có chuyên môn sâu còn hạn chế, chưa tương xứng với sự phát triển của chi nhánh.

Thứ ba: Công tác kiểm tra sau khi giải ngân chưa được thực hiện một

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP MB – Chi nhánh Đống Đa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w