Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP MB – Chi nhánh Đống Đa (Trang 40)

Tính đến tháng 12 năm 2012, tổng số cán bộ, công nhân viên của chi nhánh MB Đống Đa là 99 người, do Giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành, 100% cán bộ và nhân viên Chi nhánh đều có trình độ đại học và trên đại học.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB Đống Đa như sau:

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ MB Đống Đa)

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban giám đốc: bằng trách nhiệm, năng lực của mình, căn cứ vào 2 báo

cáo của bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định tín dụng để đưa ra quyết định đảm bảo cân bằng, chính xác mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng; đảm bảo phát triển kinh doanh đi đôi với quản lý rủi ro.

19 Ban giám đốc Phòng dịch vụ khách hàng Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý tín dụng Phòng hỗ trợ quan hệ kháchhàng Phòng hành chính nhân sự

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Phòng dịch vụ khách hàng: gồm có bộ phận lễ tân, giao dịch viên và kế

toán. Đây là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chiụ trách nhiệm đối với các hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

- Phòng quan hệ khách hàng (QHKH): gồm có bộ phận khách hàng cá

nhân và khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ bán hàng, thu thập thông tin hồ sơ, viết báo cáo đề xuất tín dụng theo quan điểm của người quan hệ khách hàng. Thực hiện đánh giá đề xuất phương án cung cấp dịch vụ đối với khách hàng chưa phát sinh nhu cầu tín dụng tại MB. Phối hợp quản lý khoản vay và xử lý thu hồi nợ.

- Phòng quản lý tín dụng: thực hiện thẩm định tín dụng, đưa ra phương

án cấp tín dụng đối với khách hàng. Khi khách hàng đã có quan hệ tín dụng, cần thiết kế toàn bộ phương án cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở đề xuất của bộ phận quan hệ khách hàng nhằm đảm bảo hiệu quả trong mối quan hệ với khách hàng (như: Huy động vốn, dịch vụ, chính sách, lãi suất, phí…).

- Phòng hỗ trợ quan hệ khách hàng: thực hiện các thủ tục về nhận và

quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của MB; thẩm định tài sản bảo đảm và đánh giá lại tài sản bảo đảm. Thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, khế ước; chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc giải ngân/phát hành thư bảo lãnh. Thực hiện quản lý khoản vay, giải ngân, nhắc nợ gốc, lãi khoản vay, thu hồi nợ gốc lãi. Phối hợp cung cấp thông tin trong quá trình xử lý nợ quá hạn.

- Phòng hành chính nhân sự: thiện hiện công tác quản trị văn phòng, hành

chính phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội- Chi nhánh Đống Đa

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Khả năng huy động vốn của Chi nhánh Đống Đa theo sát những diễn biến của thị trường tài chinh thế giới nói chung và những biến động trong nền kinh tế vĩ mô trong nước nói riêng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MB Đống Đa

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Tổng NVHĐ 1,610.6 100 1,975.9 100 2,155.7 100

Theo loại tiền gửi

- Nguồn nội tệ 1,221.4 75.84 1,531.2 77.49 1,624.4 75.35

- Nguồn ngoại tệ 389.2 24.16 444.7 22.51 531.3 24.65

Theo thành phần kinh tế

-Tiền gửi của dân cư 1,418.3 88.06 1,687.2 85.39 1,976.5 91.69

-Tiền gửi doanh nghiệp 53.6 3.33 73.8 3.73 96.7 4.49

- Tiền gửi các TCTD 138.7 8.61 214.9 10.88 82.5 3.83

Theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 155.1 9.63 245.5 12.42 287.9 13.36

- Trung, dài hạn 1,455.5 90.37 1,730.4 87.58 1,867.8 86.64

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009,2010,2011 MB Đống Đa)

Qua theo dõi tình hình huy động vốn qua các năm ta có thể thấy cơ cấu trong nguồn vốn huy động được của Chi nhánh là tương đối ổn định, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 1,975.9 tỷ đồng tăng 365.3 tỷ đồng so với năm 2010 (đạt 1,610.6 tỷ đồng), năm 2012 đạt 2,155.7 tỷ đồng tăng 179.8 tỷ đồng so với năm 2011 (đạt 1,975.9 tỷ đồng). Có được mức tăng đều như vậy là do chi nhánh đã áp dụng các biện pháp như: lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo…

Xét theo loại tiền tệ, tiền gửi ngoại tệ tăng dần qua các năm 2010 là 389.2 tỷ đồng (chiếm 24.16%) tăng lên 513.3 tỷ đồng năm 2012 (chiếm 24.65%). Lý do của sự tăng này là do năm 2011, tình hình lãi suất, tỷ giá, thị trường vàng diễn

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

biến phức tạp làm cho đồng nội tệ mất giá, người dân và doanh nghiệp chuyển sang nắm giữ các tài sản khác như USD, vàng.

Xét theo thành phần kinh tế, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao. Lý do là vì Chi nhánh đặt trong một địa bàn đông đúc dân cư với mức sống khá cao so với toàn thành phố nói chung, bên cạnh đó là nhờ uy tín đối với khách hàng mà Chi nhánh nói riêng và toàn Ngân hàng Quân đội nói chung đã nỗ lực xây dựng trong suốt thời gian qua. Cụ thể, tiền gửi dân cư qua các năm đều tăng, năm 2011 đạt 1,687.2 tỷ đồng (chiếm 85.39% tổng nguồn vốn huy động) tăng 268.9 tỷ đồng so với năm 2010 đat 1,418.3 tỷ đồng (chiếm 88.06%) ta thấy tỷ trọng giảm nhưng không đáng kể.Tiền gửi doanh nghiệp tăng dần qua các năm, năm 2011 đat 53.6 tỷ đồng tăng 20.2 tỷ đồng so với năm 2010 (đạt 73.8 tỷ đồng), năm 2012 đạt 96.7 tỷ đồng tăng 43.1 tỷ đồng so với năm 2011.

Xét theo kỳ hạn,ta thấy nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung, dài hạn đều tăng dần qua các năm, nguồn vốn ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011, nguồn vốn ngắn hạn đạt 245.5 tỷ đồng tăng 90.4 tỷ đồng so với năm 2010 (đạt 155.1 tỷ đồng), đến năm 2012 đạt 287.9 tỷ đồng tăng 42.4 tỷ đồng so với năm 2011. Đối với nguồn vốn trung, dài hạn năm 2012 đạt 1,867.8 tỷ đồng tăng 137.4 tỷ đồng so với năm 2011 đạt 1,730.4 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn giảm qua các năm, năm 2012 chiếm 86.64% tổng nguồn tiền gửi huy động được, giảm 3.73% so với năm 2010 chiếm 90.37%.

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.1.3.2 Tình hình cho vay

Dưới đây là tổng kết dư nợ cho vay qua các năm

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay qua các năm của Chi nhánh

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 886.9 100 942.5 100 1135 100 55.6 6.27 192.5 20.4 Theo thời hạn Ngắn hạn 706.3 79.64 779.7 82.73 918.4 80.93 73.4 10.4 138.7 17.8 Trung,dài hạn 180.6 20.36 162.8 17.27 216.4 19.07 -17.8 -9.8 53.6 32.9

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Đống Đa)

Qua bảng trên ta thấy. tốc độ dư nợ tín dụng ngày càng một tăng lên.Tổng dư nợ cho vay năm 2010 là 886.9 tỷ đồng. Đến năm 2011, con số này là 942.5 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 6.27%. Năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 1135 tỷ đồng tăng 20.4% so với năm 2011.

- Dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng khá mạnh cụ thể năm 2010 là 706.3 tỷ đồng (chiếm 79.64%) năm 2011 đạt 779.7 tỷ đồng (chiếm 82.73%) và đến năm 2012 đạt 918.4 tỷ đồng (chiếm 80.93%). Ta thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá cao luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ, điều này cho thấy các khoản cho vay của ngân hàng vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Việc ngân hàng vẫn đang duy trì cơ cấu cho vay như vậy là bởi vì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiếm của dân cư với kì hạn ngắn, do đó để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả thì ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong danh mục cho vay của ngân hàng mình.

-Dư nợ trung, dài hạn tăng năm 2010 đạt 180.6 tỷ đồng (chiếm 20.36%) sang năm 2011 giảm xuống còn 162.8 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng trở lại đạt 216.4 tỷ đồng (chiếm 19.07%). Nguyên nhân của sự sụt giảm từ năm 2010-2011

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

là do sự biến động kinh tế vào thời điểm này rất khó lường do đó để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản thì ngân hàng phải giảm cho vay trung dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn.

Các chỉ tiêu trên phản ảnh thực trạng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng MB Đống Đa đạt chất lượng và hiệu quả cao. Trên cơ sở nguồn vốn tăng trưởng và ổn định, chi nhánh đã tăng cường cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của khách hàng, thực hiện mở rộng đối tượng cho vay, khai thác nhiều dự án đầu tư, cơ sở vật chất và cải tiến kỹ thuật , chú trọng việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ tình hình kinh doanh, tình hình của khách hàng vay vốn để nhằm đảm bảo an toàn vốn của chi nhánh, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

2.1.2.3 Các hoạt động khác

-Thanh toán hàng nhập khẩu: Năm 2012 tổng số có 564 món với tổng giá trị (quy đổi USD) là 48,426 USD, tăng 16.4% so với năm 2011.

-Thanh toán hàng xuất khẩu: Năm 2012 tổng số có 82 món, giá trị 9,369 ngàn USD, tăng 126.7% so với năm 2011.

-Kinh doanh ngoại tệ: Năm 2012 tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 89,065 ngàn USD, tăng 39.3% so với năm 2011.

-Phí dịch vụ thanh toán quốc tế: Tổng số phí thu được trong năm 2012 là 4,9 tỷ đồng. Trong đó phí thanh toán quốc tế là 1.4 tỷ đồng, phí kinh doanh ngoại tệ là 1.2 tỷ đồng và dịch vụ kiều hối là 450 triệu đồng.

-Phục vụ dự án: Chi nhánh hiện đang giải ngân phục vụ 4 dự án. Trong đó năm 2012 rút vốn về các tài khoản đặc biệt là 5,300 ngàn USD.

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2010,2011 và 2012

Trong những năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của ngành tài chính ngân hàng. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi

nhánh năm 2012 là một năm đạt được kết quả và thành công, các chỉ tiêu kinh doanh tài chính cao hơn những năm trước đó.

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Bảng 2.3: Bảng kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh Đống Đa

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % I.Thu nhập 151.1 207.9 225.5 56.82 37.60 17.53 8.43 1.Thu từ hoạt động tín dụng 134.62 189.83 203.19 55.21 41.01 13.36 7.04 2.Thu ngoài tín dụng 16.50 18.11 22.28 1.61 9.76 4.17 23.03 II. Chi phí 119.2 160.5 175.7 41.24 34.59 15.25 9.50 1.Chi phí hoạt động tín dụng 86.73 123.81 116.26 37.08 42.75 -7.55 -6.10 2.Chi phí khác 32.50 36.66 59.46 4.16 12.80 22.80 62.19

III. Lợi nhuận trước thuế

31.89 47.47 49.75 15.58 48.86 2.28 4.80

(Nguồn: Báo cáo kết quả quả hoạt động kinh doanh MB Đống Đa)

Qua bảng trên ta thấy, tổng thu nhập và tổng chi phí của chi nhánh tăng khá mạnh qua các năm, chứng tỏ quy mô hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng lên.

Xét về tổng thu nhập, năm 2010 đạt 151.1 tỷ đồng sang năm 2011 đạt 207.9 tỷ đồng và đến năm 2012 con số này là 225.5 tỷ đồng. Tăng thu nhập chủ yếu do tăng trưởng từ hoạt động tín dụng mang lại. Thu từ hoạt động tín dụng năm 2010 đạt 134.62 tỷ đồng, năm 2011 đạt 189.83 tỷ đồng sang năm 2012 đạt 203.19 tỷ đồng.Thu ngoài tín dụng tăng khá mạnh năm 2010 đạt 16.5 tỷ đồng, năm 2011 đạt 18.11 tỷ đồng đến năm 2012 đạt 22.28 tỷ đồng.

Chi phí tăng lên qua các năm, năm 2010 là 119.2 tỷ đồng, năm 2011 là 160.5 tỷ đồng đến năm 2012 là 175.7 tỷ đồng. Sự tăng lên này chủ yếu là do chi phí khác tăng lên mạnh. Chi phí khác năm 2010 là 32.5 tỷ đồng, năm 2011 là 36.66 tỷ đồng đến năm 2012 là 59.46 tỷ đồng tăng 62.19% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này do nợ xấu năm 2012 tăng cao nên trích lập dự phòng tăng theo.

Tuy chi phí tăng đáng kể nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng dần qua các năm, sự tăng lên này là do thu nhập tăng nhạnh hơn chi phí cả về số tuyệt đối

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

và tương đối. Cụ thể : lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 31.89 tỷ đồng, năm 2011 đạt 47.47 tỷ đồng sang năm 2012 đạt 49.75 tỷ đồng tăng nhẹ so với năm 2011.

Trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay mà lợi nhuận trước thuế của chi nhánh vẫn tăng trưởng đáng kể cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh và vai trò quản lý điều hành của ban quản trị là rất tốt trong việc điều hành bộ máy trong thời buổi kinh tế khó khăn, không mấy thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP MB – Chi nhánh Đống Đa (Trang 40)