Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP MB – Chi nhánh Đống Đa (Trang 49)

- Bước 5: Tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ, xử lý phát sinh

2.2.2 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đống Đa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và nhu cầu của người dân tăng lên thì quy mô TDTD của các ngân hàng cũng tăng. Trong những năm qua, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cả về số lượng tuyệt đối và tương đối, thể hiện ở sự tăng lên trong dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ TDTD qua các năm 2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 886.9 100 942.5 100 1135 100 TDTD 159.64 18 245.05 26 385.9 34 CV khác 727.26 82 697.45 74 749.1 66

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2010-2012)

Lê Thị Thanh Tâm Lớp: NH.E – K12

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Theo số liệu trên ta có thể thấy dư nợ TDTD còn thấp hơn nhiều trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm. Năm 2010 dư nợ TDTD là 159.64 tỷ đồng chiếm 18% tổng dư nợ. Đến năm 2011, dư nợ tăng lên 245.05 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ và đến năm 2012 con số này là 385.9 tỷ đồng, chiếm 34% tổng dư nợ.

Dư nợ TDTD tăng trưởng qua các năm là do nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chi nhánh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTD, đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với những cá nhân có nhu cầu phát triển nâng cao có nhu cầu mua sắm các thiết bị gia đình, các phương tiện đi lại… với điều kiện khách hàng có nguồn thu nhập ổn định.Do vậy chi nhánh đã có những thay đổi hợp lý trong cơ cấu tín dụng, phù hợp với xu thế và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động cho vay này có tác dụng kích thích tiêu dùng, làm tăng sức mua của thị trường, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, TDTD vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Rõ ràng, đề đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì NHTMCP Quân đội nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng tiêu dùng qua các năm 2010- 2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ TDTD 159.64 100 245.05 100 385.9 100 Ngắn hạn 94.57 59.24 161.22 65.79 241.19 62.5 Trung, dài hạn 65.07 40.76 83.83 34.21 144.71 37.5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2010-2012)

Theo bảng cơ cấu tín dụng tiêu dùng qua các năm, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn, luôn đạt trên 59% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2010 chiếm 59.24% tổng dư nợ trong khi dư nợ trung và dài hạn chiếm 40.76%. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng lên 161.22 tỷ đồng chiếm 65.79% tổng dư nợ, đồng thời dư nợ trung dài hạn cũng

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

tăng lên 83.83 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm chỉ còn 34.21%. Sở dĩ có sự sụt giảm về dư nợ trung dài hạn là do sự biến động kinh tế vào thời điểm này rất khó lường do đó để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản thì ngân hàng phải giảm cho vay trung dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn. Sang năm 2012 tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt 385.9 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 241.19 tỷ đồng chiếm 62.5%, dư nợ trung dài hạn tăng trở lại đạt 144.71 tỷ đồng chiếm 37.5%. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ TDTD do là chính sách của ngân hàng hạn chế cho vay trung, dài hạn vì đứng trên góc độ an toàn về vốn thì cho vay ngắn hạn ngân hàng sẽ ít gặp rủi ro hơn so với trung, dài hạn trong môi trường kinh doanh không ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP MB – Chi nhánh Đống Đa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w