Giới thiệu chung về cỏ ngọt

Một phần của tài liệu Chế biến trà túi lọc từ gạo lứt, đậu đỏ (Trang 27)

Hình 1.7. Hình ảnh về cỏ ngọt

Cỏ ngọt còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hoặc cúc ngọt. Các nước trên thế giới còn gọi là cây thay thế đường (Sweetener-sugar substitute) có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amabay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay (Nam Mỹ). Dân bản xứ gọi là “Ka hê ê”, được chuyển thành cây trồng từ năm 1931. Có tên khoa học là: Stevia

rebaudiana (Bert) Hemsl hoặc Eupatorium rebaudianum, thuộc chi Stevia, họ Cúc

(Asteraceae).

Toàn thân cây có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng và vẫn còn vị ngọt. Cỏ ngọt là loài cây vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính bằng cách gieo hạt hoặc dâm cành. Cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.

Đặc điểm: là một loại cỏ sống lâu năm nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100 cm, 6 tháng sau khi trồng gốc bắt đầu hóa gỗ, mỗi gốc có nhiều cành. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi giác, dài 30 – 60 mm, rộng 15 – 30 mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, máu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10 – 12 mm, có hai vòi nhụy dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ

hình dáng giống hoa cỏ Lào nhưng nhỏ hơn nhiều. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Được nhập vào nước ta từ năm 1988 trồng thử nghiệm. Hiện nay Cỏ ngọt đã thích ứng với những vùng khí hậu khác nhau của nước ta, sinh trưởng tốt tại Sông Bé, Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trồng bằng hạt, tách bụi hay giâm cành. Trong một lần có thể thu hoạch trong 5 – 10 năm. Năng suất hằng năm khoảng 2 – 4 tấn lá khô trên mỗi hécta (thu hoạch 3 – 4 đợt).

1.4.2.Thành phần hóa học [18]

Cỏ ngọt chứa thành phần chính và quan trọng nhất là steviosid đây là một glucosid có vị ngọt gấp 250 – 300 lần đường saccarose, nhưng steviosid là chất ngọt không sinh năng lượng không làm tăng cân và rất thích hợp cho những đối tượng kiêng đường. Trong cỏ ngọt khô chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid, trong lá chứa khoảng 6 – 7% steviosid. Như vậy 100 g cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400 – 450 g đường saccarose.

1.4.3.Tính vị và tác dụng [18]

Theo tài liệu Đông y cho rằng cỏ ngọt làm chóng lành các vết thương ngoài da, bổ tim, lợi tiểu, làm giảm huyết áp ở những người cao máu, và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường, cỏ ngọt trợ giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin.

Cỏ ngọt là chất tạo vị ngọt không sinh năng lượng nên rất thích hợp để dùng cho người đang giảm cân.

Một phần của tài liệu Chế biến trà túi lọc từ gạo lứt, đậu đỏ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)