Tăng cường số lượng, chất lượng hoạt động của các khu bảo tồn thiên

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh quảng ninh (Trang 94)

nhiên

Tỉnh Quảng Ninh có nhiều khu vực có giá trị ĐDSH cao cần được bảo tồn nên cần đẩy nhanh và tạo điều kiện thuận lợi thành lập các khu bảo tồn mới nhằm tăng cường công tác bảo tồn các giá trị ĐDSH. Đồng thời cần mở rộng và nâng cấp các khu bảo tồn hiện có để giảm bớt áp lực lên công tác bảo tồn.

Qua kết quả khảo sát về công tác quản lý tại các khu bảo tồn của những người đã từng thăm quan các khu bảo tồn nhận thấy, các hoạt động quản lý tại các khu bảo tồn chưa được người dân tham gia, 40% kết quả khảo sát không biết và không có ý kiến về công tác quản lý và 15 % cho rằng công tác quản lý là chưa tốt (Hình 3.17). Với việc không biết về các hoạt động quản lý nên ý thức bảo tồn của người dân và người thăm quan ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn. Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý tại các khu bảo tồn đã được thành lập để tăng cường hoạt động bảo tồn và kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ do hoạt động thăm quan ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.

Cần huy động sự tham gia đồng quản lý của người dân trong các khu bảo tồn để tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, quản lý. Việc quản lý cần quy định rõ quyền, trách nhiệm, lợi ích và tiên quyết đó là nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo tồn ĐDSH. Theo kết quả khảo sát nhận thấy, đa phần người dân đồng ý để người dân bản địa tham gia đồng quản lý và khai thác tiềm năng ĐDSH tại khu bảo tồn vì người dân là những người hiểu về các khu bảo tồn nhất (hình 3.18).

Ngoài ra, đối với một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cần thành lập trung tâm bảo tồn ngoại vi. Trung tâm bảo tồn ngoại vi nên bao gồm vườn thực vật để bảo tồn các loài cây đang bị đe dọa và một trung tâm cứu hộ và phục hồi chức năng của động vật hoang dã bị tổn thương.

Hình 3. 17. Ý kiến về công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Hình 3. 18. Ý kiến về việc để ngƣời dân tại các KBT tham gia bảo tồn

3.4.3.Phát triển các hoạt động thăm quan các khu bảo tồn và du lịch sinh thái

Để thúc đẩy lợi ích khai thác ĐDSH, tạo nguồn thu cho công tác bảo tồn ĐDSH và góp phần tuyên truyền về bảo tồn ĐDSH cần đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và thu hút các hoạt động thăm quan các khu bảo tồn.

Theo kết quả khảo sát, hầu hết người được khảo sát đều thích tham gia các chương trình du lịch sinh thái và thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên (Hình 3.19). Đây là điều kiện rất thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch sinh thái và thúc đẩy thăm quan khu BTTN.

Hình 3. 19. Kết quả khảo sát về sở thích thăm quan các KBTTN và du lịch sinh thái

Việc triển khai các hoạt động du lịch sinh thái nên tập trung vào những điều mà người thăm quan quan tâm. Căn cứ vào kết quả khảo sát về nhu cầu của người khảo sát về những điều quan tâm khi thăm quan KBTTN (Hình 3.20) và du lịch sinh

thái và kết quả khảo sát về những điều làm cho khách thăm quan không thích khi thăm quan các khu bảo tồn (Hình 3.4, tr 68), đề xuất các hoạt động sau:

- Cần xây dựng các chương trình du lịch sinh thái, chương trình tham quan các khu bảo tồn khác nhau phù hợp với từng đặc điểm của ĐDSH, mục đích thăm quan.

- Có các tài liệu hướng dẫn, giới thiệu rộng rãi các thông tin về các giá trị quan trọng, đặc biệt của địa điểm thăm quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Có các hướng dẫn viên am hiểu về các giá trị đó, có kỹ năng về giao tiếp, quảng bá và giới thiệu về các giá trị trong KBTTN và khu du lịch sinh thái để người tham không cảm thấy chán và hiểu được các giá trị đó.

- Tổ chức các hoạt động để người dân tham gia trong quá trình thăm quan, họ được hòa nhập với thiên nhiên, cảm thấy thích thú, thư giãn. Thiết kế các điểm dừng chân để nghỉ trong các chuyến hành trình dài, có thời gian để du khách ngắm nhìn, cảm nhận thay vì việc đi và nhìn qua loa.

Hình 3. 20. Kết quả khảo sát về điều ngƣời thăm quan tìm kiếm khi thăm quan các KBTTB và du lịch sinh thái

Ngoài ra, nên thiết lập bảo tàng lịch sử tự nhiên để mang lại giá trị gia tăng cho du lịch, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Bảo tàng này không chỉ có các phương tiện trưng bày triển lãm mà còn có những chức năng nghiên cứu ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh trong đó có Vịnh Hạ Long cùng hợp tác với trung tâm bảo ngoại vi được đề xuất bao gồm cả vườn thực vật và cơ sở cứu hộ động vật hoang dã. Vườn quốc gia Bái Tử Long đã có bảo tàng, tuy nhiên, cần phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở triển

lãm, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hướng dẫn, giải thích… cần thiết phục vụ cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường hiệu quả.

Cần quan tâm đến công quản lý, bảo tồn các giá trị ĐDSH đang có, đồng thời nên phục hồi các hệ sinh thái có giá trị ĐDSH cao và tiềm năng du lịch như rạn san hô, thảm cỏ biển…

3.4.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH

Tăng cường quản lý nhà nước về ĐDSH là yếu tố rất quan trọng trong bảo tồn ĐDSH. Các hành động cần thực hiện để tăng cường công tác quản lý về ĐDSH đề xuất là:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin về ĐDSH tỉnh Quảng Ninh và có những hoạt động theo dõi, giám sát biến động của các giá trị ĐDSH (đa dạng loài, nguồn gen). Các dữ liệu luôn được cập nhập, lưu trữ và dễ dàng được truy cập, sử dụng cho các bên liên quan trong công tác quản lý ĐDSH.

- Xây dựng Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Thực hiện cập nhập, rút kinh nghiệm và triển khai các kế hoach hành động 5 năm/lần.

- Phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác bảo tồn đa dạng và tăng cường công tác phối hợp trong việc quản lý về ĐDSH.

- Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức, cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về ĐDSH.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh quảng ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)