Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái hoặc mất ĐDSH ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng có nhiều nhưng tập trung vào hai nhóm chính [46, 57]:
Do thiên tai bao gồm: Cháy rừng, biến đổi khí hậu, lũ lụt, sạt lở…
Do các hoạt động của con người, trong đó bao gồm các nguyên nhân sâu xa và các nguyên nhân trực tiếp.
Các nguyên nhân sâu xa là: Tăng dân số, sự nghèo đói, chính sách kinh tế lâm nông nghiệp, tập quán du canh, du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc ở khu vực miền đông... đặc biệt là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các
Các nguyên nhân trực tiếp: Mở rộng đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; khai thác gỗ, củi và các s ản phẩm ngoài gỗ; khai thác quá mức hoặc khai thác một cách huỷ diệt các loài, kể cả săn bắt và buôn bán các loài động, thực vật hoang dã; khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; ô nhiễm môi trường sống….
Những mối đe dọa chính có thể kể đến hiện nay đối với ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đó là:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu cơ sở khoa học, không quan tâm đúng mức vấn đề bảo vệ ĐDSH khi mở rộng diện tích sản xuất cây nông nghiệp, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cơ sở hạ tầng.
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật như: khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ ; đánh bắt thủ y hải s ản bằng phương pháp huỷ diệt, không bền vững; săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã.
- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
- Sức ép từ gia tăng dân số trong 5 năm qua và những năm tiếp theo. Kèm theo đó là tỷ lệ đói nghèo ở một số nơi còn cao.
- Mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều để đáp ứng cho phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ và quy mô dân số.
- Quản lý ĐDSH còn nhiều bất cập: Hệ thống cơ quan nhà nước về ĐDSH chưa đủ mạnh, các quy định pháp luật về ĐDSH chưa hệ thống và không đồng bộ, quy hoạch phát triển.
- ĐDSH bền vững chưa có, đầu tư cho công tác bảo tồn còn nhiều hạn chế. - Sự du nh ập các giống mới và các loài ngoại lai: các giống thủy s ản, giống cây trồng, các loài ngoại lai xâm hại như cây mai dương (trinh nữ đầm lầy) hay ốc bươu vàng ...
- Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn ĐDSH chưa được huy động đúng mức.
- Buôn bán động, thực vật hoang dã qua biên giới: Quảng Ninh là một tỉnh có hàng trăm km đường biên giới trên đất liền (130km) và trên biển (250 km) với nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc như Móng Cái, Bắc Phong Sinh (Hải Hà), Hoành Mô (Bình Liêu), nhiều cảng biển trải dài từ Mũi Sa Vĩ (Móng Cái) đến cửa sông Bạch Đằng (Yên Hưng) vì thế rất thuận lợi cho thông thương, buôn bán. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - thương mại, thì đây cũng là điều kiện tốt cho các hoạt động buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã qua biên giới, trong đó có cả các loài quý, hiếm được quy định tại Nghị Định 32.
Bảng 3. 8. Các vụ vi phạm pháp luật về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn tinh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013
Năm Số vụ Số lƣợng loài thu giữ
2010 10 37 cá thể rắn trong đó có 26 cá thể rắn hổ mang chúa (nhóm IB), 307 kg tê tê và 342 cá thể động vật hoang dã thông thường
2011 10 3 cá thể hổ; 3 cá thể mèo rừng, 1 cá thể beo lửa, 1 cá thể gấu ngựa; 4 cá thể rắn hổ mang chúa (nhóm IB); 353 cá thể tê tê = 1.251,5kg; 72 cá thể kỳ đà= 209,5 kg.
2012 7 1.232 kg tê tê, 989 kg kỳ đà, 9,741 kg cá sấu nước ngọt; 400kg vịt trời, chim cu ngói; 3,5 kg thịt khỉ mặt đỏ; 25 kg rắn sọc dưa; 27kg cày lỏn tranh.
2013 13 16 cá thể = 60,5 kg rắn hổ mang chúa; 1 cá thể mèo rừng, 2 cá thể khỉ đuôi lợn; 1.717,5 kg rắn thường các loại; 139 kg rùa, 150kg kỳ đà, 704kg tê tê, 24 cá thể chim trĩ, 9kg khỉ vàng và 456 kg động vật hoang dã thông thường khác
Nhiều lâm, thổ sản ở vùng giáp biên đã được khai thác một cách quá mức để bán sang biên giới Trung Quốc kể cả tre, nứa, gỗ… Các loài sinh vật ngoại lai được đưa vào Việt Nam (chủ động và bị động) không kiểm soát được.
* Nguy cơ tai biến thiên nhiên