3.1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
- Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là: 6.102,35 Km2.
Hình 3. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
+ Phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và tỉnh Lạng Sơn. + Phía Nam giáp TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đông và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung, Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ, cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore...
Hình 3. 2. Quảng Ninh trong Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ
Do vị trí địa lý như trên,Quảng Ninh được xác định là tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của cả nước.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 184 xã phường, thị trấn trong đó có 9 đơn vị cấp huyện (có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn), 1 thị xã là Quảng Yên và 4 thành phố là Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và Hạ Long. Quảng Ninh có tài nguyên rừng, có bờ biển dài, núi cao và hải đảo, lại được vịnh Bắc Bộ bao quanh có vịnh Hạ Long, di sản văn hoá thế giới, có đường biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc dài khoảng 250km.
3.1.1.2. Địa hình địa thế:
- Vùng núi thấp đến trung bình Nam Mẫu - Bình Liêu: địa hình của vùng này là các cánh cung thuộc hai dãy Nam Mẫu (Yên Tử) và Bình Liêu được ngăn cách nhau bởi thung lũng các sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ và sông Tiên Yên.
- Vùng đồi và đồng bằng duyên hải: Ở đây gồm các đồng bằng nhỏ hẹp và thung lũng xen đồi núi chạy dài theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam trước khi gặp biển. Đặc trưng của vùng này là địa hình ít phức tạp có độ cao phổ biến từ 50 - 200m, độ dốc thoải.
- Vùng quần đảo: Khoảng 3 nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hàng nối tiếp nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai. Tạo thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều. Độ cao phổ biến của các đảo khoảng 100m. Hiếm thấy những đỉnh cao > 200m.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam và có yếu tố riêng của một tỉnh ven biển, những quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn...là đặc trưng của khí hậu đại dương.
Đặc điểm chính của khí hậu Quảng Ninh như sau:
- Chế độ nhiệt:Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,2 - 23,6oC. Tổng nhiệt năm từ 8.100 - 8.600o
C.
- Chế độ gió: Có hai loại gió mùa chính trong năm. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 01; Gió mùa Đông Nam: Từ tháng 02 đến tháng 9.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa năm trung bình từ 2.200 - 2.500 mm. Mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10.
- Khả năng bốc - thoát hơi nước: Khả năng bốc thoát hơi nước ở Quảng Ninh biến thiên trong khoảng 700 -1.300 mm/năm, lớn nhất là ở Đông Triều (1.289mm/năm) và thấp nhất ở Móng Cái là 750mm/năm.
- Độ ẩm không khí: Trị số độ ẩm không khí tương đối trung bình năm dao động trong khoảng 82 - 85 %. Thời kỳ nửa cuối mùa Đông (tháng 2 - tháng 4) thời tiết mưa phùn ẩm ướt nên có độ ẩm không khí cao đạt 87 - 92% [58].
* Đặc điểm chế độ thủy văn
- Quảng Ninh có 8 con sông chính chảy trên địa bàn tỉnh đó là: sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên Yên và sông Đầm Hà...Đặc điểm chung của sông suối là nhỏ, lòng sông hẹp và dốc, cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh không có vùng trung lưu.
Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km2. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm là chính. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh hiện có 23 hồ chứa lớn nhỏ có dung tích gần 250 triệu m3
.
* Chế độ thủy triều:
Biển Quảng Ninh thuộc loại nhật triều, mỗi ngày lên xuống một lần và độ lớn thủy triều là lớn nhất Việt Nam. Biên độ thủy triều có xu hướng giảm dần độ lớn từ ven bờ ra ngoài khơi. Trong tháng có tới 26 - 28 ngày nhật triều và sự chênh lệch giữa thời gian triều dâng và thời gian triều rút rất nhỏ. Vùng ven biển Quảng Ninh cũng là vùng có biên độ triều lớn nhất nước, tại Mũi Chùa đạt tới 5,26 m và tại Hòn Gai có thể đạt tới 4,7 m [58, 60].
3.1.1.5. Đất đai
Quảng Ninh hình thành 8 nhóm đất chính: i) Bãi cát, cồn cát và đất cát biển; ii) Đất mặn; iii) Đất phèn; iv) Đất phù sa; v) Đất đỏ vàng; vi) Đất mùn vàng đỏ trên núi; vii) Đất thung lũng; viii) Đất xói mòn trơ sỏi đá:
- Bãi cát, cồn cát và đất cát biển: Loại đất này thường nằm thành những dải dài, những bãi lớn ở ven biển hoặc ven sông. Theo nguồn gốc và kích thước có thể chia ra làm hai loại chủ yếu: cát ven biển và cát ven sông suối. Thực vật mọc trên cát chủ yếu là cỏ.
- Đất mặn: Gồm có đất mặn ven biển (mặn ít và mặn nhiều) phân bố ở các cửa sông Diễn Vọng, sông Man và Cửa Lục, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn và Yên Hưng tại các khu vực tiếp giáp với biển, ít thích hợp để phát
ngập triều, xa bờ nền đất còn chưa ổn định. Phân bố ven biển từ Móng Cái đến Quảng Yên với diện tích rộng và tập trung, còn từ Quảng Yên về phía Nam diện tích hẹp và phân tán. Thực vật mọc ở đây chủ yếu là Sú, Vẹt, ngoài ra còn Mắm, Bần, Cóc...
- Đất phèn: Chỉ chiếm diện tích nhỏ, thường gặp trong các thung lũng núi. Loại đất này một phần đã được khai phá làm ruộng nước, thường bị ngập nước gây nên tình trạng lầy thụt. Đất bị nghèo dinh dưỡng, thực vật tự nhiên chỉ có cỏ, Thanh hao...
- Đất phù sa: Gồm 2 loại đất phù sa sông suối được bồi và không được bồi hàng năm. Tầng đất dầy, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Loại đất này phân bố ở các xã thuộc huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.
- Đất đỏ vàng: Phân bố rộng rãi trên địa hình đồi, núi thấp. Lớp phủ thực vật đa dạng, thường là Guột, Cỏ tranh, Thanh hao, Sim, Mua... Một số nơi có rừng nhưng diện tích không lớn. Loại đất này thích hợp với một số loại cây lâm nghiệp như Thông, Bạch đàn, Phi lao, Keo... Tuy nhiên, do hoạt động của con người (khai thác than, đốt rừng làm nương rẫy...) mà lớp phủ thực vật không còn, chỉ còn tồn tại các loài trảng cỏ cây bụi như Sim, Mua, Guột... là những loài cây có khả năng chịu hạn, chịu chua tốt.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi: Loại đất này thường gặp ở độ cao từ 250-300m trở lên đến 800-850m, có khi lên tới 1.000m. Thành phần cơ giới trung bình. Đất Feralit mùn phát triển trên mắc ma axit nằm trên đỉnh dãy Nam Châu Lĩnh trên ranh giới các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.
- Đất thung lũng: Gồm (1) đất dốc tụ phân bố chủ yếu ở khu vực huyện Đông Triều, Hoành Bồ, Uông Bí, Móng Cái, diện ít hơn ở Hạ Long, Cẩm Phả và Yên Hưng ở những khu vực thung lũng hoặc chân đồi tạo thành các dải hẹp. Đất có màu nâu xám, nâu vàng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng nhưng vẫn được sử dụng chủ yếu vào trồng lúa, hoa màu; và (2) đất dốc tụ trên sản phẩm đá vôi thường gặp ở xung quanh thung lũng và vùng núi đá vôi như Quang Hanh, Cẩm Phả,
ven quốc lộ 18B thuộc huyện Hoành Bồ, đảo Hoàng Tân... Thực vật thường gặp trên loại đất này là Vàng anh, Bời bời, Cỏ lào, Quyết...
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Nhóm đất này hình thành do hoạt động khai thác và đổ thải than, làm mất đi tầng canh tác. Nhóm đất này chiếm diện tích tương đối lớn ở khu vực phía Đông thành phố Hạ Long, khu vực đồi núi phía Bắc thành phố Cẩm Phả và khu vực khai thác than Đông Triều, Uông Bí. Trên loại đất này hầu như không có lớp thảm thực vật, sỏi đá nổi lên mặt và đang bị tác động mạnh của xói mòn, gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới [58, 60].