trượng phu của Trung Hoa, một Á thánh danh vọng và ảnh hưởng chỉ kém Khổng Tử trong lịch sử triết học chính thống. Chính nhờ ông và Chu Hi đời Tống mà Khổng Tử được coi là bậc tôn sư về tư tưởng Trung Quốc trên hai nghìn năm.
2.3. Những giá trị và hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triếthọc của Mạnh Tử học của Mạnh Tử
2.3.1. Những giá trị của quan điểm về bản tính con người trong triết học củaMạnh Tử Mạnh Tử
Các quan điểm tư tưởng trong lịch sử của nhân loại khi nghiên cứu với tinh thần kế thừa có chọn lọc không có một quan điểm nào lại không có những giá trị và những hạn chế nhất định. Tuy cách đây hơn hai nghìn năm nếu như gạt bỏ những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp thì quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử mang nhiều giá trị nhân loại phổ biến, những tư tưởng về lý luận giáo dục, về chính trị, xã hội với học thuyết nhân chính và quan điểm nhân bản sâu sắc cùng với những biện pháp cải cách kinh tế, xã hội thiết thực của ông, thực sự đã có ý nghĩa tích cực đối với xã hội đương thời. Có thể nói với Mạnh Tử thì con tim ông luôn hướng về nhân dân, ông đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp của con người, tính thiện ẩn trong mỗi con người và tin tưởng ai cũng có thể trở thành tính thiện.
Học thuyết tính thiện được xây dựng trên nền tảng quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử là một trong những học thuyết có tính hệ thống và khá sâu sắc, thực sự là tinh hoa trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học Trung Quốc, các triết gia, những bậc tiền bối của Mạnh Tử chưa khẳng định bản tính con người là “thiện” hay “ác” mà cho rằng bản tính của con người là ngay thẳng “nhân chi sinh dã trực” (Khổng Tử) hay tính không thiện, không ác của Cáo Tử, tính siêu thiện ác của Trang Tử, tính vừa thiện vừa ác, tính có thiện có ác, tính ác của Tuân Tử. Mạnh Tử trên cơ sở kế thừa phát triển những quan điểm trước đó và khẳng định con người là thiện. Tính thiện là cái có tính chất tiên thiên do trời phú cho mang tính tự nhiên vốn có của con người. Mạnh Tử cũng cho rằng con người sinh ra vốn có bình đẳng về tính thiện, đó chính là phẩm chất chung của mọi con người, ai cũng có khả năng gìn giữ và phát huy nó. Mạnh Tử còn cho rằng biểu hiện tính thiện con người trong đời sống xã hội đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng một cách sâu sắc của thầy mình (Khổng Tử), ông còn vạch ra những cách thức, đường lối để đi tới nhân,
nghĩa, lễ, trí và đặc biệt hơn cả là tinh thần trọng dân, lấy dân làm gốc “dân vi quí, xã