Những hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử (Trang 35 - 37)

trong việc xây dựng hoàn chỉnh phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí.

Trong học thuyết của Mạnh Tử, ông đã đưa ra phương pháp giáo hoá tính thiện của con người, điều này có ý nghĩa lớn lao trong sự hình thành và phát triển về mặt giáo dục. Mạnh Tử đã đề xuất phương pháp giáo dục là “Tồn tâm, dưỡng tính, dưỡng khí” và “Pháp tiên vương”. Đặc biệt ông đề cập đến ba mối quan hệ người dạy – người học – nhà trường, yêu cầu của ông đối với người dạy là phải “chính thân” dạy theo nguyên tắc giáo dục, làm gương cho người học. Bên cạnh đó, người dạy phải có khả năng xác định được sở trường, khả năng của người học để có phương pháp dạy cho phù hợp với từng người học.

Chúng ta thấy rằng, các bậc vua chúa phong kiến Trung Quốc đã xây dựng đường lối, phương pháp trị nước dựa trên hai nền tảng cơ bản; một là “đức trị” của Nho gia, hai là “Pháp trị” của Pháp gia. Đường lối “đức trị” chủ trương lấy đức để thu phục nhân tâm, bắt đầu từ Khổng Tử sau đó được Mạnh Tử kế thừa và nâng lên tầm cao mới. Mạnh Tử nhận thấy rằng, tác dụng của đức trị bền vững hơn so với pháp trị. Dùng nhân nghĩa để giáo hóa con người là tốt nhưng có hai nhược điểm chính: dùng người nghĩa để giáo hóa đạo đức, giáo dục bằng người nghĩa thì tốt đẹp vì nó khơi dậy lòng hổ thẹn của con người. Còn dùng pháp trị thì dân sợ làm theo nhưng không phục. Thật vậy, những lời khẳng định về tính ưu việt của đức trị, được trải nghiệm qua thực tiễn lịch sử. Thực tế, chính vì nhà Tần sử dụng pháp trị nên nhà Tần chỉ tồn tại 15 năm do ở chính sách tàn bạo.

Tóm lại, tuy ra đời cách đây trên hai nghìn năm nhưng quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa nhất định trong lịch sử triết học Trung Quốc nói riêng và lịch sử triết học nhân loại nói chung. Cho dù đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử với những biến động lớn lao của xã hội, cụ thể là thời Xuân Thu - Chiến Quốc nhưng quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử luôn có giá trị thời đại và Mạnh Tử xứng đáng được người đời tôn vinh là bậc triết gia lớn trong lịch sử triết học Trung Quốc.

2.3.2. Những hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học củaMạnh Tử Mạnh Tử

Bất kỳ một quan điểm triết học nào ra đời cũng có những giá trị và cả những hạn chế mang tính lịch sử, chính vì vậy quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử bên cạnh những giá trị tích cực còn chứa đựng những hạn chế nhất định. Thậm chí giữa chúng không có sự tách biệt rõ ràng mà còn đan xen với nhau. Sẽ thật là thiếu sót nếu như khi nghiên cứu bất kỳ một quan điểm triết học nào, chúng ta chỉ khai thác khía cạnh giá trị mà không đề cập đến những hạn chế của nó.

Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử, trong quan niệm về bản tính, đạo đức, tri thức và sinh mệnh của con người còn chứ đựng tính tiên nghiệm luận.

Mạnh Tử đã thần bí hoá khi cho rằng bản tính con người là thiện, nhưng đều bắt nguồn từ tâm con người mà sinh ra, không thông qua rèn luyện và giáo dục mà thành. Chính vì vậy, ngay quan điểm này của Mạnh Tử đã chứa đựng yếu tố duy tâm, đối với Mạnh Tử, tính thiện cùng đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí và mọi cái khác đều do bắt nguồn từ tâm mà ra do trời phú, bẩm sinh đã có. Mạnh Tử viết: “Cái bản tính của người quân tử có đủ những đức nhân, nghĩa, lễ, trí. Những đức tính ấy có căn cứ nơi tâm” (Quân tử sở tính nhân, nghĩa, lễ, trí; căn ư tâm) [15;tr.230-231].

Bên cạnh những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc; nhưng vẫn không tránh khỏi sự chi phối của thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Ông quá đề cao vai trò của trời, coi trời có quyền năng tối cao, là đấng sáng tạo và chi phối mọi cái trong vũ trụ. Chính quan niệm này đã làm hạn chế tính năng động sáng tạo của con người trên đường chinh phục thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, mà Pháp gia đã từng kịch liệt phê phán tư tưởng Khổng - Mạnh, đặc biệt khi so sánh “đức trị” và “Pháp trị” để thấy rõ tính ưu việt của Pháp trị, từ đó coi tư tưởng của Nho gia là bảo thủ, trì trệ…

Ngoài ra, quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử còn mang dấu ấn của sự phân biệt đẳng cấp khá rõ ràng. Ông cho rằng, chỉ có những bậc thánh nhân, quân tử mới có thể nuôi dưỡng, khuyếch sung được tính thiện. Còn những kẻ thường dân không thể tự mình làm được thiện vì họ chỉ là những kẻ thụ động, thấp hèn, thực dụng, tâm luôn tiềm ẩn những điều bất chính. Cho nên có thể nói, con tim Mạnh Tử luôn hướng về nhân dân, nhưng khối óc ông lại thuộc về giai cấp mà ông đại diện. Tư tưởng của Mạnh tử đã được các nhà tư tưởng đời sau kế thừa và phát triển ở hai khía cạnh giá trị và hạn chế nhằm biện minh, củng cố cho chế độ đẳng cấp phong kiến đương thời.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử (Trang 35 - 37)