Tử đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Hàng nghìn năm qua, nhà nuớc Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo là một trong những nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật, giáo dục và đặc biệt là đạo đức. Nho giáo nói chung và những quan điểm trong triết học của Mạnh Tử nói riêng luôn coi trọng đạo đức- tức là coi trọng cách làm người, luôn coi con người là yếu tố quyết định.
Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử quan tâm về vấn đề xây dựng đạo đức và lấy việc tu thân đặt lên hàng đầu, từ thiên tử ở địa vị cao nhất cho tới người dân bình thường đều phải lấy việc tu thân làm gốc. Nhiều nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều đã có những kinh nghiệm rất đáng quý trong việc khai thác những quan điểm của Nho giáo nhằm đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, nhất là trong thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của đất nước. Đòi hỏi con người phải có quan hệ đúng đắn trong các quan hệ xã hội nhằm nâng cao tình cảm và trách nhiệm của mỗi con người đối với gia đình, tập thể cũng như đối với Tổ quốc và xã hội. Chính những quan điểm ấy đã có tác dụng lớn là nâng cao tình cảm, đạo đức cũng như ý chí của mọi người trên cương vị và trách nhiệm cụ thể của mình. Quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử hướng con người đến việc tu dưỡng đạo đức theo “Nhân”, “Lễ”, “Nghĩa” làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự.
Hiện nay nước ta đang thực hiện quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Từ đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cũng như quan hệ quốc tế… Nước ta chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang từng bước làm thay đổi các điều kiện kinh tế. Cụ thể nền kinh tế nông nghiệp hiện vật sang kinh tế hàng hóa, trao đổi lao động cho nhau qua thước đo giá trị là tiền. Kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở, gắn với phân công lao động trong nước và quốc tế, chuyển từ nền kinh tế trên phạm vi hộ gia đình, làng xóm, ít tính cạnh tranh sang kinh tế hàng hóa cạnh tranh quyết liệt trên phạm vi trong nước và thế giới. Tác động của môi trường kinh tế vào giá trị đạo đức truyền thống, đặc biệt lối sống là rất đáng kể. Chuyển sang cơ chế kinh tế
mới, sự phân hóa xã hội là không tránh khỏi. Cạnh tranh tạo ra sáng kiến và nâng cao năng suất lao động, đồng thời cũng làm cho sự rủi ro ngày càng cao, sự phân hóa thu nhập có chiều hướng gia tăng. Do đó, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang có sự chuyển đổi sâu sắc và tác động đến đời sống tinh thần, trong đó các nhân tố tác động chủ yếu đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Cùng với đó, tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, “có cầu sẽ cung”, trong xã hội đã, đang và sẽ xuất hiện những tệ nạn xã hội mới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống. Đó là những điều kiện khách quan không thể tránh khỏi đang tác động trực tiếp vào những giá trị đạo đức truyền thống, nhất là vào tính cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm.
Nước ta đang mở cửa giao lưu với thế giới, tham gia vào quá trình hợp tác phân công lao động quốc tế trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng rất nhiều khó khăn thử thách tác động đến nền tảng đạo đức dân tộc. Những tư tưởng tư sản như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa đa nguyên chính trị và các thứ văn hóa phẩm đồi trụy cũng xâm nhập vào nước ta. Mặt khác, lợi dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, các thế lực phản động đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tập trung vào lĩnh vực tư tưởng văn hóa, đạo đức, nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, tất yếu không thể không có sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức. Vấn đề là chuyển đổi theo hướng nào, tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa. Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền? Thực tế ở Việt Nam gần hai mươi năm đổi mới cho thấy, thang giá trị đạo đức xã hội đang thay đổi cực kỳ nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực và tiêu cực, thậm chí có cả đảo lộn, sự biến động diễn ra nhiều chiều chưa ổn định.
Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang có những chuyển biến phức tạp, có đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa thiện và ác, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ
thống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh để tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới, trên cơ sở kế thừa đổi mới cho thích ứng với tình hình mới. Chính vì vậy, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cần được khẳng định và phát triển trong điều kiện mới, chẳng hạn như: lòng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức đoàn kết cộng đồng, lòng vị tha, tính trung thực…đều có sự biến đổi.
Tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu xuyên suốt quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước tới nay. Ngày nay, yêu nước là yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, không chỉ yêu nhân dân nước mình mà còn quý trọng yêu mến nhân dân nước khác.Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập và nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, vươn lên ngang tầm thời đại mới.
Lòng nhân ái là một truyền thống quý báu của dân tộc, cội nguồn của đạo đức cần phải phát huy mạnh mẽ hơn. Ngày nay, những vấn đề ngăn chặn cái ác, khuyến khích cái thiện, đoàn kết thương yêu con người, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của con người, chống chiến tranh, chống ma túy, nạn mại dâm, bệnh AIDS, chống nạn đói và mù chữ…là những vấn đề nhân đạo cấp bách.
Nhằm đảm bảo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của người cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ nhất, phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức, kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Thứ ba, phải có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Các tiêu chuẩn nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc. Cán bộ ở cấp càng cao thì càng phải gương mẫu, càng
phải gìn giữ phẩm chất đạo đức. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đạo đức cần phải được nhấn mạnh trong mỗi con người, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng.
Quan điểm về bản tính con người trong triết học Mạnh Tử đã có rất nhiều những ảnh hưởng tích cực đối với việc xây dựng đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là tư tưởng coi trọng con người, luôn coi con người là nhân tố quyết định trong sự phát triển xã hội. Đồng thời phát huy tính thiện, bồi dưỡng cái mầm của “Nhân”, “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí” nhằm nâng cao phẩm chất của bản thân cũng như phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
KẾT LUẬN
Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử có thể nói là một trong những quan niệm tiêu biểu và có hệ thống trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại. Trên cơ sở phản đối những quan điểm đương thời, Mạnh Tử đã xác định bản tính của con người từ đó đề ra phương pháp giáo hoá tính thiện, ông xác định nguồn gốc của tính thiện của con người là bắt nguồn từ tứ đoan, bốn đầu mối có tính tự nhiên, bẩm sinh vốn có của tính thiện và do những quan năng thiên phú, bẩm sinh. Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa, phát triển những từ tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử còn đưa ra những đức tính từ tâm cần có của người quân tử là nhân, nghĩa, lễ, trí. Trong đó trí là một trong bốn đức tính lớn không thể thiếu của người quân tử, người có trí mới có khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo cái tính của vạn vật để từ đó hành động sao cho có hiệu quả. Đặc biệt người có trí có thể giáo hoá người khác. Vì vậy, theo Mạnh Tử, con người cần được giáo hoá để nâng cao trí, đồng thời củng cố nhân, nghĩa, lễ.
Giáo hoá tính thiện của con người, theo Mạnh Tử phải “tồn tâm, dưỡng tính” và “pháp tiên vương”. Mặc dù Mạnh Tử là một triết gia sống trong thời đại loạn lạc “đời suy, đạo hỏng” nhưng ông vẫn luôn nhìn thấy bản chất, sức mạnh tiềm ẩn sâu trong mỗi con người, đó chính là bản tính thiện tốt đẹp. Mạnh Tử đã cống hiến cho nền triết học Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung một hệ thống các phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí khá sâu sắc và phong phú. Những quan niệm của ông trong phương pháp giáo hoá tính thiện của con người như mục đích, nội dung và những yêu cầu đối với người dạy và người học có sự đóng góp to lớn đối với hệ thống lý luận giáo dục Trung Quốc và nhân loại. Tuy vậy, bên cạnh những giá trị tích cực, quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử không thể không tránh khỏi những hạn chế về mặt lịch sử đó là tính tiên nghiệm luận thần bí trong quan niệm về bản tính, đạo đức, tri thức và sinh mệnh của con người. Những quan điểm, tư tưởng trên của Mạnh Tử mang dấu ấn của sự phân biệt đẳng cấp, danh phận khá đậm nét và sâu sắc, nhưng nó luôn là tấm gương phản ánh khá rõ nét thực trạng xã hội, xu thế thời đại, cuộc sống khắc khoải và ước vọng sâu xa của quần chúng nhân dân lao động Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Quan điểm về bản tính con nguời trong triết học của Mạnh Tử đã để lại cho nhân loại những giá trị nhất định, chính vì vậy, Trung Quốc được mệnh danh là “thiên đường của các sử gia” [6, 30].