Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung xóc

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại một số nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây (Trang 35)

Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. Đó là âm thanh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cơ quan thính giác cũng như toàn trạng sức khoẻ, làm giảm khả năng lao động. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, được hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai trò riêng trong sự gây ồn, nó rất khác nhau đối với người này, người khác, từ chỗ này đến chỗ khác và từ lúc này đến lúc khác. Mức độ không muốn nghe là thước đo tính chất tác hại của tiếng ồn. Tiếng ồn là dạng ô nhiễm phổ biến ở công ty. [23]

Nguồn ồn được tạo ra ở các cơ sở sản xuất xi măng thường là do các nguyên nhân khác nhau : bắn mìn, phá đá, khoan đá, máy nén khí,động cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ô tô, máy xúc, máy nổ, khu vực nghiền nguyên liệu. Vì vậy tiếng ồn ở các khu vực sản xuất khác nhau không đồng nhất vừa là loại tiếng ồn ổn định (động cơ của các máy nghiền nguyên liệu, nghiền clinker, ô tô đang chạy trên đường) vừa là tiếng ồn không ổn định. Tiếng ồn không ổn định có 2 loại: tiếng ồn dao động (nhiều loại xe ô tô, nhiều máy nghiền cùng đồng thời hoạt động, ô tô tăng giảm ga…); tiếng ồn ngắt quãng (nổ mìn, phá đá, khoan đá…) ngoài ra còn có tiếng ồn xung (cộng hưởng các tiếng ồn).

Các loại xe vận chuyển đá có trọng tải lớn, có tiếng ồn từ 80-98 dB những loại cũ tiếng ồn đến 114 dB… Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể không những phụ thuộc vào cường độ, tần số mà còn phụ thuộc vào thời gian tác động, tính phản ứng của cơ thể. Nhìn chung, bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là loại ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc sống, tiếng ồn tác động xấu đến con người trên nhiều phương diện.

Ogawa H. nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể cho thấy tiếng ồn có cường độ 35dB gây rối loạn giấc ngủ, từ 45-60 dB cản trở giao tiếp và gây cho con người khó chịu.Tiếng ồn từ 80-90dB gây giảm hoặc mất thính lực và tiếng ồn từ 130- 140 dB gây chói tai, đau tai. Thực tế, tiếng ồn từ 100 dB trở lên trong khoảng thời gian ngắn đã gây ảnh hưởng xấu đối với thính lực. Khi con người làm việc ở môi trường ồn, sau vài giờ nghỉ phải mất một thời gian nhất định, thính giác mới trở lại bình thường. Nếu con người chịu tác động của tiếng ồn lớn, kéo dài có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp.Điều tra ở nơi làm việc của một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn 85 dB thấy tỉ lệ công nhân bị điếc nghề nghiệp là 21,5%, ở công nhân có tuổi nghề từ 20 năm trở lên là 34,34%. Tiếng ồn ở nơi làm việc của công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn vượt quá giới hạn cho phép đặc biệt ở tần số 2000 - 4000 Hz. Trong số 1139 công nhân ở các nhà máy xi măng trên được kiểm tra sức khoẻ (khám tai, mũi, họng, tim mạch) cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 35,55 - 1,42%, điếc nghề nghiệp là 11,59 - 0,94%, bệnh tim mạch là 7,98%. [33]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ở những công nhân sử dụng máy khoan, máy ép hơi khi khoan đá lấy nguyên liệu sản xuất xi măng sau một ngày làm việc đều có cảm giác đau đầu dai dẳng, trong tai như có tiếng ve hay có tiếng muỗi kêu, thường bị chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, giấc ngủ không bình thường, ban ngày thèm ngủ, ngủ gà, ban đêm khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hậu quả cuối cùng là giảm sút sức khoẻ, giảm khả năng lao động, năng suất lao động giảm từ 20-40%, tai nạn lao động dễ phát sinh.

Như vậy, rõ ràng tiếng ồn có tác dụng tổng hợp đối với cuộc sống con người ở 3 mức: quấy rầy về mặt cơ học (che lấp âm thanh cần nghe); quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể chủ yếu là bộ phận thính giác và hệ thống thần kinh; quấy rầy về mặt hoạt động của con người. Tất cả các quấy rầy trên, dẫn đến biểu hiện xấu về mặt tâm lý, sinh lý, bệnh lý, giảm hiệu quả lao động và ảnh hưởng xấu đến công nhân.[23]

Nguồn tiếng ồn rung xóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công nhân sản xuất xi măng nhưng đối với công nhân sản xuất xi măng thì tác động của rung là chủ yếu. Rung là một trong những dao động điều hoà, căn cứ vào tiếp xúc người ta chia rung làm 2 loại : rung toàn thân và rung cục bộ. Công nhân lái ô tô, lái máy xúc, máy ủi, công nhân đứng máy nghiền, chịu tác động của rung toàn thân còn công nhân sử dụng máy khoan, máy ép hơi…chịu tác động của rung cục bộ, chủ yếu là các cơ ở tay, vai.

Cơ thể phản ứng với rung gồm 3 loại : loại kích thích thần kinh tiền đình, loại phản ứng của tổ chức, loại làm cho các tạng di động. Rung xóc kéo dài gây nên sự mệt mỏi, động tác điều khiển thiếu chính xác, hiệu xuất lao động không cao, tai nạn dễ xảy ra. Rung xóc còn làm rối loạn mối liên hệ giữa các hệ thống lưới gây stress trường diễn và tác động lên hệ dưới đồi- tuyến yên-vỏ thượng thận gây tăng tiết corticoid, adrenalin, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và nếu kích thích liên tục sẽ gây rối loạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu về môi trường không khí và công tác quản lý môi trường tại hai nhà máy: Xi măng Quán Triều và Xi măng Lưu Xá.

2.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Từ năm 2012 - 2014

2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khái quát về qui mô, tổ chức, công nghệ sản xuất của hai nhà máy: Xi măng Quán Triều và Xi măng Lưu Xá.

- Đánh giá kết quả công tác lập ĐTM và việc thực hiện các công tác bảo vệ môi trường của hai nhà máy xi măng trên .

- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí của hai nhà máy xi măng và khu vực xung quanh Nhà máy xi măng giai đoạn 2012-2014 .

- Ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phat sinh từ sản xuất của 2 nhà máy xi măng nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng của khí thải tới môi trường xung quanh và biện pháp giúp cho Nhà máy xi măng thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường..

2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thực hiện

- Bụi: Lấy mẫu và xác định bụi hiện theo phương pháp “ Xác định nồng độ bụi - TCVN 5067:1995”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nồng độ NO2 thực hiện theo phương pháp “Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. Phương pháp Griess-Saltzman cải biên - TCVN 6137:1996”

- Nồng độ khí SO2 thực hiện theo phương pháp “Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit. Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/pararosanilin - TCVN 5971:1995“

- Nồng độ CO xác định theo phương pháp “Xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí - TCVN 5972:1995“

- Phương pháp lấy mẫu bụi ống khói thực hiện theo TCVN 5977:2009: Phát thải nguồn tĩnh. Xác định nồng độ khối lượng của bụi theo phương pháp thủ công.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu phân tích khí thải, nước thải trên địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo ĐTM, kiểm soát ô nhiễm của các nhà máy. Thu thập một số văn bản liên quan đến quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Các thông số môi trường không khí cần khảo sát bao gồm:

- Không khí xung quanh gồm các thông số: Độ ồn, Bụi tổng số, SO2,, NO2, CO. + Đối với nhà máy xi măng Quán Triều: Không khí xung quanh được đo tại 10 vị trí trong khu vực nhà máy và 5 vị trí khu vực xung quanh nhà máy.

+ Đối với nhà máy xi măng Lưu Xá: Do nhà máy có diện tích và quy mô nhỏ hơn nên chỉ tiến hành lấy mẫu không khí xung quanh tại 5 vị trí trong khu vực nhà máy và 4 vị trí khu vực xung quanh nhà máy.

- Khí thải ống khói bao gồm các thông số: Nhiệt độ, lưu lượng, Bụi tổng số, SO2, NOx, CO.

+ Nhà máy xi măng Quán Triều: Tiến hành đo đạc và lấy mẫu tại 4 vị trí ống khói chính của nhà máy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Nhà máy xi măng Lưu Xá: Đo đạc, lấy mẫu tại 2 ống khói chính của nhà máy. Tất cả các mẫu trên đều được được lấy và phân tích làm 2 đợt vào tháng 2 và tháng 8 năm 2014.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và đánh giá số liệu

+ Phương pháp điều tra quan sát: quan sát về vị trí địa hình của công ty, khu dân cư lân cận, giao thông, và qui trình sản xuất xi măng, hệ thống dây chuyền sản xuất.

+ Phương pháp đo đạc xác định các yếu tố vi khí hậu, các yếu tố vật lý, hoá học… của không khí.

+ Phương pháp tổng hợp: So sánh kết quả phân tích các mẫu khí được lấy để nghiên cứu với QCVN nhằm đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng môi trường xung quanh. Cụ thể các tiêu chuẩn so sánh:

3733/2002/QĐ-BYT: Quy định nồng độ các chất độc hại trong môi trường lao động của Bộ Y Tế ban hành tháng 10 năm 2002.

TCVN 7365:2003: Không khí vùng làm việc- Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng.

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

QCVN 23:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng.

+ Phân tích và đánh giá: Dùng phương pháp phân tích diễn giải, định tính và định lượng, số liệu được thể hiện qua bảng biểu, mô hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về tổ chức, quy mô, công nghệ sản xuất của hai nhà máy

3.1.1 Nhà máy xi măng Quán Triều

Nhà máy xi măng Quán Triều thuộc công ty cổ phần xi măng Quán Triều chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2011,nằm trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự án nhà máy xi măng Quán Triều được đầu tư với nguồn vốn khoảng 1.322 tỷ đồng, nằm trong chiến lược phát triển “kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than” của Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc (VVMI). Nhà máy xi măng Quán Triều được đầu tư xây dựng với mục đích tận dụng nguồn nguyên liệu đá vôi tận thu trong quá trình khai thác than tại vỉa 16 của mỏ than Khánh Hòa (Thái Nguyên), nhằm làm giảm chi phí khai thác, vận chuyển nguyên liệu, góp phần làm giảm diện tích đổ thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác than.Xi măngQuán Triều được sản xuất trên dây chuyền sản xuất lò quay, phương pháp khô, công nghệ hiện đại của châu Âu, độ tự động hoá cao từ khâu nhập nguyên liệu đến đóng bao. Các sản phẩm của nhà máy xi măng Quán Triều đã có mặt trên thị trường hiện nay bao gồm: Xi măng póoc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40 (xi măng bao và xi măng rời) TCVN 6260-2009, Sản phẩm Clinker CPC50, CPC60 TCVN 7024 – 2002

- Tổ chức, quy mô nhà máy [8]

Tên cơ sở: Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI Địa chỉ: Xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; Quy mô:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Công suất hoạt động: 2000 tấn clinker/ngày;

+ Tổng số cán bộ quản lý: 389 người;

+ Tổng số công nhân trực tiếp sản xuất: 214 người; + Doanh thu: 155,915 tỷ đồng (năm 2012);

+ Mức thu nhập bình quân: 4.445.019 đồng/người/tháng; - Danh mục sản phẩm và sản lượng

Bảng 3.1: Sản phẩm và sản lượng theo thiết kế của nhà máy TT Nhiên liệu

tiêu thụ Khối lƣợng

Danh mục

sản phẩm Sản lƣợng

1 Điện 28.987.704 (Kw/năm) Clinker 33.556 (tấn/năm) 2 Nước 184,4 (m3/h) Xi măng PCB 30 34.630 (tấn/năm) Xi măng PCB 30 132.621 (tấn/năm)

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư đổi mới công nghệ nhà máy xi măng Quán Triều’’)

- Công nghệ đang áp dụng [6]: Công nghệ sản xuất xi măng trong dự án đầu tư đổi mới công nghệ Nhà máy xi măng Quan Triều là công nghệ sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô với các máy móc, thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra, đo lường, điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế giới.

-Nguyên liệu, nhiên liệu vận chuyển đến nhà máy và đưa về các kho chứa được cơ giới hoá hoàn toàn.

-Nguyên liệu chính tùy thuộc vào kích thước ban đầu được đập tới cỡ hạt hợp lý và dự trữ trong kho với thiết bị đồng nhất sơ bộ được lựa chọn để đảm bảo nguyên liệu được đồng nhất ở mức cao và ổn định trong quá trình sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hệ thống thiết bị đập búa một trục để đập đá vôi và máy đập hai trục có răng để đập đất sét nhằm tăng hiệu suất sử dụng, tiết kiệm năng lượng đập cho dây chuyền mới.

-Lựa chọn máy nghiền đứng để nghiền phối liệu nhằm tiết kiệm năng lượng nghiền và nâng cao khả năng sấy khi nguyên liệu có độ ẩm cao, đặc biệt là về mùa mưa.

-Lựa chọn hệ thống đồng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tăng hiệu suất và khả năng đồng nhất, hợp lý về thời gian dự trữ và giảm chi phí xây dựng silô chứa.

-Nung luyện clinker được thực hiện trong lò quay với tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh, 5 tầng cyclon sấy với buồng phân hủy sơ bộ CO2 đầu lò và thiết bị làm nguội clinker kiểu ghi, hiệu suất thu hồi nhiệt cao. Sử dụng 100% than cám 3B Khánh Hòa - Thái Nguyên có hàm lượng chất bốc 8 % làm nhiên liệu nung luyện clinker trong điều kiện hệ thống lò nung làm việc bình thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi động, sấy lò sẽ phải dùng dầu DO và trong trường hợp chất lượng than mịn dao động thì có thể sử dụng thêm dầu để ổn định chế độ nhiệt ở zôn nung lò quay và buồng phân hủy.

-Khí nóng thải ra từ máy làm lạnh clinker một phần được đưa trở lại đầu lò để cấp cho buồng phân hủy nhờ ống gió; một phần được sử dụng để sấy than.

-Khí thải từ tháp trao đổi nhiệt được sử dụng làm tác nhân sấy trong quá trình nghiền nguyên liệu.

-Sử dụng máy nghiền đứng để nghiền than để tăng độ mịn của than, đảm bảo cho hệ thống lò nung sử dụng liên tục 100% than trong quá trình vận hành bình thường. Trang bị đầy đủ, đồng bộ với các thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ như: van phòng nổ, thiết bị phun khí CO2, thiết bị đo nồng độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại một số nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)