Từ các kết quả tính toán theo hệ số và các kết quả đo thực tế có bảng đối chiếu kết quả giữa 2 phương pháp tính như sau:
Bảng 3.15: Tải lượng tính theo hai phương pháp tính đối với các nhà máy (tấn/năm)
Chất
ô nhiễm Năm NM Xi măng Quán Triều NM Xi măng Lƣu Xá Hệ số Thực tế Hệ số Thực tế CO Năm 2012 219 1522,85 30 876,44 Năm 2013 1698,74 809,42 Năm 2014 1589,41 1829,09 NOx Năm 2012 1569,5 1325,06 215 1048,57 Năm 2013 747,07 942,80 Năm 2014 597,08 898,78 SO2 Năm 2012 744,6 168,19 102 984,58 Năm 2013 100,92 825,85 Năm 2014 134,55 1022,29 Bụi Năm 2012 246,94 290,68 34 324,76 Năm 2013 90,28 266,22 Năm 2014 861,98 387,04
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tính toán trên cơ sở hệ số là khá nhiều.
Đối với nhà máy xi măng Quán Triều, nồng độ CO và bụi trong thực tế lớn hơn nhiều so với hệ số. Còn nồng độ NOx và SO2 lại thấp hơn so với hệ số.
Nồng độ khí thải thực tế của nhà máy xi măng Lưu Xá, các kết quả tính toán bằng hệ số thấp hơn nhiều so với đo đạc thực tế, cá biệt có nồng độ khí CO cao hơn đến 60 lần.
Lý do của sai số này như sau:
- Kết quả đo có tính thời điểm, không sát với giá trị trung bình của nồng độ các chất trong khí thải. Để loại trừ các sai số này nhất thiết phải tăng tần suất lấy mẫu tại các nguồn thải hoặc tối ưu là đặt thiết bị đo đạc tự động, liên tục.
- Hệ số tính toán được xây dựng theo điều kiện thực tế ngành sản xuất xi măng của Châu Âu, nơi có trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ tiên tiến nên tải lượng ô nhiễm thấp. Hơn nữa sự kiểm soát của nhà nước đối với nguyên liệu sử dụng, sự giám sát chất lượng xả thải được thực hiện chặt chẽ và đồng bộ cũng làm giảm mức độ phát thải. Khi áp dụng các hệ số tại Việt Nam chưa có sự điều chỉnh phù hợp dẫn đến chênh lệch kết quả.
Tuy nhiên, qua bảng đối chiếu trên ta cũng thấy được:
- Sự chênh lệch tải lượng phát thải giữa hệ số và thực tế của nhà máy xi măng Quán Triều là không lớn. Còn đối với nhà máy xi măng Lưu Xá, tải lượng thực tế lớn hơn nhiều so với tải lượng hệ số tính toán. Điều này cho thấy nhà máy xi măng Quán Triều đã xử lý tương đối tốt các khí phát thải từ nhà máy. Còn nhà máy xi măng Lưu Xá sử dụng công nghệ xi măng lò đứng là một công nghệ đã lạc hậu, không còn phù hợp, năng suất lao động thấp, điều kiện lao động nặng nhọc, tiêu hao nguyên, nhiên liệu lớn hơn nhiều so với công nghệ lò quay là công nghệ tối ưu nhất hiện nay, giúp cải thiện được điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao và ổn định, giảm phát thải vào môi trường.
- Nhà máy xi măng Lưu Xá với công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp cùng hệ thống xử lý khói bụi chưa ổn định của nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ không thực hiện các biện pháp bảo vệ theo đúng cam kết trong quá trình sản xuất nên lượng phát thải luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Với tình trạng xả thải như vậy, nhà máy xi măng Lưu Xá bị ghi tên trong danh sách các đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.